Giải pháp xử lý hiện tượng thấm nước chân tường

    05/05/2022 03:0010.109 lượt xem

    Chân tường là nơi tiếp giáp với sàn nhà, nền nhà, vì vậy rất dễ bị thấm nước và nấm mốc. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của kiến trúc mà còn ảnh hưởng tới kết cấu và tuổi thọ của công trình.

    Bài liên quan:

    1. Giải pháp chống thấm cho tường nhà liền kề

    2. Hướng dẫn chi tiết cách xử lý khe hở giữa mái tôn và tường, giúp căn nhà chống thấm hiệu quả

    3. Gợi ý 2 giải pháp chống thấm và quy trình chống thấm toilet, phòng vệ sinh, phòng tắm hiệu quả

    Nguyên nhân gây thấm chân tường

    Chân tường là vị trí thường gặp hiện tượng thấm nước và nấm mốc, đặc biệt là tại các khu vực như tầng hầm, nhà tắm - nhà bếp, nền đất ẩm… Những công trình được xây dựng gần khu vực ao hồ, sông suối hay các mạch nước ngầm cũng bị nước, hơi ẩm từ đất nền theo mạch vữa, lan dần lên cao gây thấm chân tường. Chiều cao mà hơi ẩm có thể lan tới phụ thuộc vào độ rỗng của gạch và vữa, mức độ ẩm của khu vực. 

    Công trình xây dựng lâu năm bị xuống cấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm chân tường

    Nguyên nhân tình trạng này còn có thể do quá trình xây dựng phần móng, phần chân tường, người thợ không sử dụng đủ vữa ximăng, vô tình tạo ra lỗ rỗng giữa các viên gạch. Đây chính là điều kiện lý tưởng để nước thấm nhanh và thấm sâu vào chân tường.

    Bên cạnh đó, bản chất của hồ dầu, vữa xi măng là hấp thụ nước. Trong điều kiện nồm ẩm, hơi nước nhiều, kết cấu này sẽ hút và đưa một phần nước theo mạch lan lên phần tường trên, phần còn lại được giữ ở chân tường và gây ra hiện tượng thấm nước, nấm mốc.

    Những công trình bỏ qua bước chống thấm cho tường và chân tường thường gây tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian để khắc phục, sửa chữa

    Giải pháp xử lý chống thấm chân tường

    Nhiều gia đình lựa chọn ốp gạch hoặc đá trang trí. Đây cũng là một cách nhưng vẫn cần xử lý chống thấm song song. Bởi vì phương pháp này chỉ giúp che giấu vết thấm tường chứ không giải quyết triệt để, hơi ẩm vẫn dẫn ngược lên cao sẽ làm hỏng các đoạn tường còn hở.

    Ốp gạch, gỗ hoặc đá trang trí chỉ giúp cải thiện bề mặt bên ngoài, không khắc phục triệt để hiện tượng thấm nước chân tường

    Tốt nhất, nên tiến hành chống thấm cho chân tường ngay từ khi mới xây dựng công trình. Không nên chủ quan vì đến phát hiện ra, tình trạng đã nghiêm trọng sẽ gây tốn kém nhiều thời gian và chi phí để khắc phục. Đối với những công trình gặp hiện tượng thấm nước chân tường, gia chủ có thể cải thiện bằng giải pháp sau.

    Trước tiên, ở những vị trí chân tường bị thấm, cần đục tạo rãnh trên chân tường, sau đó quét một lớp vữa gốc xi măng lên các rãnh này. Lớp vữa gốc xi măng sẽ tạo sự liên kết, làm se khít các khe hở và mao dẫn, từ đó ngăn chặn sự thẩm thấu và lan truyền của nước.

    Tiếp đó, trám các đường rãnh trên bằng hỗn hợp cát, xi măng và phụ gia chống thấm để tăng cường khả năng ngăn chặn quá trình thẩm thấu của nước. Nên trám hỗn hợp trên lên trực tiếp bề mặt tường gạch với độ dày khoảng 0,5cm. Cần đảm bảo rằng toàn bộ bề mặt chân tường đều được vữa phủ kín.

    Nếu muốn hiệu quả chống thấm cao hơn, lâu hơn, gia chủ nên quét thêm 1 lớp vật liệu chống thấm tinh thể. Sau đó thực hiện bước cuối cùng là tô vữa hoàn thiện cho bề mặt chân tường.

    Việc chống thấm cho chân tường cần phải được tiến hành ngay từ khi mới xây dựng công trình để đạt hiệu quả và hạn chế sự lây lan lên cả bề mặt tường

    Mong rằng sau khi tham khảo những nội dung trên, gia chủ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp cải thiện và khắc phục hiện tượng thấm nước chân tường, giúp công trình luôn bền đẹp với thời gian.

    Bài viết: Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. Xây tường gạch trần (tường không trát) có cần chống thấm hay không?

    2. Tham khảo ngay biện pháp chống thấm tường, trần nhà để bảo vệ tổ ấm qua những trận mưa rào khi hè về

    3. [Cải tạo nhà ở] Khắc phục tình trạng thấm ngược từ các vị trí trần, tường vào bên trong

    4. Chuẩn bị một số biện pháp chống thấm cho nhà ở đón những ngày mưa ẩm sắp tới

    5. Nên ốp gạch chân tường chìm hay nổi cho nhà phố? So sánh ưu - nhược điểm, giá cả của các loại gạch ốp chân tườn

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0