Những điều bạn cần lưu ý khi biến tầng áp mái thành không gian phòng ngủ ấm cúng

    Cập nhật ngày 05/05/2018, lúc 04:005.165 lượt xem

    Trong thực tế, mỗi khi muốn mở rộng không gian trong nhà, gia chủ thường nghĩ ngay đến tầng hầm hay ga-ra ô tô. Thay vào đó, có một không gian “tiềm năng” thường bị bỏ quên hoặc chỉ để làm kho đựng đồ. Đó chính là tầng áp mái. Chỉ cần sắp xếp lại một chút là bạn đã có thể hô biến tầng áp mái thành một phòng ngủ rất độc đáo. 

    Tầng áp mái thường rất tối và khá cũ kỹ. Tuy nhiên, bạn có thể biến những nhược điểm đó thành ưu điểm. Chỉ cần cải tạo đôi chút là bạn đã có cho mình một gian phòng ngủ ấm cúng, tiện nghi rồi. Và gia đình Catherine và Brian đã làm được điều đó. 

     

    Tầng áp mái cũ kỹ, thiếu sáng trước khi sửa của gia đình Catherine và Brian

     

    Gian phòng ngủ sáng sủa, ấm áp sau quá trình cải tạo

    Hãy cùng tìm hiểu từng bước cải tạo tầng áp mái thành phòng ngủ như thế nào nhé. 

    Bước 1: Tính toán, đo lường kỹ lưỡng trước khi bắt tay thực hiện 

    Nếu tầng áp mái còn xây dang dở thì sẽ rất khó để bạn có thể cải tạo thành một căn phòng ngủ hoàn thiện. Vì điều đó sẽ tiêu tốn của bạn khá nhiều chi phí. Điều bạn cần làm lúc này là hãy lên kế hoạch, tính toán thật cẩn thận để giảm thiểu những khoản phụ thêm trong quá trình sửa đổi. Thực ra thì bước này nên thực hiện ngay cả với tầng áp mái đã xây dựng xong. 

     

    Tầng áp mái có thể biến thành phòng ngủ hiện đại

     

    Hoặc là gian phòng ngủ theo phong cách Rustic

    Với nhiều địa phương, bạn cần xin giấy phép xây dựng và sửa nhà để đảm bảo độ an toàn và ổn định cho ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cần xác định được chiều cao tối đa được nâng lên của nhà để tránh phát sinh mâu thuẫn về sau. Nếu không chắc chắn, bạn hãy tham khảo ý kiến của nhà thầu để được tư vấn. 

    Bước 2: Bắt đầu thực hiện quá trình chuyển đổi

    Sau khi đã lên kế hoạch xong, bạn bước vào giai đoạn thực hiện cải tạo tầng áp mái. Hãy thử xem bạn sẽ cần điều chỉnh và chú trọng những yếu tố nào nhé. 

    1. Trần dạng góc 

    Một trong những vấn đề lớn nhất trong quá trình chuyển đổi tầng áp mái thành phòng ngủ là độ dốc của trần. Chúng hạn chế không gian sử dụng trong phòng. Nhưng nếu nghĩ theo một hướng khác thì trần dạng góc không hẳn là trở ngại mà lại là nét kiến trúc độc đáo mà bạn có thể tận dụng. 

     

    Trần nhà trên gian áp mái thường có kiến trúc độc đáo

    Bạn có thể làm nổi bật kiến trúc độc đáo của trần nhà bằng cách bổ sung thêm một số yếu tố trang trí. Cách đầu tiên là chọn màu sơn cho trần, thường là màu sáng để tăng cảm giác rộng rãi, sáng sủa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trần dạng khuôn để tạo điểm nhấn. Đối với trần gỗ thì bạn chỉ cần sơn và dùng đèn ngủ để trang trí. 

     

    Sơn lại trần và gắn thêm khuôn để tạo điểm nhấn

     

    Bạn có thể gắn thêm đồ trang trí để tôn lên nét độc đáo của trần tầng áp mái

    2. Tường 

    Thường thì tường ở tầng áp mái không cao do kết cấu dốc của trần dạng góc. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bị giới hạn trong việc lựa chọn đồ nội thất và trang trí tường. Bạn có thể tự mình thêm tường vào khung tầng áp mái, miễn sao là không gian phòng ngủ vẫn rộng rãi, thoải mái. 

    Khi sơn tường, bạn nên sơn màu nhẹ nhàng, đơn giản để xóa đi cảm giác không gian nhỏ hẹp. Màu sắc tươi sáng giúp phòng ngủ trông rộng hơn, hài hòa với luồng ánh sáng tự nhiên hơn. Một gợi ý nhỏ là sơn tường bóng, gắn thêm khuôn giống như trần sẽ mang đến cho bạn một không gian tuyệt vời. 

     

    Tường được sơn màu sáng, có gắn thêm hệ thống tủ âm tường để tiết kiệm diện tích

    Như đã đề cập ở trên, tường trên tầng áp mái thường có chiều cao hạn chế. Vậy nên, bạn cần tận dụng mọi khoảng không gian có thể sử dụng được. Bạn có thể lắp đặt thêm hệ thống tủ để trữ đồ đạc, chăn mềm hoặc quần áo. Trường hợp tường ở tầng áp mái cao, việc lựa chọn đồ nội thất mà không chiếm nhiều không gian sẽ khá khó khăn. Lời khuyên dành cho bạn là hãy lắp giá đỡ treo tường. Giá đỡ vừa không tốn diện tích lại gọn gàng và tạo cảm giác không gian mở, thoáng đãng hơn. 

     

    Kệ tường là đồ nội thất phù hợp với những căn áp mái rộng rãi

    3. Cửa sổ

    Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình cải tạo tầng áp mái thành phòng ngủ chính là vị trí của cửa sổ. Bạn cần có một chiếc cửa sổ đủ lớn. Thậm chí, bạn còn phải bổ sung thêm cửa sổ cho gian phòng ngủ mới. 

    Ánh sáng tự nhiên sẽ xóa đi sự chật chội, bí bách của tầng áp mái; thay thế bằng sự sáng sủa, thoáng đãng và ấm cúng của gian phòng ngủ. Và hãy nhớ rằng, trong trường hợp khẩn cấp, cửa sổ là lối thoát hiểm chính của bạn chứ không phải là chiếc cầu thang đâu nhé. Với tầng áp mái rộng, bạn có thể đặt thêm bàn làm việc hoặc khu vực đọc sách ngay bên dưới phòng ngủ. 

     

    Cửa sổ vừa mang luồng ánh sáng tự nhiên vào phòng, vừa cho cảm giác thoáng đãng, thư giãn 

     

    Cửa sổ tầng áp mái cũng là lối thoát hiểm trong trường hợp cần thiết

    4. Sàn 

    Trước khi lắp đặt thêm bất cứ loại sàn nào, bạn cần đảm bảo rằng sàn tầng mái phải có cấu trúc chắc chắn và có thể chịu lực. Bởi sau quá trình cải tạo, căn phòng sẽ phải chịu thêm nhiều chuyển động và kê đặt thêm nhiều đồ đạc. Vậy nên trong trường hợp cần thiết, bạn cần phải gia cố thêm sàn cho tầng áp mái. 

    Bạn có thể dùng sàn gỗ, trải thêm thảm để tăng tính cách âm. Nhưng khi dùng sàn gỗ cứng, hãy chắc chắn rằng bên dưới đã có sàn phụ để không tạo ra nhiều tiếng ồn. 

     

    Sàn ở tầng áp mái cần được kiểm tra cẩn thận xem có đủ khả năng chịu lực hay không

     

    Nếu là sàn gỗ thì cần có thêm sàn phụ để chống ồn

    5. Cầu thang 

    Khi biến tầng áp mái thành phòng ngủ, bạn cần có một lối đi vững chắc. Thực tế thì cầu thang lên tầng áp mái khá khó đi, diện tích lại nhỏ. Nếu cần di chuyển nhiều, chúng không an toàn một chút nào và rất bất tiện. 

    Vậy nên, bạn cần thiết kế cầu thang mới dẫn lên tầng áp mái, phổ biến nhất là cầu thang dạng truyền thống. Nhưng cầu thang truyền thống thường sẽ chiếm khá nhiều diện tích ở tầng dưới. Lựa chọn thay thế dành cho bạn là cầu thang dạng xoắn ốc. Dạng cầu thang này linh hoạt hơn, có thể tùy biến chiều cao và tiết kiệm diện tích hiệu quả. 

     

    Cầu thang dạng xoắn ốc lên tầng áp mái

     

    Cầu thang xoắn ốc linh hoạt, tiết kiệm diện tích tốt

     

    Cầu thang lên tầng áp mái dạng truyền thống

    6. Hệ thống điện 

    Để có một căn phòng ngủ hoàn chỉnh, bạn cần có thiết bị chiếu sáng phù hợp với không gian. Bạn nên ưu tiên lựa chọn những dòng đèn chiếu sáng không tỏa quá nhiều nhiệt, nên chọn dạng đèn gắn trần hoặc đèn để bàn. 

     

    Ở tầng áp mái, bạn nên chọn thiết bị không tỏa nhiều nhiệt dư thừa

    7. Kiểm soát nhiệt độ 

    Đây là một trong những bước quan trọng nhất khi chuyển đổi tầng áp mái thành phòng ngủ. Bởi vì tầng áp mái thường rất nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Chính vì thế, bạn cần có những biện pháp kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo sự thoải mái khi ở trong phòng. 

    Việc sử dụng những thiết bị điều chỉnh nhiệt không giải quyết được triệt để vấn đề mà chỉ khiến hóa đơn tiền điện của bạn tăng thêm. Mẹo nhỏ dành cho bạn là phun lớp cách nhiệt (Spray Foam) cho trần, tường và sàn trong phòng. Đây cũng là một trong những công nghệ cách nhiệt được sử dụng phổ biến hiện nay. 

     

    Việc kiểm soát nhiệt độ ở tầng áp mái rất quan trọng

    Quá trình cải tạo tầng áp mái thành phòng ngủ thực sự rất thú vị. Các thành viên trong nhà sẽ có thêm không gian thư giãn, nghỉ ngơi mà không tốn quá nhiều chi phí xây mới. Và chắc chắn rằng, bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với gian phòng mới này trong ngôi nhà của mình. 

    Tổng hợp: Thu Hằng

    Nguồn tham khảo: apartmenttherapy, salterspiralstair

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0