Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao lượng điện tiêu thụ hàng tháng lại tăng vọt? Có thể bạn đang sử dụng điện năng lãng phí mà không hề hay biết. Hãy cùng tìm hiểu cách tính lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện trong nhà để tiết kiệm chi phí.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
1. Công thức tính lượng điện năng tiêu thụ dễ dàng
Giả sử bạn có một chiếc điều hòa có công suất 1200W và bạn sử dụng nó trung bình 8 giờ mỗi ngày. Dưới đây là công thức tính lượng điện năng tiêu thụ đơn giản bạn có thể tham khảo:
Đổi công suất sang kW: 1200W = 1.2 kW
Tính lượng điện năng tiêu thụ: A = P x t = 1.2 kW x 8 giờ = 9.6 kWh
Vậy chiếc máy lạnh này tiêu thụ 9.6 số điện (hoặc 9.6 ký điện) mỗi ngày.
Công thức tính lượng điện năng tiêu thụ đơn giản
Hiện nay hầu như tất cả các thiết bị điện gia dụng đều được ghi công suất hoạt động của sản phẩm trên bao bì hoặc dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương nên bạn dễ dàng kiểm tra và tính toán được.
Bảng so sánh tiêu thụ điện của một số thiết bị thiết bị gia dụng (thảm khảo)
Thông tin công suất của thiết bị điện có thể tìm thấy dễ dàng trên bao bì sản phẩm
2. Cách tính lượng điện tiêu thụ minh họa trên các thiết bị điện gia dụng
2.1 Tính lượng điện năng tiêu thụ: Máy lạnh
Cách tính điện năng tiêu thụ của máy lạnh, chú ý đến công suất tiêu thụ điện (Power Input) ghi trên máy. Công suất này cho biết máy lạnh tiêu thụ bao nhiêu watt trong một giờ. Ví dụ: Máy lạnh 800W hoạt động trong 1 giờ sẽ tiêu tốn 0.8kWh điện.
Lưu ý: Đây là công suất tối đa. Thực tế, máy lạnh thường không hoạt động hết công suất nên lượng điện tiêu thụ có thể ít hơn.
Nắm được cách tính lượng điện tiêu thụ sẽ giúp bạn đo lường có có biện pháp tiết kiệm điện tốt hơn
2.2 Tính lượng điện tiêu thụ: Tủ lạnh
Việc nắm rõ lượng điện năng tiêu thụ của tủ lạnh giúp bạn quản lý hiệu quả hóa đơn tiền điện hàng tháng. Tủ lạnh 100W hoạt động liên tục trong 1 ngày, sẽ tiêu tốn khoảng 2.4kWh điện. Đây là một con số tiêu thụ lớn và bạn nên cân nhắc để tìm cách tiết kiệm hơn.
Lượng tiêu thụ của tủ lạnh được tính đơn giản
2.3 Tính lượng điện tiêu thụ: Máy giặt
Bạn có bao giờ tò mò về lượng điện năng mà chiếc máy giặt "ngốn" mỗi tháng không? Thực tế, lượng điện tiêu thụ của máy giặt sẽ có sự thay đổi tùy theo hai yếu tố: công suất và thời gian giặt.
- Công suất: Càng nhiều quần áo, chương trình giặt càng mạnh, máy giặt sẽ tiêu thụ càng nhiều điện năng.
- Thời gian giặt: Mỗi chương trình giặt có thời gian khác nhau, kéo theo lượng điện năng tiêu thụ cũng khác nhau.
Ví dụ: Máy giặt có công suất 1240W (1,24kW), nếu giặt trong 1 giờ sẽ tính được lượng điện năng tiêu thụ sẽ là 1,24kWh.
Càng ít điện năng tiêu thụ cho 1kg quần áo, máy giặt của bạn càng tiết kiệm điện
Một yếu tố quan trọng khác mà bạn nên quan tâm đó là hiệu suất năng lượng. Đây là chỉ số giúp bạn nắm được điện năng máy giặt tiêu thụ để giặt 1kg quần áo.
Ví dụ: Máy giặt Samsung Inverter 9kg WW90K52E0WW/SV có hiệu suất 20,9 Wh/kg. Điều này có nghĩa là để giặt 9kg quần áo tối đa trong 1 giờ, máy chỉ ngốn khoảng 0,2 số điện.
2.4 Tính lượng điện tiêu thụ: Tivi
Công suất tiêu thụ của tivi sẽ xuất hiện trên nhãn hiệu của tivi hoặc trên sách hướng dẫn sử dụng. Cách tính lượng điện tiêu thụ đó là nhân công suất với số giờ sử dụng.
Ví dụ: Tivi có công suất 120W, khi tivi hoạt động trong 1 tiếng, số lượng điện tiêu thụ là 120Wh (watt-hour).
Tương tự, nếu bạn xem tivi trung bình 3 giờ mỗi ngày, trong 1 tháng (30 ngày) lượng điện tiêu thụ là: 120W x 3 giờ/ngày x 30 ngày = 10800Wh = 10.8kWh.
Để tiết kiệm điện, bạn nên điều chỉnh độ sáng màn hình ở mức vừa phải, tắt tivi khi không sử dụng và lựa chọn các chế độ tiết kiệm năng lượng
Lưu ý: Trên thực tế, lượng điện tiêu thụ có thể thay đổi tùy vào chế độ hình ảnh, âm thanh và các tính năng khác của tivi.
2.5 Tính lượng điện tiêu thụ: Bóng đèn
Bạn cần hiểu rõ lượng điện của các bóng đèn tiêu thụ, trước tiên lấy công suất của bóng đèn nhân cùng tổng số giờ sử dụng (tính theo tháng).
Để tối ưu lượng điện tiêu thụ, thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt 60W (0,06kW), bạn đổi qua sử dụng bóng đèn LED 10W (0,01kW). Bóng đèn LED sẽ tiết kiệm, tối ưu chi phí hơn.
Có nhiều loại bóng đèn trên thị trường có khả năng chiếu sáng tốt nhưng với chi phí hợp lý
2.6 Tính lượng điện tiêu thụ: Nồi cơm điện
Công suất của nồi cơm điện thường dao động từ 400W đến 1000W, tùy thuộc vào từng loại và hãng sản xuất. Lượng điện mà nồi cơm tiêu thụ phụ thuộc vào công suất, thời gian nấu và thời gian giữ ấm.
Để tính toán cụ thể, chúng ta sẽ sử dụng công thức đơn giản sau:
Điện năng tiêu thụ (kWh) = Công suất (kW) x Thời gian sử dụng (giờ)
Ví dụ: Với một chiếc nồi cơm điện có công suất 500W, bạn sử dụng để nấu cơm trong 30 phút (0,5 giờ) và giữ ấm trong 1 giờ 15 phút (1,25 giờ), lượng điện năng tiêu thụ sẽ là:
- Nấu cơm: 500W x 0,5 giờ = 250 Wh = 0,25 kWh
- Giữ ấm: 500W x 1,25 giờ = 625 Wh = 0,625 kWh
Tổng: 0,25 kWh + 0,625 kWh = 0,875 kWh
Như vậy, trong trường hợp này, nồi cơm điện của bạn đã tiêu thụ 0,875 kWh điện năng.
Bạn nên rút phích cắm của nồi cơm điện khi không sử dụng để tiết kiệm điện và chọn những chiếc nồi cơm điện có chế độ nấu nhanh hoặc có chức năng hẹn giờ nấu
2.7 Tính lượng điện tiêu thụ: Máy hút bụi
Lượng tiêu thụ điện năng được in trên thân máy hoặc ghi trong sách hướng dẫn sử dụng. Thông thường, sẽ dao động từ 800W đến 2000W, mỗi model và thương hiệu có thể có sự điều chỉnh khác nhau.
Công thức tính lượng điện năng tiêu thụ cơ bản như sau:
Điện năng tiêu thụ (kWh) = Công suất (kW) x Thời gian sử dụng (giờ)
Ví dụ: Với một máy hút bụi có công suất 1800W (1,8 kW) hoạt động liên tục trong 30 phút (0,5 giờ), lượng điện năng tiêu thụ sẽ là: 1,8 kW x 0,5 giờ = 0,9 kWh."
Để tính toán chính xác lượng điện năng tiêu thụ của máy hút bụi, bạn cần nắm rõ công suất định mức của thiết bị
2.8 Tính lượng điện tiêu thụ: Máy sấy tóc
Đầu tiên, hãy tìm thông số công suất (W) ghi trên thân máy. Sau đó, nhân công suất này với thời gian sử dụng (tính bằng giờ). Kết quả thu được sẽ cho biết lượng điện năng tiêu thụ tính bằng kWh.
Ví dụ: Nếu máy sấy của bạn có công suất 1200W và bạn sử dụng nó trong 20 phút (1/3 giờ) mỗi ngày, thì lượng điện năng tiêu thụ hàng ngày sẽ là: 1200W x (1/3 giờ) / 1000 = 0,4 kWh.
Để tiết kiệm điện, bạn chọn mức nhiệt độ phù hợp và ưu tiên sấy khô tóc tự nhiên bằng khăn bông
3. Mách bạn 2 cách tính lượng điện sinh trong tháng
3.1 Tính lượng điện tiêu thụ theo công tơ
Tự tính tiền điện đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- định lượng điện tiêu thụ: Đọc số chỉ công tơ điện cuối tháng và trừ đi số chỉ đầu tháng để biết chính xác gia đình đã sử dụng bao nhiêu kWh.
- Phân loại lượng điện theo bậc: Chia lượng điện tiêu thụ thành các khoảng tương ứng với từng bậc giá điện theo quy định hiện hành.
- Cách tính tiền cho từng bậc: Nhân số kWh của mỗi bậc với giá điện của bậc tương ứng.
- Cách tính tổng số tiền phải trả: Cộng tổng số tiền (bao gồm của tất cả các bậc) và cộng thêm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).
Giá điện sinh hoạt có thể thay đổi theo quy định của nhà nước, vì vậy bạn nên cập nhật thông tin mới nhất trước khi tính toán
3.2 Tính lượng điện tiêu thụ online
Lượng điện tiêu thụ có thể tính online qua công cụ của EVN. Bạn sẽ cần truy cập https://calc.evn.com.vn/#/TinhHDon. Sau đó, chọn loại hình sử dụng điện, nhập một số thông tin rồi sẽ có kết quả lượng điện chính xác.
4. Mẹo tiết kiệm điện năng sinh hoạt cho gia đình
4.1 Dùng thiết bị điện có tính năng tiết kiệm điện
Người tiêu dùng nên chú ý nhãn năng lượng khi mua sắm thiết bị điện mới. Nhãn này cung cấp thông tin về hiệu suất tiêu thụ điện của sản phẩm, giúp bạn so sánh và lựa chọn sản phẩm tiết kiệm điện nhất.
Các thiết bị như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt... sử dụng công nghệ Inverter có khả năng điều chỉnh công suất hoạt động linh hoạt, giúp tiết kiệm điện đáng kể so với các loại máy thông thường.
Sử dụng những thiết bị điện có tính năng tiết kiệm điện như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt... sử dụng công nghệ Inverter
4.2 Rút những thiết bị điện khi không sử dụng
Có một thực tế, hầu hết các thiết bị điện vẫn tiêu thụ điện năng (mặc dù ở chế độ chờ). Vì vậy, hãy rút phích cắm hoàn toàn khi không sử dụng để tránh lãng phí điện.
Ngoài ra, có thể sử dụng ổ cắm đa chức năng có công tắc. Loại ổ cắm này giúp bạn dễ dàng tắt/bật nguồn điện cho nhiều thiết bị cùng lúc, rất tiện lợi khi bạn muốn ngắt điện cho toàn bộ thiết bị trong một khu vực.
Tiết kiệm điện năng bằng cách rút điện những thiết bị điện không sử dụng
4.3 Vệ sinh thiết bị điện thường xuyên
Việc vệ sinh các thiết bị điện như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt... giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn, giảm tiêu thụ điện năng. Vệ sinh thường xuyên còn giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, giảm chi phí sửa chữa và thay thế.
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách tính lượng điện tiêu thụ của các thiết bị điện trong nhà. Bằng việc nắm vững những kiến thức này, bạn có thể đưa ra những quyết định hợp lý để tiết kiệm điện năng và giảm thiểu chi phí sinh hoạt.
>> Xem thêm: Cách tính tiền điện sinh hoạt đơn giản và chuẩn xác
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.