[Cải tạo nhà ở] Khắc phục tình trạng thấm ngược từ các vị trí trần, tường vào bên trong

    22/05/2018 03:045.090 lượt xem

    Chân tường, ban công hay trần nhà là những vị trí hiện tượng thấm xuất hiện phổ biến mà hầu hết các công trình đều gặp phải. Nguyên nhân có thể là do khi xây dựng biện pháp chống thấm chưa được xử lý triệt để hoặc do tay nghề thợ nên dẫn đến hiện tượng thấm ngược vào bên trong nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà. 


    Cách xử lý chống thấm ngược tường nhà thường đến khi phát sinh nghiêm trọng mới được chú tâm

    Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm ngược

    Tình trạng thấm trong công trình hiện đang rất phổ biến ở các công trình xây dựng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trên Tạp chí Xây dựng của Bộ Xây dựng đăng vào cuối tháng 12 năm 2016 (theo kết quả khảo sát và nghiên cứu của khoa Kỹ thuật Xây dựng Đại học Bách Khoa TP. HCM) thì có gần 85% công trình tại TP HCM bị thấm. Hiện tượng này nếu như kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cả công trình. Như vậy, tình trạng thấm nói chung đã và đang là một vấn đề khó giải quyết và hiện đang có những giải pháp chống thấm tiên tiến khác nhau khắp phục.

    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm ngược 

    - Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với kiểu thời tiết đặc trưng: nóng ẩm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, nhiệt độ chênh lệch lớn… Điều này tạo nên hiện tượng co ngót, cong vênh, giãn nở khác nhau giữa các loại vật liệu xây dựng tạo điều kiện cho nước thẩm thấu vào bên trong kết cấu công trình (trần nhà, móng, tường, tầng hầm…).

    - Sai sót trong quá trình thi công, vì hạn chế trong kỹ thuật, thao tác, hoặc vì tiết kiệm giá thành mà sử dụng những vật liệu xây dựng kém chất lượng, thiếu đồng bộ, không đúng mục đích sử dụng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thấm nước.

    - Do sự xem nhẹ về vai trò của lớp chống thấm như vữa và sơn.


    Hiện tượng thấm ngược của tường nhà xảy ra phổ biến 

    Trước hết tìm hiểu thuật ngữ “thấm ngược” và “chống thấm ngược” là gì?

    Thấm ngược được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng nước từ bên ngoài ở các vị trí như chân tường, khe tường giáp 2 nhà không được trát thấm vào bên trong. 

    Chống thấm dột có 2 phương pháp thường được nhắc đến. Đó là xử lý chống thấm thuận và chống thấm ngược. Chống thấm thuận được áp dụng rộng rãi phổ biến trong hầu hết các hoạt động thi công. Tuy nhiên, chống thấm ngược thì được cân nhắc trong những tình huống nhất định.

    Chống thấm ngược là cách thi công chống thấm nhưng ngược hướng với nguồn gây thấm. Nói một cách đơn giản là tạo nên 1 màng chống thấm từ bên trong ngăn không trong nước từ bên ngoài vào. Các tình huống chống thấm ngược thường thấy: 

    – Xử lý chống thấm ngược tầng hầm trong nhà cao tầng ngăn nước từ mạch ngầm xâm nhập vào.

    – Xử lý chống thấm ngược chân tường triệt để nhất.

    – Xử lý chống thấm ngược tường nhà phía trong vì tường ngoài trời không được trát.

    – Xử lý chống thấm ngược cho tường khe tiếp giáp giữa 2 nhà.

    – Xử lý chống thấm ngược bể bơi, bể chứa nước ngầm có nguy cơ bị thấm từ mạch nước bên ngoài vào.


    Phương pháp xử lý chống thấm ngược hiệu quả bạn nên biết

    Các phương pháp chống thấm ngược đang được sử dụng hiện nay

    Cách chống thấm ngược hiệu quả nhất là phòng thấm ngược ngay từ khi xây dựng. Các phương pháp chống thấm được tính toán để xử lý triệt để. Ví dụ như để tránh nước mưa từ ban công thấm ngược vào nhà, chủ nhà và thợ thi công cần tính toán và sắp đặt đường thoát nước hợp lý, ngoài ra có thể xử lý thêm cả phần nền ban công và chân tường. Tuy nhiên, thực tế thì không phải mọi thứ điều hoàn hảo ngay từ đầu, tình trạng thấm ngược vẫn thường xuyên xảy ra. Để chống thấm ngược, hiện có những biện pháp khá hiệu quả là: sử dụng phụ gia như Intoc và Sika, hoặc dùng màng Bitum đàn hồi.  

    Biện pháp xử lý chống thấm ngược bằng Intoc


    Phụ gia xử lý chống thấm ngược Intoc được tin dùng

    Intoc là một sản phẩm sử dụng trong quy trình xử lý chống thấm ngược, có tính kháng nước cao với chất lượng tốt đã được sử dụng và kiểm chứng ở khá nhiều công trình nhà ở dân dụng, biệt thự đẹp. Intoc ở dạng lỏng, màu trắng sữa với thành phần gồm có nước, phụ gia kháng nước, silicat và thạch anh cải tiến… Intoc không chứa các chất độc tố nên các bạn có thể yên tâm sử dụng. Intoc là công nghệ tiên tiến mà đã và đang được các kĩ sư, kiến trúc sư và các nhà thầu ưu tiên sử dụng. Bạn chỉ cần hòa Intoc vào với nước và xi măng theo một tỉ lệ đúng là được.

    Ưu nhược điểm của công nghệ chống thấm ngược bằng Intoc

    Ưu điểm:

    + Thi công hiệu quả trong những tình huống phức tạp

    + Thân thiện với môi trường hoàn toàn không gây độc hại với người dùng

    + Không cần phải đục tường để xử lý nên không gây ồn và không gây bụi

    + Giá thành rẻ

    Nhược điểm:

    + Thời gian thi công lâu 


    Kỹ thuật xử lý chống thấm ngược trong các công trình

    Cách sử dụng đơn giản, nó được coi như một phụ gia chống thấm ngược hiệu quả đối với một số công trình như cao ốc City Plaza 60A Trường Sơn, THPT Lê Qúy Đôn – TP. Biên Hòa, hồ nước tầng 10 ở cao ốc Mỹ Vinh hay nhà máy dệt Chungshing Vina – Long An… Độ chống thấm đã nâng lên gấp 4 tới 5 lần so với các sản phẩm nhập khẩu không hiệu quả.

    Phương pháp chống thấm ngược bằng Sika

    Sika là chất phụ gia được sử dụng trong chống thấm ngược. Sika dạng lỏng thường là các loại polymer tổng hợp tồn tại dạng nhũ tương (emulsion) hoặc huyền phù (dispersion) có tác dụng chính là dẻo hóa và tăng bám dính cho thành phần bột chủ yếu là xi măng.


    Sử dụng phụ gia Sika để khắc phục tình trạng thấm ngược

    Ưu nhược điểm của phương pháp chống thấm ngược bằng sika

    Ưu điểm:

    + Khả năng thẩm thấu cực tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu cần xử lý

    + Lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ hàng chục năm

    + Thi công dễ dàng, kể cả trên bề mặt không bằng phẳng, hay các góc cạnh

    + Không phụ thuộc vào tay nghề thợ, không đòi hỏi thợ quá chuyên nghiệp

    + Không kén chọn bề mặt cần chống thấm dột triệt để

    Nhược điểm:

    + Thi công mất nhiều thời gian

    + Khả năng đàn hồi kém

    + Dễ nứt vỡ nếu thi công trong thời tiết quá nắng


    Chống thấm ngược bằng Sika tốn nhiều thời gian hơn

    Phương pháp chống thấm ngược bằng màng Bitum đàn hồi

    Bitum là một hợp chất ở dạng lỏng, nhớt hoặc rắn. Nó chứa các Hydoro cacbon và dẫn xuất của chúng, hòa tan tốt trong Tricolro – etylen, ổn định và hầu như không bay hơi, mềm ra khi bị nung nóng. Bitum màu nâu đen, có đặc tính kết dính và không thấm nước. Để tăng tính dẻo dai, chắc bền, chịu nhiệt và chịu va đập tốt thì người ta cho thêm các sợi lưới. Màng bitum dùng để chống thấm sân thượng, tầng hầm, tường nhà…


    Màng Bitum – sử dụng trong biện pháp chống thấm ngược ở vị trí trần hoặc tường

    Ưu nhược điểm của phong pháp chống thấm ngược bằng màng bitum

    Ưu điểm:

    + Khả năng chịu nhiệt tốt

    + Chống lại tia UV

    + Chống thấm cao

    + Tính đàn hồi tốt

    + Tuổi thọ kéo dài hàng chục năm

    Nhược điểm:

    + Thi công khó đòi hỏi tay nghề người thợ phải cao đặc biệt ở những vị trí bề mặt không bằng phẳng hay hiện tượng gấp mép, chống mép của màng Bitum


    Cách sử dụng Bitum trong chống thấm ngược nhà ở 

    Phương pháp xử lý chống thấm ngược đang ngày càng được phổ biến, sáng tạo với nhiều cách. Mỗi công trình từ nhà ở cho tới các khu chung cư, cao ốc cần phải chú ý đến vấn đề này để làm tăng tuổi thọ công trình. 

    Bài viết: Quang Quân

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0