Gia chủ Việt 'khốn đốn' với mái che giếng trời vì chủ quan và thiếu kinh nghiệm

    12/10/2023 15:0073.812 lượt xem

    Giếng trời là công trình phụ rất được các gia chủ quan tâm bởi những ưu điểm mà nó mang lại cho nhà phố. Thế nhưng, khi mái che giếng trời bị hỏng cũng khiến cho các gia chủ “dở khóc dở cười” vì nhiều tình huống trớ trêu. 

    Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé.

    Giếng trời là công trình phụ nhưng rất được quan tâm bởi đem lại ánh sáng, khí tươi cho nhà ở 

    Gia chủ Việt khốn đốn khi mái che giếng trời gặp sự cố

    Gia đình bà Phượng sử dụng mái che di động nhưng vì lâu không sử dụng và bảo dưỡng nên khi mưa bất ngờ, bà không thể điều khiển mái đóng lại khiến nhà lênh láng nước.

    Gia đình bà Phượng sống trong một ngôi nhà ống 4 tầng ở quận 3 với diện tích mặt bằng hơn 100m2. Ngôi nhà nằm trong hẻm nhỏ, mặt tiền khá kín nên ánh sáng chủ yếu được lấy từ giếng trời. Khoảng thông tầng rộng 5m2, phía dưới trồng cây và có một hồ cá nhỏ. Ban đầu, gia đình thường xuyên đóng mở mái để lấy ánh sáng và gió trời. Khi không có người ở nhà, mái sẽ được đóng lại. Nhưng đến năm 2017, khi vào mùa khô, cả tháng trời không mưa nên bà Phượng mở mái suốt ngày đêm.

      >>> Xem thêm: 10 mẫu nhà đẹp không xây giếng trời nhưng vẫn thoáng sáng và rộng rãi đáng mơ ước

    Khi có cơn mưa đầu mùa, bà Phượng vội vàng che chắn giếng trời nhưng vì lâu không sử dụng, bảo dưỡng, mái di động bị kẹt, không điều khiển được. Phần sàn ở tầng một khu giếng trời lênh láng nước vì không có hệ thống thoát nước. Mọi người trong nhà phải di chuyển đồ đạc và lấy đồ chặn quanh dưới giếng trời để nước không tràn vào bếp và phòng khách. Đến sáng hôm sau, bà mới gọi được thợ đến sửa.

    Mái che di động bị kẹt, không đóng mở được không là trường hợp của riêng nhà bà Phương mà nhiều gia chủ cũng gặp tình cảnh tương tự (Hình minh hoạ)

    Nhà ông Tùng (quận Bình Thạnh) cũng gặp không ít phiền phức dù đã làm mái che cố định cho giếng trời. Vì diện tích nhà nhỏ khoảng 40m2 nên ông bà chỉ làm khoảng thông tầng chưa đầy 2m2.

    Khi thi công, đội thợ làm cho nhà ông Tùng còn hỗ trợ một công trình khác. Vì muốn sớm hoàn thiện nên ông nhờ một vài thợ lẻ đến thi công nốt. Do sợ mua phải kính cường lực chất lượng kém nên ông Tùng chọn mái che bằng poly trong, phía trên có khung sắt bảo vệ chống trộm.

    Nhưng chỉ sau một năm, ông Tùng thấy nước bắn từ mái giếng trời xuống tận tầng một. Khi kiểm tra, ông phát hiện nước chảy qua khe nối giữa tấm poly và sàn bê tông. Một người bạn của ông Tùng là kỹ sư xây dựng cho biết, vì hệ số dãn nở khác nhau nên phần kết nối này không bền. Vì vậy, nếu thợ không có kinh nghiệm, sau một thời gian, liên kết sẽ bung ra, gây hiện tượng thấm dột. Để khắc phục, ông Tùng phải thuê người tháo mái che, khung sắt để làm lại.

    Khi mái che giếng trời gặp sự cố một phần do gia chủ ít quan tâm vấn đề bảo dưỡng định kỳ (Hình minh hoạ)

    KTS Việt chỉ ra những lưu ý đối với việc làm mái che giếng trời

    Đối với việc làm mái che giếng trời, KTS Phạm Thanh Truyền lưu ý:

    - Với mái che cố định, nhiều gia đình lựa chọn giải pháp này vì ít tốn kém nhưng việc thoát nhiệt không đạt hiệu quả cao. Để khắc phục, chủ nhà nên dùng mái trong lấy sáng kết hợp với các ô gió (thiết kế giống cửa chớp). Chủ nhà cũng nên dùng tấm poly đặc hoặc kính cường lực an toàn (loại có dán tấm phim bảo vệ).

    - Với mái lợp di động, gia chủ có thể chọn cách kéo thủ công hoặc dùng motor điện, gắn bộ cảm biến tự động đóng khi trời mưa. Những gia đình thường xuyên vắng nhà nên cân nhắc chọn loại mái này hoặc nếu chọn nên chọn loại có điều khiển từ xa và cần kiểm tra và bảo trì thường xuyên.

    - Với giếng trời không mái che: Điều kiện để chọn giải pháp này là những vật liệu hoàn thiện tại khu vực này phải phù hợp với khí hậu ngoài trời. Chủ nhà cần làm khung bảo vệ ở sân thượng và hệ thống thoát nước để tránh bị đọng nước.

      >>> Xem thêm: Phân tích ưu - nhược điểm các loại mái che giếng trời di động phổ biến năm 2022

    Nguồn: VnExpress

    Bình luận

    Dung Hoang

    nghe khổ quá, giếng trời làm vừa phải thôi chứ ham to mà vào hè là trong nhà nắng như ngoài trời

    2 years agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Hãy đăng nhập để bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 1
    • 0