5+ điều cần biết khi cải tạo nhà phố cổ năm 2024

    27/03/2024 13:00146 lượt xem

    Hiện nay, những ngôi nhà phố cổ cũng thường ở trong tình trạng chật hẹp, xuống cấp. Tuy nhiên việc cải tạo nhà phố cổ lại không hề dễ dàng do nhiều nguyên nhân khó xin được giấy phép, ảnh hưởng đến các hộ liền kề, chi phí cao,... Do đó, muốn cải tạo nhà thành công, gia chủ có thể tham khảo một số lưu ý đã được mình tổng hợp ngay sau đây. 

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Cải tạo nhà phố cổ cần lưu ý nhiều vấn đề (Nguồn ảnh: Thiếc House)

    1. 1. Lưu ý không thể bỏ khi cải tạo nhà phố cổ cũ

    Khi có ý định cải tạo nhà, gia chủ cần quan tâm đến các vấn đề sau:

    1. 1.1. Xin giấy phép cải tạo

    Đặc điểm của nhà phố cổ là các căn nhà thường nằm sát với nhau. Khu vực phố cổ lại có mật độ dân cư cao. Việc cải tạo nhà cần đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, đồng thời phải phù hợp với chính sách quy hoạch đô thị. Do đó, gia chủ cần xin giấy phép cải tạo nhà. Chỉ khi hoàn tất hồ sơ và được cơ quan chức năng duyệt mới có thể bắt đầu quá trình tu sửa, cải tạo nhà.

    >>> Xem thêm: Cải tạo nhà phố cổ bằng phương pháp phù hợp, tiết kiệm ½ chi phí so với bình thường

    Cần xin giấy phép xây dựng khi có nhu cầu cải tạo nhà (Nguồn ảnh: Nhà cầu gỗ)

    1. 1.2. Khảo sát hiện trường làm nơi tập kết nguyên vật liệu

    Những ngôi nhà trong ngõ, hoặc nằm trên cung đường chật hẹp thường gặp khó khăn khi tập kết nguyên vật liệu thi công. Bởi vậy để đảm bảo tiến độ thi công và không làm phát sinh chi phí, bạn cần chủ động khảo sát hiện trường, tìm khoảng trống phù hợp. Bên cạnh đó nên xin phép chính quyền địa phương và các hộ dân bên cạnh.

    Khảo sát trước nơi tập kết nguyên vật liệu xây dựng (Nguồn ảnh: Thiếc House)

    1. 1.3. Đảm bảo vệ sinh an toàn cho môi trường 

    Khi cải tạo nhà phố cổ cần có biện pháp xử lý phế thải để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

    1. 1.4. Làm việc với các hộ dân xung quanh

    Khi cải tạo nhà không thể tránh khỏi việc gây ồn ào, bụi bặm làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Vì thế, gia chủ cần nói chuyện với hàng xóm để mong họ thông cảm về việc này. Đồng thời cần có sự thỏa thuận với hàng xóm nếu có sự cố xảy ra trong quá trình tu sửa nhà để tránh rắc rối về sau. Tốt nhất cần có sự cam kết giữa các bên bằng biên bản, giấy tờ.

    1. 1.5. Cách âm và chiếu sáng

    Đây cũng là vấn đề quan trọng cần chú ý khi cải tạo nhà phố cổ. Gia chủ cần thiết kế nhà sao cho có đảm bảo được ánh sáng đồng hạn chế tiếng ồn nơi phố thị.

    Chú ý đến vấn đề cách âm chiếu sáng cho ngôi nhà (Nguồn ảnh: Nhà cầu gỗ)

    1. 2. Một số phương án tu sửa nhà phố cổ cũ hiệu quả

    Gia chủ có thể tham khảo một số phương án cải tạo nhà được các kiến trúc sư gợi ý dưới đây:

    1. 2.1. Cải tạo mặt tiền căn nhà

    Trải qua nhiều năm sử dụng, mặt tiền nhà phố cổ không thể tránh được tình trạng cũ kỹ và mất đi vẻ đẹp vốn có. Vì thế, cải tạo mặt tiền là giải pháp đơn giản nhất để làm mới diện mạo cho ngôi nhà. Để cải tạo hạng mục này, gia chủ có thể sơn lại màu đúng với màu gốc của nhà trước đây. Ngoài ra có thể thay cửa bị hư hỏng, xuống cấp. Tuy nhiên khi cải tạo nhà phố cổ cần đảm bảo theo quy hoạch có sẵn của địa phương.

    Sơn lại màu tường của ngôi nhà theo đúng màu sơn ban đầu (Nguồn ảnh: Thiếc House)

    1. 2.2. Cải tạo diện tích và kết cấu các phòng bên trong

    Kết cấu nhà phố cổ trước đây có thể không hợp với cuộc sống hiện đại. Vì vậy gia chủ có thể sắp xếp lại không gian cho hợp lý hơn để tăng diện tích sử dụng. Có thể tận dụng không gian trống thành căn phòng mới đáp ứng nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên gia cố lại phần tường cho chắc chắn hơn.

    Cải tạo lại kết cấu và các phòng bên trong (Nguồn ảnh: Thiếc House)

    1. 2.3. Cải tạo các hạng mục nhỏ khác 

    Tùy theo nhu cầu sử dụng và ngân sách đầu tư, gia chủ có thể tiến hành cải tạo lại một số hạng mục như: sửa lại phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, cải tạo đường ống nước, sơn trát lại khu vực tường ẩm ướt, nâng cấp hoặc tu sửa nội thất bên trong,...

    Cải tạo lại các hạng mục nhỏ khác (Nguồn ảnh: Thiếc House)

    1. 2.4. Cải tạo hướng lấy ánh sáng của ngôi nhà

    Khi cải tạo nhà phố cổ, gia chủ lưu ý một số phương án lấy sáng cho ngôi nhà phố như sau: Tạo các khu vực giếng trời, thiết kế lại kích thước các cửa sổ cho lớn hơn, thay cửa sổ vách ngăn bằng chất liệu kính, thiết kế cầu thang rỗng,...

    Cải tạo lại hướng lấy ánh sáng ngôi nhà (Nguồn ảnh: Nhà cầu gỗ)

    1. 3. Quy trình cải tạo nhà phố cổ

    Để cải tạo nhà phố cổ đạt hiệu quả và tiết kiệm ngân sách, gia chủ nên tiến hành theo quy trình chuyên nghiệp. Quy trình bao gồm các bước dưới đây:

    1. 3.1. Bước 1: Xác định mục đích cải tạo nhà

    Để có phương án thiết kế, thi công phù hợp, trước tiên gia chủ cần xác định mục đích cải tạo nhà để làm gì. Chẳng hạn để ở, để bán hay để kinh doanh.

    >>> Xem thêm: Biệt thự phố cổ được cải tạo thành nhà hàng, vẫn giữ vẹn nguyên sự độc đáo trong kiến trúc cũ

    Cần xác định được mục đích cải tạo nhà (Nguồn ảnh: Thiếc House)

    1. 3.2. Bước 2: Dự trù ngân sách cải tạo nhà phố cổ

    Bên cạnh việc chuẩn bị ngân sách cho kế hoạch cải tạo nhà, gia chủ cũng cần dự trù ngân sách cho từng hạng mục cần cải tạo. Ưu tiên ngân sách nhiều hơn vào những hạng mục quan trọng.

    1. 3.3. Bước 3: Khảo sát hiện trạng căn nhà

    Gia chủ cần kiểm tra tất cả các chi tiết, hạng mục của ngôi nhà như móng nhà, dầm, cột, cửa, điện nước, tường nhà,... Xác định những hạng mục cần sửa chữa, từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.

    Khảo sát hiện trạng ngôi nhà để có phương án phù hợp (Nguồn ảnh: Nhà cầu gỗ)

    1. 3.4. Bước 4: Lựa chọn phương án cải tạo

    Gia chủ lựa chọn một số phương án cải tạo nhà phố cổ như đã đề cập ở trên như: Làm mới mặt tiền, tu sửa nội thất, bố trí lại kết cấu không gian, cải tạo lại các hạng mục nhỏ,...

    1. 3.5. Bước 5: Chuẩn bị bản vẽ thiết kế

    Gia chủ cần có bản vẽ thiết kế chi tiết từ đơn vị thi công. Bản vẽ cần đảm bảo các yêu cầu của chủ nhà đưa ra.

    1. 3.6. Bước 6: Làm thủ tục xin phép cải tạo

    Sau khi đã có bản thiết kế chi tiết, gia chủ cần đến UBND cấp quận hoặc huyện để làm thủ tục xin phép được cải tạo

    1. 3.7. Bước 7: Tiến hành cải tạo lại nhà

    Đơn vị thi công tiến hành cải tạo theo bản thiết kế có sẵn

    Trên đây là toàn bộ các thông tin xung quanh vấn đề cải tạo nhà phố cổ. Hy vọng các gia chủ sẽ lựa chọn được phương án tu sửa phù hợp với điều kiện của mình.

    >>> Xem thêm: Sau cải tạo, chẳng ai có thể nhận ra căn hộ áp mái ở phố cổ Hà Nội từng ẩm thấp, tăm tối cũng có thể sáng, thoáng đến thế

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nguyễn Thu HằngTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0