Những vấn đề thường phát sinh trong quá trình cải tạo nhà và cách xử lý

    15/02/2023 19:00917 lượt xem

    Xây, sửa, cải tạo nhà là một trong những việc trọng đại của đời người, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành, đặc biệt là khi cải tạo nhà. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 5 tình huống phát sinh cơ bản trong quá trình cải tạo, sửa chữa nhà để bạn đọc tham khảo và phòng tránh.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây

    1. Phát sinh liên quan đến bản vẽ thiết kế

    Bản vẽ thiết kế là hạng mục rất cần thiết trong việc xây sửa, cải tạo nhà. Thông thường, bản vẽ thiết kế bao gồm bản vẽ phác thảo đến bản vẽ chi tiết, cuối cùng là bản vẽ 3D, nhằm giúp chủ nhà hình dung rõ nhất về tổ ấm sau khi cải tạo. 

    Một số trường hợp chỉ cải tạo nhà ở những hạng mục nhỏ lẻ sẽ không cần thiết phải dùng đến bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, nếu cải tạo thay đổi kết cấu, các gia chủ nên có bản vẽ thiết kế. Một là để hiểu rõ công năng, thẩm mỹ của căn nhà mới. Hai là, để có thể tính toán số lượng vật tư vừa đủ với công trình cải tạo.

    Bản vẽ thiết kế là hạng mục quan trọng và cần thiết khi xây sửa nhà

    Ngoài ra, gia chủ và KTS cũng nên thống nhất phương án thiết kế trước khi tiến hành cải tạo, để tránh trường hợp cải tạo giữa chừng lại thay đổi thiết kế theo một hướng khác. Điều này sẽ gây bất lợi cho quá trình cải tạo, và cũng gây tốn kém cho gia chủ.

    >>> Xem thêm: Hồ sơ thiết kế là gì? Hồ sơ thiết kế có quan trọng trong xây - sửa nhà không? 

    2. Phát sinh về giấy tờ, thủ tục xây dựng

    Tiến hành làm thủ tục hành chính, xây dựng là điều bắt buộc khi chủ nhà muốn xây sửa nhà hợp pháp. Đặc biệt, với những hạng mục phát sinh từ việc thay đổi bản vẽ thiết kế, gia chủ cần đối chiếu lại thật kỹ với KTS, để tránh việc sửa nhà khi chưa có giấy phép.

    Gia chủ cần lưu ý các vấn đề thủ tục, giấy tờ khi sửa nhà

    >>> Xem thêm: Giấy phép xây dựng là gì? Những trường hợp xây - sửa nhà cần giấy phép xây dựng và ngược lại  

    3. Phát sinh chi phí vật tư xây dựng

    Những biến động từ thị trường sẽ kéo theo hệ quả là sự tăng hoặc giảm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, tiêu biểu như việc giá thép xây dựng tăng cao trong thời kỳ đại dịch Covid 19. 

    Do đó, gia chủ cần theo dõi biến động giá thường xuyên, lựa chọn vật tư và nhà cung cấp vật tư kỹ càng, sau đó ký hợp đồng chốt giá vật tư tại thời điểm đó. Đồng thời, gia chủ cũng nên dự trù sẵn một khoản phí phát sinh từ 20% - 50% dành cho hạng mục nguyên vật liệu xây sửa nhà. Bằng cách này, gia chủ có thể phần nào kiểm soát chi phí xây dựng và không bị phát sinh vượt mức có thể chi trả.

    Nên có kế hoạch kiểm soát chi phí vật tư khi xây sửa nhà. Ảnh: Cải tạo nhà cấp 4

    >>> Xem thêm: Dự trù kinh phí sửa nhà là gì? Gợi ý mẫu dự trù kinh phí sửa nhà chi tiết 

    4. Phát sinh chi phí do chậm tiến độ thi công

    Nhà thầu xây dựng sẽ quyết định đến 80% tiến độ thi công sửa chữa nhà. Do đó, gia chủ nên lựa chọn những nhà thầu uy tín, cam kết rõ ràng, ký hợp đồng xây dựng đàng hoàng với nhà thầu và cần nêu rõ thời gian hoàn tất, tránh việc xảy ra những chi phí phát sinh ngoài ý muốn.

    Chậm tiến độ thi công cũng là nguyên nhân gây phát sinh chi phí cải tạo nhà

    >>> Xem thêm: Có cần thiết phải có giám sát thi công khi sửa nhà không? Chi phí ra sao? 

    6. Phát sinh chi phí thiết kế nội thất

    Nhiều người nghĩ rằng xây sửa nhà xong là đã hết, nhưng thực ra chưa hẳn như vậy. Bởi sau khi cải tạo kết cấu, làm mới không gian, gia chủ vẫn còn khâu quan trọng cuối cùng đó là hoàn thiện nội thất. Rất nhiều người xem nhẹ công đoạn này, nhưng có nhiều trường hợp sau khi cải tạo, lại muốn thay đổi vị trí nội thất, hoặc sử dụng một món đồ khác so với thiết kế ban đầu, dẫn đến việc phát sinh chi phí. 

    Gia chủ nên hiểu rõ mình muốn gì để tránh thay đổi phương án thiết kế sau khi đã chốt

    Để hạn chế khoản phí phát sinh này, quan trọng nhất là gia chủ cần biết rõ mình muốn gì ngay từ lúc đầu nhằm tránh việc thay đi đổi lại thiết kế gốc. Đồng thời, gia chủ cũng nên chọn KTS thiết kế nội thất đúng với gu thẩm mỹ của mình, để việc trao đổi và chốt phương án diễn ra dễ dàng và chuẩn xác hơn.

    >>> Xem thêm: KTS chia sẻ 7 phương án giúp gia chủ hạn chế phát sinh chi phí khi làm nhà 

    Tổng hợp 

    Cẩm nang sửa nhà được bảo trợ nội dung bởi HAPPYNEST, đồng hành cùng LÀ NHÀ trên những chuyến chu du "Gõ cửa - Sửa nhà" và được truyền thông trên hệ thống các kênh VCCorp.

    Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

    Là Nhà sẽ phát sóng lúc 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3; 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp, và Fanpage & Website Happynest

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0