Mật độ xây dựng ở những đô thị lớn đang gia tăng chóng mặt. Đất chật người đông buộc những ngôi nhà phải mọc lên san sát, túm tụm lấy nhau. Ở những căn nhà như vậy, vấn đề thiếu ánh sáng tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống. Để khắc phục tình trạng này, các kiến trúc sư đã lựa chọn giải pháp vô cũng táo bạo. Đó chính là lắp đặt sàn nhà bằng kính.
Sàn nhà bằng kính còn là một trong những cách giúp không gian sống thêm ấn tượng
Những loại kính được sử dụng để lắp đặt sàn nhà
Để đảm bảo an toàn và chức năng cho sàn kính, những loại kính thường được dùng để lắp sàn đều chịu lực rất tốt. Khả năng chịu nhiệt của chúng cũng rất cao, lên tới 150 độ C.
Sàn nhà bằng kính có khả năng chịu tải tốt
Ngoài việc đáp ứng được tĩnh tải lẫn hoạt tải, sàn kính còn có tính thẩm mỹ rất cao. Công dụng lớn nhất của sàn kính là giúp khuếch tán ánh sáng. Điều này giải quyết được rất nhiều vấn đề thiếu sáng với dạng nhà ống đô thị. Hơn nữa, sàn kính còn mang tới cho căn nhà vẻ đẹp sang trọng và hiện đại. Có thể nói, đây là xu hướng thiết kế rất đáng chú ý trong thời gian gần đây.
Vẻ đẹp của sàn kính trong ngôi nhà hiện đại là điều khiến nhiều người thích thú
Một số loại kính thường được sử dụng để lắp sàn có thể kể đến:
Kính cường lực
Kính cường lực được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm từ kính ô tô, cửa cho đến sàn nhà… Loại kính này có thế chịu được lực va đập, rung lắc rất mạnh. Nhiệt độ nóng chảy của kính cường lực cũng đạt ngưỡng gần 3000 độ C. Đặc biệt, khi nứt vỡ kính sẽ tạo ra những hạt tròn chứ không sắc nhọn, an toàn hơn rất nhiều.
Kính cường lực
Kính hộp
Kính hộp được tạo thành bởi 2 hoặc nhiều lớp kính. Giữa các lớp kính có những thanh đệm nhôm ngăn cách, ngăn cản sự truyền nhiệt. Loại kính này có thể cách âm, cách nhiệt rất tốt.
Kính hộp
Kính dán an toàn
Loại kính này được hình thành bởi 2 hoặc nhiều lớp kính, liên kết bởi màng phim PVB. Lớp màng PVB này sẽ giúp tăng cường độ chịu lực và đàn hồi của kính.
Kính dán an toàn
Kính phản quang
Điểm đặc biệt của kính phản quang là chúng được phủ một lớp oxit kim loại nhằm ngăn cản tia UV. Nhờ có lớp phản quang này, chúng sẽ hấp thụ ít nhiệt lượng, làm không gian bên trong mát hơn.
Kính phản quang
Gợi ý giải pháp lắp đặt và chi phí
Việc lắp đặt sàn bằng kính còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Dưới đây là gợi ý một số cách lắp đặt bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Đặt dưới giếng trời
Đặt sàn kính ngay dưới giếng trời để lưu thông ánh sáng
Giếng trời là kiểu thiết kế để đón gió và ánh sáng rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên đa phần ánh sáng từ giếng trời chỉ dừng lại ở ngay bên dưới mà không có cơ hội khuếch tán xa hơn. Đặt sàn kính ngay dưới giếng trời sẽ giúp ánh sáng có thể đi sâu hơn vào ngôi nhà.
Mở sàn kính ở khu vực hành lang
Sàn kính ở khu vực hành lang
Hành lang là một trong những khu vực lý tưởng để đặt sàn kính. Sàn kính ở đây là vừa đủ để tạo điểm nhấn độc đáo cho cả ngôi nhà. Chúng còn có thể giúp bạn tiết kiệm kha khá điện chiếu sáng khu vực này nữa đó.
Mở sàn kính ở góc tường
Với những góc tường thiếu sáng hoặc ánh sáng từ cửa sổ khó với tới, đây là ý tưởng rất tuyệt. Nếu gia bạn vẫn lo ngại sử dụng kính ở diện tích lớn thì phương án này rất thích hợp.
Sử dụng kính cho vị trí khác hoặc toàn bộ sàn
Sử dụng kính cho toàn bộ sàn sẽ mang lại ấn tượng vô cùng mạnh mẽ. Điều này còn giúp tạo ra hiệu ứng thị giác, khiến căn nhà có vẻ rộng hơn thực tế nữa.
Một vài phương án lắp đặt sàn kính
Sàn hoàn toàn bằng kính, thậm chí cả tường cũng bằng kính
Những không gian nhìn xuyên thấu mang lại rất nhiều cảm xúc
Giá của kính được sử dụng để lắp sàn có rất nhiều mức giá tuỳ vào chủng loại. Những loại kính chất lượng vừa phải có giá dao động từ 500,000 - 1,000,000đ/m2. Những loại có độ dày lớn hơn và cao cấp hơn có thể lên tới 2,500,000 - 3,500,000đ/m2. Bạn nên tham khảo ở nhiều cửa hàng để có lựa chọn ra nơi phải chăng nhất.
Chúng ta thường bắt gặp sàn nhà bằng kính ở một vài điểm thăm quan trên cao. Tuy vậy, mang chúng vào ứng dụng trong đời sống hàng ngày là hoàn toàn có thể. Hy vọng những gợi ý sử dụng sàn kính ở trên sẽ có ích cho bạn trong việc thiết kế ngôi nhà của mình.
Bài viết: Thu Hằng