Kinh nghiệm thiết kế hệ thống điện trong nhà

    Cập nhật ngày 22/04/2024, lúc 22:155.255 lượt xem
    • Ngân sách xây thô
      0 đồng
    • Ngân sách hoàn thiện
      0 đồng
    • Kích thước
      0m ngang0m dọc
    • Diện tích mặt bằng
      0m2
    • Tổng diện tích
      0m2
    • Năm hoàn thành
      0
    Mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của mình khi thiết kế và thi công hệ thống điện cho gia đình, dưới góc độ là chủ nhà. Kinh nghiệm này mình có được sau khi xây sửa một vài lần, cả nhà đất và nhà chung cư.
    Hy vọng các chuyên gia trong group sẽ tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm để các Happynester tiết kiệm được “học phí” cho căn nhà của mình.
    Lưu ý về thiết kế:
    • Công suất các lộ điện là công việc quan trọng nhất và phải làm kĩ từ đầu. Các bạn nên tham khảo công suất các thiết bị điện dự kiến sử dụng trong nhà, trao đổi với KTS để có tính toán sao cho phù hợp.
    • Thiết kế thừa còn hơn là thiếu. Thừa công suất, thừa vị trí, thừa ổ cắm còn hơn là sau này phải đục tường kéo dây, vừa mất thẩm mĩ vừa không an toàn. Nên dự kiến các nhu cầu tương lai để thiết kế hệ thống điện. Tất nhiên phải cân bằng với kinh phí nữa nhé.
    • Một số đường điện dễ bị lãng quên khi thiết kế, chủ yếu là do nhu cầu phát sinh sau khi đã về ở được một thời gian:
      • đường điện ban công phục vụ hệ thống tưới và chiếu sáng cho vườn cây.
      • Đường điện sẵn cho bàn cầu điện tử và đèn sưởi hồng ngoại trong phòng tắm.
      • Đường điện cho máy rửa bát, máy lọc nước ở bếp.
      • Đường điện và đường nước cho bình nóng lạnh phục vụ chậu rửa bát
    Lưu ý về dây và ổ cắm:
    • Đặc biệt lưu ý phòng khách, phòng ăn nếu vợ chồng bạn là những người thích tụ tập. Rất nhiều nhà khi tụ tập tầm 4-5 mâm lẩu là bị cháy đường điện âm tường, đơn giản là vì công suất vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống điện. Nhà mình đã tăng tiết diện dây từ 2.5 lên 4.0 để đáp ứng nhu cầu này.
    • Tách đường điện bếp từ và các thiết bị còn lại trong bếp, do bếp từ khi đạt công suất cực đại có thể lên tới hơn 3000W. Khi đó, nếu bạn cũng đang dùng lò vi sóng hay lò nướng có thể dẫn tới quá tải.
    • Thiết kế thật kĩ các vị trí ổ cắm điện, đặc biệt là khu bếp và khu phòng khách. Ở khu phòng khách, nơi để TV, dàn âm thanh, hệ thống ổ điện và cáp tín hiệu phải được thiết kế sao cho không bị hở dây cắm ra ngoài gây mất thẩm mĩ. Ở khu bếp, các vị trí như bếp từ, tủ lạnh, lò vi sóng, máy lọc nước, máy rửa bát, máy xay sinh tố… phải được tính toán trước để lắp đặt với vị trí và độ cao phù hợp.
    • Nếu ở chung cư thì tủ lạnh phải được đấu nối với nguồn điện dự phòng của chung cư (tất nhiên phải nằm trong thiết kế mà chủ đầu tư cho phép) để tránh các sự cố hỏng thức ăn khi mất điện.
    • Các ổ cắm ngoài trời và trong nhà vệ sinh phải là loại phù hợp với điều kiện ngoài trời (có nắp đậy, chống nước...)
    • Các ổ cắm nên chọn loại an toàn, tránh trẻ nhỏ chọc ngoáy sau này. Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì mua thêm mấy cái nút chặn ổ cắm nữa cho an toàn.
    • Nên dùng ổ cắm 3 chấu và có nối đất chống giật. Các thiết bị điện sẽ không bị rò điện, an toàn hơn và về sau sẽ không cần phải mua đầu chuyển
    Lưu ý về hệ thống chiếu sáng:
    • Với hệ thống chiếu sáng cũng nên tính toán xem cường độ chiếu sáng đã đủ chưa. Nếu được thì nên có 3 loại ánh sáng: ánh sáng chung (các dạng đèn với chức năng chiếu sáng chung cho cả không gian), ánh sáng trang trí và ánh sáng chức năng (ví dụ đèn tranh, đèn đọc sách...)
    • Nên có đèn cảm ứng ở các vị trí như cửa ra vào, cầu thang… để tránh phải mò mẫm trong bóng tối.
    • Chú ý các công tắc đảo chiều cho đèn ở cầu thang, hành lang, phòng ngủ. Bạn sẽ không vui chút nào khi đêm nào cũng phải chạy từ giường ngủ ra cửa phòng để tắt điện.
    • Nên lựa chọn đèn LED vì dù chi phí đầu tư ban đầu đắt hơn, nhưng tiết kiệm điện hơn rất nhiều, và tuổi thọ sản phẩm lâu hơn hẳn so với đèn thông thường. Nhà hàng xóm nhà mình cứ một thời gian là thay bóng đèn rọi, còn nhà mình 5 năm chưa hỏng cái nào.
    • Với đèn rọi downlight, lưu ý phải chọn loại đèn có tán xạ. Nhà bạn mình không để ý điều này nên lắp toàn đèn LED siêu sáng không có tán xạ. Ở trong nhà mà không dám ngửa mặt lên vì bị chói mắt, nhất là trong phòng ngủ.
    Lưu ý về lắp đặt
    • Tuân thủ 1 nguyên tắc nhất quán khi chạy đường điện: từ trên trần xuống, vuông góc với ổ cắm, để sau này khi khoan đục còn dễ căn chỉnh
    • Các đường điện chạy trên trần cũng nên có ống nhựa và gắn vào trần, tránh vứt dây điện lằng nhằng trên trần thạch cao, dễ dẫn tới chập cháy hoặc chuột gặm sau này
    • Các đường điện âm tường phải sử dụng ống nhựa để dễ thay thế.
    • Các đường điện phải được thể hiện ngay ngắn, rõ ràng và có chú thích đàng hoàng trong tủ điện tổng
    • Nhất thiết phải yêu cầu nhà thầu có bản vẽ hoàn công về sơ đồ hệ thống điện (cũng như các hệ thống khác như nước, điều hoà…) để sau này còn tham khảo khi sửa chữa.
    Chúc các bạn luôn hài lòng với tổ ấm của mình!

    Nguyen JohnnyTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0