Tự ý cơi nới chuồng cọp có bị phạt không? 

    Cập nhật ngày 19/11/2022, lúc 12:003.247 lượt xem

    Cơi nới chuồng cọp là hành vi thường xuyên xuất hiện trong các khu tập thể hoặc khu chung cư cũ. Phổ biến nhất là cơi nới chuồng cọp bằng khung sắt. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    Chuồng cọp xuất hiện ở các khu chung cư, tập thể cũ

    1. 1. Chuồng cọp là gì?

    2.  

    Chuồng cọp (tiếng lóng) là từ chỉ những chiếc lồng bằng khung sắt giống như chuồng cọp gắn ngoài trời, xung quanh các căn hộ trên nhà cao tầng nhằm làm tăng diện tích sinh hoạt cho căn nhà. Khác với ban công (vốn là hạng mục nằm trong quy hoạch xây dựng từ lúc đầu), chuồng cọp tại những khu tập thể và chung cư cũ thường là sự tự cơi nới diện tích và có cấu trúc vá víu.

    Nếu như vài năm trước, chuồng cọp được coi là biện pháp tăng diện tích sử dụng cho các căn hộ chật hẹp tại các chung cư, tập thể cũ, thì hiện nay, chuồng cọp đã trở thành “phong trào” ở các chung cư mới, nhằm mục đích phòng trộm hơn là cơi nới diện tích. Mặc dù vậy, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc tự ý cải tạo và cơi nới chuồng cọp gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của các công trình, đặc biệt là tính mạng của người dân khi xảy ra hỏa hoạn.

    >>> Xem thêm: 6 lỗi thiết kế nhà ở gây khó chịu khi sinh hoạt, rất khó để sửa chữa nếu thiết kế sai từ đầu

    Chuồng cọp mang đến tiện ích nhờ cơi nới diện tích sinh hoạt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro

    1. 2. Chuồng cọp được làm từ vật liệu gì? Giá tiền ra sao?

    2.  

    Lúc đầu, các chủ hộ của nhà tập thể chỉ có ý tưởng làm khung sắt che chắn nhằm mở rộng thêm ban công, lấy chỗ phơi quần áo cho khỏi bị bay. Hoặc để trồng thêm vài chậu cây cảnh trên lan can. Với quy mô đơn giản này, việc gia công chuồng cọp bằng cách lắp ráp lồng sắt bao quanh ban công khá cơ bản, không cần phải đục tường, vách, vì vậy không gây ảnh hưởng đến cấu trúc công trình. 

    Về sau, người dân phá bỏ hẳn lan can của ban công, làm những chuồng cọp (lồng sắt) khổng lồ vươn xa ra ngoài. Sàn của chuồng cọp này đủ rộng để dùng làm nơi sinh hoạt chính hoặc làm nhà bếp, buồng ngủ.

    Rất nhiều chuồng cọp do người dân tự ý cơi nới trong các khu tập thể, chung cư cũ, thậm chí ở nhà riêng

    Để làm một chuồng cọp có quy mô hoành tráng, người dân thường căn cứ vào cấu trúc cụ thể của tòa nhà và của căn phòng. Nếu phòng có chiều sâu tính từ ban công thì khả năng vươn xa của chuồng cọp sẽ nhiều hơn do lắp đặt được loại dầm sắt dài. Người ta đục lỗ chân tường đối diện ban công, đục những lỗ trên sàn bê tông cho hở sắt cốt pha, phá bỏ lan can ban công, sau đó cắm sâu các dầm sắt (sắt chữ V, hoặc sắt chữ I) vào lỗ đã đục ở chân tường đối diện ban công (những chỗ tường yếu hoặc không có tường sẽ được hàn thanh chống từ trên trần nhà đè vào đầu dầm sắt), hàn định vị các dầm sắt này vào cốt sắt của sàn bê tông.

    >>> Xem thêm: 5 lỗi cần tránh trong quá trình thi công, xây dựng nhà ở

    Các dầm sắt dài này vươn ra khỏi ban công thông thường từ 1,8m tới 2,5m, có người gia công dầm sắt vươn xa tới 3m. Số lượng các dầm sắt tùy thuộc vào độ lớn của thanh dầm, dầm lớn thì số lượng ít, dầm nhỏ thì số lượng nhiều hơn, điều này phụ thuộc vào cách tính toán của người thiết kế. Đầu ngoài của 2 dầm sắt hai bên hông được đấu với sợi dây cáp kéo căng vào tai sắt trên cao đã được hàn chắc vào cốt sắt của cột bê tông tòa nhà để tăng khả năng chịu tải trọng của chuồng cọp, cũng có người dùng thanh sắt hàn cứng thay cho dây cáp.

    Phần các dầm sắt vươn ra ngoài trời được hàn các thanh ngang để làm mặt sàn, xung quanh sàn người ta dựng khung sắt và làm vách, phía trên lợp mái tôn. Công đoạn sau cùng là đổ bê tông, trải cót lên phần sàn ở ngoài trời, đặt vỉ sắt làm cốt bê tông lên trên cót, sau đó đổ bê tông phủ kín toàn bộ các thanh dầm phía trong nhà và phần sàn đã lót cót ngoài trời. Khi bê tông cứng người ta lót gạch men lên trên để làm đẹp.

    Đối với những căn hộ ở tầng trên cùng của nhà tập thể mái bằng, người ta còn làm chuồng cọp trên nóc nhà. Trước hết, tìm vị trí thích hợp đục một lỗ vuông vắn đặt thang gỗ làm lối đi lên sân thượng. Trên sân thượng làm một chuồng cọp, cũng hàn định vị chắc chắn vào cốt sắt của bê tông nóc nhà, vách làm bằng gỗ hoặc tôn, có khi được xây kiên cố bằng gạch đinh. Loại chuồng cọp này dễ làm và thường lớn ngang bằng với diện tích của căn hộ bên dưới. 

    Giá tiền làm chuồng cọp thường được tính toán dựa trên số kg hoặc m2. Các mức giá chuồng cọp có thể tham khảo như sau:

    - Làm chuồng cọp, lồng sắt ban công bằng sắt vuông 12 ly đến 14 ly giá từ 27.000-35.000đ/kg hay từ 250.000đ đến 400.000đ trên 1m2 diện tích. 

    - Làm chuồng cọp, lồng inox ban công bằng inox 201 hoặc 304 giá từ 105.000đ-125.000đ/kg hay từ 950.000đ đến 1.300.000đ trên 1m2 diện tích. 

    - Làm lưới an toàn ban công giá từ 250.000đ đến 350.000đ trên 1m2 diện tích tùy chủng loại và số lượng. 

    1. 3. Tại sao người dân phải làm chuồng cọp?

    2.  

    Theo nhiều người dân, ngoài chức năng cơi nới không gian sống thì chuồng cọp còn giúp bảo vệ ngôi nhà, chống trộm cắp. Chính vì vậy, không chỉ có chung cư, tập thể cũ mà các căn hộ riêng biệt, nhà mặt phố… ở nhiều nơi cũng lắp đặt chuồng cọp khung sắt thép ở ban công. 

    Mặt khác, nhiều kiến trúc sư cho rằng, việc tự ý cơi nới chuồng cọp, lấn chiếm không gian sẽ vô tình kéo ngôi nhà gần sát với đường dây điện, dây cáp viễn thông. Như vậy, khả năng các sự cố chập, cháy nổ là hoàn toàn có thể xảy ra. 

    Chuồng cọp càng kiên cố bao nhiêu thì càng rủi ro cho chính chủ nhà bấy nhiêu. Thực tế nhiều vụ cháy nhà đã cho thấy chuồng cọp khiến nạn nhân không thể thoát ra ngoài. Trong khi đó, lực lượng chức năng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường, di chuyển vào trong để cứu người do gặp rào cản, cần thời gian để phá dỡ khung sắt thép.

    >>> Xem thêm: 6 lưu ý trong thiết kế từ cửa đến giếng trời để phòng cháy và thoát nạn dễ dàng khi có hoả hoạn

    Chuồng cọp chằng chịt khiến người dân khó thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn

    Theo con số thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CHCN (Bộ Công an), chỉ tính riêng trong quý 1/2022, cả nước đã xảy ra 443 vụ cháy, làm chết 21 người, bị thương 25 người; thiệt hại về tài sản khoảng 57,9 tỷ đồng. Trong số đó, cháy nhà dân có tới 174 vụ; cháy nhà ở kết hợp kinh doanh 36 vụ; cháy chung cư và các loại hình khác là 9 vụ. Thiệt hại về người, tài sản do những vụ hỏa hoạn gây ra rất nặng nề và đau xót.

    1. 4. Tự ý cơi nới chuồng cọp có bị phạt không? 

    2.  

    Theo quy định tại khoản 11 Điều 12 Luật xây dựng 2014, hành vi sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung là hành vi bị nghiêm cấm.

    Khoản 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã quy định mức phạt cụ thể như sau:

    2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;

    b) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư;

    c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng;

    d) Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp.

    Như vậy, hành vi tự ý cơi nới chuồng cọp có thể bị phạt đến 80 triệu đồng. Trước đây, theo Khoản 2 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi này chỉ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng. 

    1. 5. Giải pháp cho các công trình xây chuồng cọp

    2.  

    Đối với hành vi tự ý cơi nới chuồng cọp lấn chiếm không gian trên cao, ngoài việc nộp phạt, người thực hiện hành vi này còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể là khôi phục lại tình trạng ban đầu của chung cư; phá dỡ phần công trình đã cơi nới…

    Đối với những công trình đã cơi nới và xây chuồng cọp, giải pháp đảm bảo an toàn đó là mở thêm lối thoát hiểm ở khu vực này. Mỗi chuồng cọp nên có một cửa ra, tuyệt đối không được hàn kín. Đồng thời, người dân nên chuẩn bị sẵn các thang dây để thoát nạn nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn. Không đặt những vật dụng dễ bắt lửa ở không gian này.

    Tổng hợp và viết bài: Thảo Vy

    Thân mời bạn tham gia chuỗi sự kiện offline đầu tiên của group Happynest (Cộng đồng yêu nhà đẹp) sau gần 4 năm hoạt động.

    4 năm - một hành trình chưa quá dài nhưng đầy kỷ niệm và ý nghĩa. Trong suốt thời gian này, Happynest may mắn nhận được sự yêu mến, đồng hành và sự trợ giúp của những người bạn trên khắp mọi miền tổ quốc. Đó cũng là động lực to lớn để admin Cao Tuyết Minh quyết định thực hiện chuỗi sự kiện offline đầu tiên dành cho những người bạn yêu nhà. 

    Sự kiện sẽ diễn ra tại một số tỉnh thành trên toàn quốc, là cơ hội để các thành viên gặp gỡ và giao lưu cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhà ở. Cùng với đó là cơ hội được tư vấn miễn phí, “gỡ rối” chuyện xây, sửa, hoàn thiện nhà… 

    Đặc biệt, khi tham gia sự kiện, các thành viên có cơ hội nhận được rất nhiều ưu đãi và những phần quà hấp dẫn với tổng giá trị giải thưởng lên tới 100 triệu đồng. Kèm theo cơ hội mua sắm online với các gói combo giá tốt nhất thị trường.

    Tìm hiểu toàn bộ thông tin về sự kiện tại đây, và đăng ký tham gia ngay tại đây để không bỏ lỡ chuỗi hoạt động cực kỳ ý nghĩa của Happynest bạn nhé!

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0