Vận dụng yếu tố thiên nhiên đúng phong thủy không chỉ là vấn đề thiên thời - địa lợi, nó còn là văn hóa truyền thống của người Việt Nam

    Cập nhật ngày 27/06/2019, lúc 07:542.218 lượt xem

    Xã hội càng hiện đại, nền văn hóa phương Tây du nhập vào ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ thể hiện qua lối sống mà còn ở kiến trúc nhà ở. Mặc dù yếu tố tự nhiên luôn được ưu tiên ở những công trình nhà ở nước ngoài nhưng liệu rằng “bê nguyên” cách thiết kế đó về Việt Nam liệu có phù hợp không, ngay cả khi bị đã điều chỉnh cho hợp phong thủy?


    Phong thủy nhà ở là một trong những yếu tố quan trọng đối với người Việt

    Các yếu tố thiên nhiên trong phong thủy nhà ở với người Việt Nam 

    Đối với người Việt, một ngôi nhà đúng phong thủy cần có gió – nước – ánh sáng. Hội tụ đủ 3 yếu tố này sẽ tạo ra sự cân bằng âm dương cho. Nếu như chỉ có gió – nước mà thiếu sáng, không gian trong nhà thường bị âm khí nặng nề. Điều đó khiến cho gia trạch thiếu quân bình âm dương. 


    Nhà cần đảm bảo đủ sáng, đủ cây xanh và đủ gió

    Đây là một trong những vấn đề thường thấy nhất trong những ngôi nhà phố hình ống tại Việt Nam - kiểu nhà dài, hẹp. Từ cửa ra vào đến phía cuối nhà, ánh sáng tự nhiên giảm dần và thay vào đó là phải bật đèn cả ngày vừa lãng phí vừa không tốt về mặt phong thủy. 


    Nhà ống là một trong những loại hình nhà ở đặc trưng ở các đô thị lớn của Việt Nam với nhiều phong cách khác nhau

    Liệu áp dụng kiến trúc phương Tây với nhà Việt có phù hợp? 

    Nếu bạn có theo dõi các ngôi nhà theo kiểu kiến trúc hiện đại Phương Tây thì sẽ thấy rằng nhà có rất nhiều cửa và thường là những cửa lớn. Không gian thiết kế dạng mở, các cửa lớn giúp ánh sáng – gió vào trong nhà một cách tối đa. Hoặc với những ngôi nhà hẹp, bị khuất các phía thì họ thường xây dựng giếng trời để lấy gió và ánh sáng vào trong nhà. Có vẻ như cách thiết kế này sẽ giải quyết được vấn đề thiếu sáng về mặt phong thủy trong nhà ống tại Việt Nam… Nhưng thực tế có phải như vậy? 


    Nhà ở Phương Tây thường mở tối đa, cửa kính đón sáng nhưng cách này có hợp với Việt Nam?

    Đầu tiên, chúng ta phải xem xét về mặt khí hậu. Khí hậu Việt Nam là dạng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Đặc biệt ở phía Nam, tình trạng nắng gắt có thể kéo dài tới 11 tiếng mỗi ngày. Việc thiết kế quá nhiều cửa, mở bung không gian tối đa sẽ không phù hợp. Thậm chí, nó còn biến không gian trong nhà trở thành nơi hút không khí nóng ở bên ngoài. 


    Kiến trúc nhà theo 2 kiểu khí hậu miền Bắc và miền Nam Việt Nam có những điểm khác biệt rõ rệt. Tùy vào điều kiện thời tiết để gia chủ có lựa chọn phù hợp với nhà mình

    Ngoài ra, giếng trời trong các căn nhà phương Tây cũng là thiết kế chưa hẳn đã phù hợp với Việt Nam. Với kiểu thời tiết nắng nhiều, giếng trời mở nhiều có thể khiến cho dương thịnh, âm suy, nhà lúc nào cũng chói chang, nóng bức ảnh hưởng đến sinh khí. Giếng trời phải hài hòa với không gian sinh hoạt bên dưới chứ không nên biến thành cái giếng sâu hun hút. Giếng trời nên kết hợp với trục giao thông trong nhà, ví dụ như cầu thang, hành lang hoặc có thể trồng cây bên dưới. 


    Bổ sung cây xanh, tiểu cảnh ở bên dưới giếng trời là một gợi ý không tồi

    Một số công trình sử dụng cửa kính để lấy sáng, có rèm treo để điều chỉnh nhưng chưa giải quyết được vấn đề tích nhiệt nên chưa thực sự phù hợp. Bên cạnh đó, nếu như có quá nhiều cửa để lấy sáng thì việc bố trí nội thất cũng không hề dễ dàng. 

    Hãy học hỏi cách xây dựng của những ngôi nhà cổ Việt Nam 

    Mọi người thường đi theo những xu hướng mới và cho rằng chúng tốt hơn những cái cũ. Nhưng không phải lúc nào cái mới cũng đúng. Đơn cử như trong lĩnh vực kiến trúc. 

    Ở những ngôi nhà truyền thống, bên cạnh việc đề cao yếu tố phong thủy “thiên thời – địa lợi”, cây xanh – Sinh Khí Dương Trạch thì cấu trúc nhà rất đặc biệt. Nhà xưa thường có cách đóng mở kín đáo, ánh sáng vẫn có thể tràn vào trong nhà theo cách gián tiếp, tạo được sự dịu mát cho không gian. 


    Bổ sung mảng xanh vào trong nhà vừa tốt cho phong thủy, vừa đảm bảo không khí trong lành, thoáng mát

    Vật liệu tự nhiên được đề cao. Và dĩ nhiên, vật liệu tự nhiên có sự xốp, rỗng nhất định (kể cả với gỗ đặc, tốt) nên ngoài việc tạo bóng đổ, chúng còn có thể cách nhiệt, tránh việc tích nhiệt như vật liệu kim loại (sắt, thép) ngày nay. 

    Về cơ bản, với xứ nhiệt đới như Việt Nam, gia chủ cần lưu ý những điều sau vừa đảm bảo phong thủy, vừa mát mẻ, thoáng khí và đủ sáng.

    Thứ nhất về hướng:

    • Ưu tiên xoay cửa hướng Nam, Đông Nam và Đông. Hạn chế những hướng còn lại. 
    • Nếu buộc phải để cửa hướng Tây Nam, Tây, Tây Bắc thì nên có thêm cửa để thoát khí nóng ở hướng khác trong nhà. Bổ sung thêm màn che, rèm, lam chắn hoặc tường gạch bông gió. 
    • Độ rộng của cửa nên điều chỉnh tỷ lệ nghịch với mức độ nắng chiếu trực tiếp vào cửa đó. 

    Với những hướng đón nắng gắt, gia chủ có thể bổ sung thêm 1 số vật liệu giúp giảm độ nóng mà vẫn đón sáng như gạch bông gió

    Thứ hai về việc trồng cây xanh Sinh Khí Dương Trạch:

    • Nếu mặt trước nhà hướng ra phía Nam, Đông Nam và Tây Nam thì nên chọn cây thấp, loại ít lá. 
    • Nếu mặt trước nhà hướng ra phía Tây, Tây Bắc thì nên chọn cây tán dày, chịu khô và chịu nóng tốt. Gợi ý: nên kết hợp làm giàn cây leo, loại có kết cấu đặc.
    • Mặt trước nhà hướng phía Bắc, Đông Bắc nên chọn cây có lá sáng màu, dày để ngăn gió lạnh.

    Việc trồng cây loại nào, nhiều hay ít ở cửa nhà tùy thuộc vào hướng đón nắng


    Với hướng nắng nhiều, gia chủ nên ưu tiên những cây có tán rộng, nhiều lá, chịu được khô nóng

    Thế mới thấy, kiến trúc truyền thống đóng vai trò quan trọng như thế nào. Đặc biệt là kiến trúc truyền thống đó phù hợp với kiểu khí hậu của từng vùng miền. Bởi vậy khi xây nhà, ngoài việc ứng dụng kiến trúc mới từ phương tây, gia chủ cần xem xét yếu tố truyền thống từ phong thủy, cấu trúc cho đến vật liệu. Có như vậy, ngôi nhà mới thực sự là không gian thư giãn cho cả gia đình. 

    Bài viết: Thu Hằng

    Bình luận

    Nguyễn Huyền

    đã thiên thời còn địa lợi nữa thì còn gì bằng :D

    5 years agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Hãy đăng nhập để bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 1
    • 0