Tường xây bằng gạch không nung bị nứt – Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất

    Cập nhật ngày 27/04/2019, lúc 07:0010.772 lượt xem

    Lựa chọn gạch không nung cho các công trình xây dựng đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là khi đây là chủ trương của Chính phủ trong việc sử dụng các loại vật liệu không nung để bảo vệ môi trường. Tuy vậy, vật liệu này lại đang bộc lộ 1 số hạn chế. Cụ thể là tình trạng nứt tường gạch không nung sau một thời gian. Vậy nguyên nhân là gì? Cách xử lý ra sao?


    Gạch không nung là vật liệu thân thiện với môi trường như chúng lại đang bộc lộ nhược điểm

    Nguyên nhân gây nên tình trạng tường gạch không nung bị nứt

    Gạch không đảm bảo tiêu chuẩn 

    Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng tường gạch không nung bị nứt chính là vật liệu không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Nhất là khi lựa chọn gạch tại những cơ sở sản xuất thủ công, không được kiểm định thì rủi ro này rất dễ xảy ra. 


    Hãy lựa chọn gạch tại những cơ sở uy tín

    Gạch không nung được sản xuất tại đây thường gặp phải 1 số vấn đề như: ép không đủ lực, nguyên liệu không chuẩn, cân cốt các thành phần thủ công chứ không chính xác… 

    Để tránh điều này, người mua cần lựa chọn gạch có xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định. Thêm vào đó cần phải quan sát, kiểm tra khuyết tật viên gạch, cụ thể như mức độ cong vênh, vết nứt bề mặt, vỡ góc… thì không nên lấy. 


    Cần kiểm tra viên gạch cẩn thận trước khi mua

    Kỹ thuật xây dựng không đúng hoặc không phù hợp 

    Trong thực tế, tình trạng nứt tường có thể xảy ra với bất kỳ vật liệu nào chứ không phải chỉ riêng gạch không nung. Nhất là khi kỹ thuật xây dựng không chuẩn hoặc không phù hợp với loại vật liệu đó. 


    Đặc tính của gạch không nung và gạch nung khác nhau nên kỹ thuật xây dựng phải có sự điều chỉnh

    Xét riêng kỹ thuật xây dựng, thì việc tường bằng gạch không nung bị nứt có thể do những yếu tố sau đây: 

    - Vữa không phù hợp: đòi hỏi vữa xây dựng sử dụng cát có mô đun độ lớn từ 1.4 đến 2.0. 

    - Áp dụng kỹ thuật xây dựng cũ mà không biết rằng vật liệu này có tính chất khác nhau, từ đó gây nên sự cố nứt tường. Cụ thể mạch vữa phải đảm bảo lấp đầy mạch ngang và mạch đứng. Chiều cao khối xây phải phù hợp với tiến độ xây và thời gian ninh kết của vữa. 

    - Nền móng không chắc 


    Kỹ thuật xây dựng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tuổi thọ của tường xây bằng gạch không nung

    Một số nguyên nhân khác

    Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên thì việc tường xây bằng gạch không nung còn có thể do khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều. Mà theo một số chuyên gia cho biết: gạch không nung có chỉ số giãn nở do nhiệt cao hơn gạch nung, nên dễ bị nứt hơn…


    Thời tiết cũng là yếu tố khiến tường nhanh bị nứt

    Xử lý nứt tường gạch không nung như thế nào cho hiệu quả? 

    Hướng giải quyết tình trạng nứt tường gạch không nung sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vết nứt. 


    Hướng xử lý sẽ tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây nên vết nứt

    Nết vết nữa do vữa trát không đảm bảo, bị co ngót thì việc xử lý rất đơn giản. Đó là đục lớp vữa ra và trát lại, sau đó sơn lại màu tương đồng với các khu vực tường cũ là được. Nứt do kết cấu hoặc kỹ thuật thi công xử lý bằng cách dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch; phụ vữa loại làm đông cứng nhanh và trát lại bằng vữa thông thường.


    Có thể trát và sơn lại tường nếu vết nứt do vữa

    Còn nếu nứt do gạch thì hướng xử lý sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi người có chuyên môn thực hiện. Cùng với đó là phải theo dõi sự phát triển của vết nứt (chu kỳ thường là 1 năm) Kết hợp theo dõi sự phát triển của diện tích vết nứt theo thời gian để xác định chính xác nguyên nhân và hướng xử lý. 


    Theo dõi vết nứt thường xuyên để đánh giá tình trạng


    Hãy đảm bảo xây đúng kỹ thuật ngay từ đầu để tránh sự cố tường nứt

    Thực tế, gạch không nung là vật liệu sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là thân thiện với môi trường, hạn chế khí CO2 và hiệu ứng nhà kính. Trên thế giới, gạch không nung được sử dụng rất phổ biến. Tuy chúng vẫn còn những nhược điểm nhưng không nên vì thế mà bạn bỏ lỡ loại vật liệu này. Hãy nghiên cứu, tìm hiểu và nắm rõ nhược điểm, đưa ra những hướng khắc phục và phát huy ưu điểm của loại vật liệu xanh này.  

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0