Từ một căn nhà Nhật kiểu cũ, S House đã trở lên hiện đại và tươi mới hơn nhờ phân bổ lại không gian chức năng

    14/09/2018 16:4716.294 lượt xem

    Nằm tại thành phố Siuta, Osaka, Nhật Bản, căn nhà có 2 tầng với tổng diện tích là 92m2. Được xây dựng từ những năm 1981 dựa trên các tiêu chuẩn trước đây về chống động đất giờ không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. KTS đã “gom” không gian riêng ở tầng 1 và không gian chung được đưa hết lên tầng 2. Cách làm này vừa tạo sự tươi mới, thú vị và gia tăng tình cảm gia đình.

    Không gian chức năng được phân bổ lại giúp S House ngập tràn nắng gió

    Lối đi nhỏ xanh mát dẫn vào S House

    Ngôi nhà vốn nằm trong khu vực mới phát triển và có rất nhiều ngôi nhà được xếp liền kề nhau. Vì thế, ánh sáng cung cấp cho ngôi nhà bị “thiếu thốn” trầm trọng. Ngoài ra, việc bố trí các không gian chức năng cũ không phù hợp cũng là một yếu tố khiến căn nhà trở nên bí bách, ngột ngạt hơn.

    Không gian cũ trước khi cải tạo mang đậm kiến trúc truyền thống của Nhật Bản nhưng khá tối tăm

    Một phần nguyên nhân bắt đầu nguồn từ cách bố trí không gian và sử dụng màu sắc

    Sự thay đổi của không gian chức năng tầng 1

    Ban đầu, phòng khách nằm ở tầng một, nhưng khi cải tạo, KTS đã chuyển lên tầng hai để cả gia đình có thể đón nhiều nắng, gió hơn. Nhường lại tầng 1 cho các không gian riêng như: phòng ngủ bố mẹ, phòng ngủ trẻ em.


    Không gian chức năng tầng 2 sau cải tạo

    Không chỉ các không gian chức năng, cầu thang cũng được cải tạo lại để gia tăng sự an toàn và phù hợp

    Không gian tầng 2 được “dành trọn” cho không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Các chức năng được thiết kế mở để khi mẹ nấu ăn có thể nhìn ngắm các con chơi đùa, bố làm việc nhưng không bị cô lập trong một không gian. Cả gia đình luôn nhìn thấy nhau, ở bên nhau tạo nên sự kết nối mật thiết.

    Phòng khách được nâng cao hơn so với mặt sàn khoảng 50cm để tạo sự phân chia

    Không làm sàn bằng phẳng, KTS đã nâng cốt sàn ở khu vực phòng khách để tạo sự khác lạ trong lối giao thông và tính linh hoạt khi sử dụng. Trong phòng khách, đồ nội thất được tối giản đáng kể với một bộ sofa, kệ TV, tủ để đồ nhỏ. Ở đây, kiến trúc sư không quên “điểm” thêm những chậu cây xanh xinh xắn tạo cảm giác tươi mới.

    Đây cũng là không gian vui chơi yêu thích của hai bạn nhỏ

    Bàn ăn được bố trí ở giữa phòng khách và nhà bếp ngập tràn ánh sáng từ cửa sổ phía ngoài

    Bàn làm việc của bố được bố trí trong một góc cạnh bàn ăn hướng ra ngoài cửa sổ đầy nắng

    Khu vực bếp vừa “kín đáo” nhưng cũng vừa mở rộng là một cách giải quyết khá hay khi trú trọng đến yếu tố gia đình. Một bức tường xi măng cao che khuất khu vực nấu nhưng không hề che đi tầm nhìn của người mẹ. Vì thế, vừa nấu ăn mẹ vẫn có thể theo dõi, trò chuyện cùng cả gia đình.

    Trò chuyện, giao tiếp thường xuyên là những yếu tố khiến tình cảm gia đình trở nên bền chặt hơn

    Đồ nội thất trong nhà bếp đa số sử dụng màu trắng để đồng bộ với cả không gian. Khu vực nhà bếp có tới 2 cửa sổ nên luôn thông thoáng và nhiều ánh sáng. Ở đây, KTS đã sử dụng lại một số món đồ nội thất và gạch cũ mang giá trị lưu giữ.

    Khu vực nhà tắm được thiết kế đơn giản. KTS cũng không quên bố trí thêm một ghế cao để các bé có thể dễ dàng sử dụng

    Kết hợp những gam màu sáng – tối tạo sự tươi mới nhưng không kém phần hiện đại

    Trong S House, KTS không chỉ thành công trong việc kết nối tình cảm gia đình mà còn tạo được sự tươi mới nhưng không kém phần hiện đại cho không gian sống.

    Ngôi nhà sử dụng gam màu sáng là chủ đạo để tạo sự đơn giản, nhẹ nhàng mà thanh thoát. KTS sử dụng màu trắng từ sơn tường, đồ nội thất đến những món đồ trang trí nhỏ. Đồng thời, màu tối trong những món đồ nội thất chính tạo nên điểm nhấn.

    Bộ sofa màu nâu đơn giản thêm yếu tố hiện đại cho phòng khách

    Một giá sách lớn bằng gỗ ngăn giữa cầu thang và phòng khách là nơi lưu trữ đồ chơi, cất giữ những cuốn sách yêu thích của gia đình

    Sử dụng chủ yếu gam màu trắng cho nhà bếp nhưng KTS đã khéo léo bố trí thêm kệ để đồ tối màu hay đơn giản chỉ là dây đèn thả từ trần

    Sau cửa vào, KTS sử dụng gạch lát màu đỏ vừa để phân biệt không gian, vừa đồng bộ

    Chỉ với 92m2, KTS đã biến ngôi nhà thành một không gian sống “đủ”, “đầy” và “vừa vặn” cho một gia đình trẻ. Ở đó, không chỉ là không gian sống lý tưởng cho người lớn mà còn là nơi trẻ nhỏ vui đùa, học về sự yêu thương trong gia đình.

    Thông tin công trình:

    Thiết kế: ALTS DESIGN OFFICE

    Địa điểm: Suita, Japan

    Diện tích: 92.0 m2

    Hoàn thành: Năm 2018

    Hình ảnh: Kenta Kawamura

    Nhà sản xuất: Panasonic , YKK AP , Prairie, Hirata TILE

    Nguồn: Archdaily

    Bài viết: Khánh An

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0