Làm thế nào để tiết kiệm chi phí và tránh bị lừa khi xây nhà?

    Cập nhật ngày 17/11/2023, lúc 12:009.473 lượt xem

    Xây nhà là một quá trình dài, để tiết kiệm chi phí khi xây nhà và tránh những rủi ro không đáng có, bạn hãy nhớ bỏ túi những "bí quyết" dưới đây nhé.

    Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé. 

    1. Không nên chọn bừa đơn vị xây dựng

    Để tiết kiệm chi phí xây nhà, gia chủ cần lựa chọn kỹ lưỡng công ty thiết kế, kiến trúc sư và đơn vị xây dựng. Bạn có thể kiểm chứng độ uy tín của đơn vị đó bằng cách xem các công trình mà họ đã thực hiện, dành một khoảng thời gian đồng hành cũng KTS, hoặc nghe ngóng từ những khách hàng đã hợp tác với đơn vị này trước đó.

    Lợi ích khi có một đơn vị thực thi chất lượng có thể kể đến:

    - Giúp bạn đưa ra phương án tối ưu nhất: Người có chuyên môn sẽ giúp gia chủ tìm ra phong cách phù hợp, cách bố trí không gian, nội thất, màu sắc, phong thủy.... sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất. 

    - Có quy trình làm việc rõ ràng, minh bạch: Khi lựa chọn đơn vị uy tín, việc trao đổi công việc cũng nhanh chóng, rõ ràng hơn. Tránh những hiểu nhầm không đáng có về sau, tiết kiệm thời gian của cả hai bên.

    Lưu ý: Cần có sự trao đổi, thống nhất từ đầu, tránh việc làm đi làm lại tốn thời gian của 2 bên.

    Ngoài ra, nếu gia chủ có khả năng tự thiết kế nhà cũng tiết kiệm được nhiều chi phí. Bạn sẽ  kiến tạo được phong cách riêng, sở thích riêng cho ngôi nhà của bạn.

    Cần lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín để tối ưu chi phí 

    >>> Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu thiết kế thi công dành cho gia chủ 

    2. Ưu tiên các đơn vị vừa thiết kế, vừa có kinh nghiệm xin phép xây dựng

    Có nhiều trường hợp chủ đầu tư cần xin phép xây dựng nhà ở trước khi khởi công. Cụ thể có 4 trường hợp nhà ở phải xin phép xây dựng đó là:

    - Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị.

    - Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

    - Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

    - Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

    Trong những trường hợp này, nên lựa chọn những đơn vị vừa thiết kế, vừa có kinh nghiệm xin phép xây dựng. Nếu trong trường hợp không tìm được đơn vị như vậy, bạn cũng có thể tự đăng ký xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên sẽ khá mất thời gian, bạn nên tìm hiểu kỹ và học hỏi từ những người đi trước để việc xin giấy phép được suôn sẻ và thuận lợi.

    >>> Xem thêm: Làm thế nào để tìm KTS, đơn vị thiết kế, cải tạo nhà uy tín? 

    3. Đặt ra các tiêu chí khi chọn nhà thầu xây dựng

    Cần chú ý đến việc chọn nhà thầu xây dựng, hình thức thi công. Việc này sẽ giúp đảm bảo chất lượng, đáp ứng theo điều kiện kinh tế của gia đình bạn. Bạn có thể áp dụng các câu hỏi sau để lọc ra các tiêu chí lựa chọn nhà thầu phù hợp, đó là:

    - Hình thức thi công như thế nào? Trong quá trình thi công, dù mới bắt đầu hay trong giai đoạn xúc tiến, bạn cần nắm bắt rõ tiến độ thi công và yêu cầu nhà thầu phải cập nhật tình hình thường xuyên, nghiệm thu hiệu quả thi công theo ngày (nếu cần thiết). Họ có đồng ý với điều đó không? Thái độ làm việc của họ ra sao?

    - Nhà thầu có đóng góp ý kiến tốt và hợp lý để giúp bạn có được ngôi nhà với giá thành phải chăng không? So sánh ý kiến của nhà thầu và ý kiến của KTS và cân nhắc các mặt lợi - hại của những ý kiến đó.

    - Nhà thầu có lắng nghe ý kiến của bạn không? Khi cần thiết, bạn có thể trao đổi với nhà thầu và đưa ra ý kiến riêng của mình để cho việc xây dựng trở nên thuận lợi, phù hợp với nhu cầu và quan điểm của bạn.

    Cần chú ý khi chọn nhà thầu xây dựng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng điều kiện kinh tế

    >>> Xem thêm: Chủ nhà từng bị KTS... từ chối nhận công trình chỉ ra kinh nghiệm đắt giá khi làm việc với đơn vị thiết kế 

    4. Cần trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng

    Trước khi xây nhà, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức để chủ động hơn và biết cách lựa chọn phương án làm việc phù hợp và tiết kiệm nhất. Một số kiến thức cơ bản bạn hoàn toàn tham khảo được từ bạn bè hoặc tham khảo sách báo, các hội nhóm trên Facebook để có những thông tin thực tế và chính xác nhất. 

    Bạn cũng cần biết cách tính toán chi phí cần thiết để xây nhà, quản lý chặt chẽ khoản chi phí này. Tốt hơn hết nên dự trù một khoảng từ 10 - 30% nếu có phát sinh thêm. Gia chủ cần nắm tổng quát những hạng mục cần phải chi tiêu như mua đất, nguyên vật liệu xây dựng, tiền công cho thợ, nội thất... Điều quan trọng đó là bám sát theo kế hoạch ban đầu. 

    >>> Xem thêm: 13 kinh nghiệm mình đúc rút được sau khi xây nhà mình, chia sẻ cho những ai cần và đang chuẩn bị xây nhà 

    5. Nhớ chuẩn bị kế hoạch chi tiết

    Một kế hoạch xây dựng chỉn chu, chi tiết không chỉ giúp tiết kiệm chi phí xây nhà mà còn giúp đẩy nhanh quá trình. Các bước lập kế hoạch xây nhà bạn có thể tham khảo:

    - Xác định nhu cầu: Diện tích nhà, phong cách và chủ đề của căn nhà, nhu cầu của các thành viên, số lượng thành viên trong nhà. 

    - Ngân sách: Có 2 loại chi phí đó là chi phí xây dựng cơ bản và chi phí trang trí nội thất. Lập kế hoạch thật chặt chẽ và cẩn thận vì trong quá trình xây dựng rất dễ phát sinh chi phí.

    - Làm việc với kiến trúc sư, đơn vị xây dựng: Mô tả ý tưởng của bạn về một ngôi nhà, vấn đề phong thủy, thiết kế thỏa mãn nhu cầu sử dụng của các thành viên trong nhà.

    - Bản vẽ và hồ sơ cần thiết: Cần có bản phối cảnh minh họa, bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ xin phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công... 

    - Hồ sơ xin phép xây dựng: Hồ sơ xin phép xây dựng bao gồm bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản vẽ thiết kế. 

    - Lựa chọn nhà thầu xây dựng: Lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm và uy tín. Đảm bảo giá cả phải chẳng thực hiện đúng tiến độ.

    Cần chuẩn bị một bản kế hoạch xây nhà chi tiết

    >>> Xem thêm: Xây nhà lần đầu, bạn cần biết gì? 

    6. Tránh mua đất ở những nơi địa chất yếu

    Một mảnh đất dễ xây dựng sẽ giúp tiết kiệm kha khá chi phí xây dựng. Nên chọn mua mảnh đất nào bằng phẳng, giao thông thuận tiện và gần những tiện nghi công cộng như trường học, chợ, siêu thị… Tránh mua đất ở những nơi lồi lõm, nhiều đá, nhiều nước. Bạn sẽ mất công thuê người dọn dẹp, lấp đất, đập đá vừa mất công sức và tốn thêm chi phí. 

    Nếu mua mảnh đất ở khu vực có tầng địa chất yếu, bạn phải tốn khoản chi phí để ép cọc, khoan cọc nhồi. Những nơi có tầng địa chất cứng, phải gia cố móng đơn giản hơn nhiều, chi phí thực hiện giảm từ 20 - 30 % với vùng đất yếu. Tốt hơn hết nên tham khảo những người có chuyên môn để chọn được khu đất tốt nhất nhé.

    >>> Xem thêm: Đất lọt khe là gì? Có nên chọn mua đất lọt khe để xây nhà? 

    7. Lựa chọn phong cách của ngôi nhà

    Phong cách của ngôi nhà là yếu tố quyết định gia chủ chi nhiều hay ít tiền. Để tối ưu chi phí, nên lựa chọn ngôi nhà mang phong cách hiện đại, đường mái và cửa sổ đơn giản. Thay vì những kiểu nhà thiết kế lạ mắt, nên chọn kiểu nhà hình chữ nhật với vị trí xây, sơn tường hay cảnh quan trang trí bên ngoài. Cũng không nên chọn phong cách cổ điển, tân cổ điển vì mất rất nhiều chi phí. 

    Để tiết kiệm chi phí cần lựa chọn phong cách nhà tối giản

    8. Nhớ đi thăm nhiều ngôi nhà đã xây

    Bạn nên tham khảo từ nhiều nguồn sách báo, internet hoặc tận mắt nhìn ngắm những ngôi nhà theo mong muốn của mình. Từ đó, bạn sẽ cân nhắc và không luyến tiếc về quyết định của mình. 

    KTS chắc hẳn cũng sẽ lắng nghe những nguyện vọng, mong muốn đến từ bạn để có bản thiết kế tốt nhất. Bạn cũng có thể làm nhà theo mẫu thiết kế có sẵn từ một ngôi nhà ưng ý để tiết kiệm khoản chi phí cho mẫu thiết kế.

    9. Tính toán thời gian và chọn thời điểm khởi công

    Theo các kỹ sư xây dựng, xây nhà vào mùa nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. Để biết được chính xác nên xây dựng vào thời gian nào, bạn nên bàn bạc kỹ lưỡng, xem xét các yếu tố phong thủy để chọn được ngày lành tháng tốt.

    Khi đã chuẩn bị được một kế hoạch chi tiết, hoàn hảo bạn nên tiến hành thi công càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí không cần có như phí thủ kho, bảo vệ, thất thoát vật tư, trượt giá, điện, nước, ăn, ở, đi lại. Đặc biệt, những gia đình phải vay ngân hàng tiền xây nhà thì cần phải tiến hành sớm.

    Để tối ưu chi phí, bạn có thể lựa chọn xây nhà cấp 4

    >>> Xem thêm: Kinh nghiệm thuê đơn vị xây nhà trọn gói không phải gia chủ nào cũng biết 

    10. Bỏ công sức và tận dụng sự trợ giúp 

    Tự bỏ công sức mình để thực hiện hoặc tốt hơn là tận dụng sự trợ giúp của người thân, bạn bè cũng là phương pháp tối ưu chi phí xây dựng (tuy nhiên trường hợp này không quá khả thi). Những công việc có thể tự thực hiện như sơn nhà, lát sàn, thiết kế cảnh quan sân vườn.... Việc làm này vừa giúp bạn gắn bó với ngôi nhà mà còn tiết kiệm chi phí xây nhà.

    Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí bạn có thể giảm bớt công trình phụ. Các tiện nghi sinh hoạt, có thể sắm sửa dần dần khi bạn có điều kiện hơn. Chỉ nên chi tiêu những hạng mục thực sự cần thiết. 

    >>> Xem thêm: Công thức tính vật liệu xây nhà để kiểm soát chi phí 

    “3 không, 7 nhớ” để tiết kiệm chi phí và tránh bị lừa khi xây nhà

    1. Không lựa chọn bừa bãi đơn vị xây dựng

    2. Không bỏ qua đơn vị vừa thiết kế và xin phép xây dựng

    3. Không chủ quan khi chọn nhà thầu xây dựng

    4. Nhớ trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng

    5. Nhớ chuẩn bị kế hoạch chi tiết

    6. Chọn mua mảnh đất dễ xây

    7. Lựa chọn phong cách của ngôi nhà

    8. Nhớ đi thăm nhiều ngôi nhà đã xây

    9. Tính toán thời gian và chọn thời điểm khởi công

    10. Bỏ công sức và tận dụng sự trợ giúp 

    Trên đây là những kinh nghiệm xây dựng nhà giúp tiết kiệm chi phí để mọi người cùng tham khảo. Đây chưa phải là tất cả những cách giúp tối ưu chi phí, nhưng mình mong rằng thông tin trong bài cũng góp một phần nào trên quá trình xây dựng ngôi nhà của riêng bạn.

    Tổng hợp

    *Theo dõi Happynest thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về nhà ở nhé.

    Thu Thuong TuongTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0