Mái che giếng trời di động đang trở nên thông dụng và cần thiết trong những ngôi nhà Việt Nam. Vậy loại mái che giếng trời di động nào tốt nhất và phổ biến nhất năm 2022? Tham khảo thông tin về mái che giếng trời di động trong bài viết sau.
Mái che giếng trời di động là gì?
Mái che giếng trời di động - xu hướng tiện ích cho nhà ở năm 2022
Giếng trời là khoảng không gian thông tầng từ tầng trệt lên mới mái nhà, có tác dụng lấy ánh sáng tự nhiên và gió trời cho ngôi nhà. Mái che giếng trời là bộ phận dùng để che chắn giếng trời nhưng vẫn đảm bảo được công năng cho giếng trời. Nếu thiếu mái che, căn nhà không thể tránh được mưa bão, nắng gắt hay các hiện tượng thời tiết xấu khác.
Mái che giếng trời di động là loại mái che tiên tiến, có thể đóng vào mở ra tùy theo nhu cầu sử dụng của chủ nhà. Loại mái che này ngoài việc lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà còn có công năng lưu chuyển gió trời vào bên trong nhà, làm không gian không chỉ sáng mà còn thoáng mát hơn, đây là điều mà mái che cố định không làm được.
Không gian hở của giếng trời rất cần mái để che mưa, bụi bẩn hay gió lớn nhưng không làm mất đi vai trò của giếng trời
Một mẫu mái che giếng trời tự động gạt ngang
Về chất liệu, mái che giếng trời di động có thể làm bằng bạt, tôn, kính, nhựa polycarbonate,... Tuy nhiên trên thị trường, mái che bằng kính hoặc nhựa polycarbonate là được khuyên dùng hơn cả vì đảm bảo các tiêu chí: công năng ưu việt, độ bền và thẩm mỹ.
Tuy giá thành mái che giếng trời di động nói chung đắt hơn loại cố định, tuy nhiên vẫn được nhiều gia chủ ưa thích vì có nhiều ưu điểm và sử dụng rất linh hoạt, mang lại giá trị đích thực cho căn nhà.
Đánh giá các loại mái che giếng trời di động
Loại mái che giếng trời kéo thủ công
Chi phí để làm mái che giếng trời kéo thủ công là khá tiết kiệm
Đây là loại mái buộc phải đóng mở thủ công. Bạn phải dùng tay tác động lực kéo/ đẩy để giúp mái che giếng trời đóng lại hay mở ra mỗi khi có nhu cầu. Hoặc ngay cả khi trang bị bộ phận ròng rọc, chủ nhà cũng phải dùng lực kéo ròng rọc để điều khiển mái che giếng trời.
- Ưu điểm: Đây là mái che giếng trời có giá thành rẻ nhất trong các loại mái che giếng trời di động. Vẫn đảm bảo được công năng đóng - mở theo nhu cầu của chủ nhà.
- Nhược điểm: Vì vận hành theo cách thủ công nên khá mất thời gian cho việc điều khiển mái. Trong các trường hợp như mưa giông,... việc đóng mở thủ công sẽ chậm trễ và rất bất tiện.
Loại mái che giếng trời sử dụng motor điện
Đây là loại mái tiên tiến, tích hợp bộ điều khiển từ xa để đóng mở tùy ý. Dựa theo kích thước và trọng lượng của mái, nguồn điện của động cơ motor được gắn từ 12V đến 36V. Chủ nhà có thể dùng điều khiển di động hoặc bảng điều khiển gắn tường để giúp mái trượt hoặc mở hất lên theo lập trình.
Motor điện cho mái che giếng trời
Năng lượng motor sẽ giúp mái che giếng trời đóng mở được
Công nghệ phát triển, loại mái che này còn được tích hợp điều khiển cả trên điện thoại thông minh. Thông qua một ứng dụng được lập trình riêng, “bộ óc” của mái che có thể kết nối với smartphone. Chủ nhà có thể điều khiển mái che ở bất cứ đâu thông qua chiếc di động của mình.
- Ưu điểm: Có thể đóng mở mái che bằng điều khiển mà không cần dùng lực kéo. Chủ nhà có thể vừa làm việc nhà hay đi ra ngoài mà vẫn có thể theo dõi, kiểm soát công năng của mái che giếng trời. Khi gặp hiện tượng thời tiết xấu bất ngờ thì không mất nhiều thời gian để đóng mái.
- Nhược điểm: Bộ điều khiển có thể sẽ bị lỗi một lúc nào đó, lúc này chủ nhà phải đóng mở mái thủ công.
Loại mái che giếng trời gắn cảm biến
Mái che giếng trời cảm biến được nhiều gia chủ lựa chọn bởi sự “thông minh” của nó
Thay vì gắn motor điện, mái che giếng trời di động cảm biến được trang bị bộ cảm biến giúp mái có thể đóng vào, mở ra mà không cần tới sức người. Tuy nhiên loại mái này ưu việt hơn mái motor là nó hoàn toàn tự động, không cần đến bất kỳ sự can thiệp của chủ nhà vẫn có thể tự vận hành được thông qua hệ thống cảm biến.
Tuỳ vào hệ thống cảm biến mà mái che có thể nhận biết được trời mưa hay gió lớn
Chi phí lắp đặt mái che cảm biến khá cao
Cảm biến cho phép mái che giếng trời có thể tự hoạt động trước các hiện tượng thời tiết bất thường, tự đóng mở trong các khoảng thời gian nhất định, tự điều hoà gió trời vào trong nhà. Cụ thể:
Khi trời mưa: Mái nhận biết qua cảm biến mưa và tự đóng lại ngăn không cho nước hắt vào qua giếng trời.
Khi gió lớn: Mái nhận biết qua cảm biến gió khi sức gió vượt ngưỡng. Khi bão hay lốc xoáy mái sẽ tự đóng chặt bảo vệ an toàn cho ngôi nhà.
Khi trời tối: Mái nhận biết trời tối qua hệ thống cảm biến quang. Lúc này mái tự đóng lại hoặc đóng/ mở theo cài đặt của chủ nhà.
Quạt thông gió: Thông qua hệ thống quạt gió tích hợp, khi mái mở ra, quạt cũng hoạt động để lưu chuyển không khí trong - ngoài nhà. Khi mái đóng thì quạt sẽ tự ngắt.
- Ưu điểm: Tính năng tự vận hành là ưu điểm lớn nhất của mái che giếng trời cảm biến. Loại mái này không hề “làm phiền” đến chủ nhà, khi có việc ra ngoài, chủ nhà không cần bận tâm đến việc đóng giếng trời thủ công hay thao tác trên điện thoại khi nhận thấy thời tiết bất thường.
Đây là loại mái phù hợp với những gia đình thường xuyên đi làm cả ngày không có ai trông nhà, hoặc gia đình có người già.
- Nhược điểm: Giá thành khá cao chính là nhược điểm của mái che giếng trời cảm biến.
Như vậy, tùy theo thói quen sử dụng và tài chính mà chủ nhà có thể lựa chọn mái che giếng trời di động phù hợp. Các loại mái che kể trên suy cho cùng đều đảm bảo việc đóng vào mở ra theo nhu cầu sử dụng. Chức năng về cơ bản giống nhau, nhưng mái càng tiên tiến thì sẽ càng tiện nghi, giúp cho gia chủ vận hành ngôi nhà một cách tiện lợi hơn. Chúc bạn có một lựa chọn tốt và hợp lý!