Các kiểu mái nhà nào đang được sử dụng tại Việt Nam

    22/09/2018 07:006.123 lượt xem

    Mái nhà không chỉ đơn thuần là che mưa che nắng, nó còn được xem là yếu tố thẩm mỹ đáng để bạn quan tâm. Bên cạnh đó hình dạng của nó còn ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí trong nhà. Ở Việt Nam, nhiều kiểu mái nhà được áp dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng biết cách để lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm kiến trúc và không gian chung. 


    Mái nhà không đơn thuần để che nắng mưa mà nó còn góp phần làm nổi bật phong cách của ngôi nhà

    Nếu như bạn đang có kế hoạch cải tạo hay xây dựng ngôi nhà mình, hãy cùng điểm danh những kiểu mái dưới đây để xác định đâu là kiểu phù hợp cho ngôi nhà của gia đình mình nhé.

    1. Mái kiểu yên ngựa

    Mái yên ngựa (mái dốc 2 chiều truyền thống) có thể được tìm thấy dễ dàng ở nhiều vùng khác nhau ở nước ta. Mô hình mái cũng thường được sử dụng cho các tòa nhà, trường học hoặc văn phòng. Đặc trưng cho kiểu mái này là kết cấu hình tháp với độ dốc 30-40 độ tạo nên một hình dạng lều rất phù hợp với điều kiện nhiệt đới như ở Việt Nam. Hơn nữa với độ dốc như trên thì khi gặp mưa nước sẽ dễ dàng chảy xuống tránh hiện tượng đọng nước trên mái.


    Mái yên ngựa là kiểu mái được nhiều gia đình ở Việt Nam lựa chọn bởi nó rất phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta

    2. Mái dốc một phía

    Kiểu mái dốc một phía được sử dụng nhiều cho nhà xưởng bởi tính đơn giản và nó chỉ cần che nắng mưa cho máy móc thiết bị. Ngày nay kiểu mái như này được dùng cho những ngôi nhà hiện đại. Kiểu mái này có ưu điểm là thoát nước nhanh và tạo thêm tầng gác mái ở phía trên. Tuy nhiên nhược điểm của loại mái này là rất dễ hấp thụ nhiều ánh nắng mặt trời nên khi áp dụng bạn nên tránh hướng Tây hoặc sử dụng vật liệu chống nóng hiệu quả. 


    Mái dốc 1 phía tạo mang đến sự phá cách, độc đáo cho ngôi nhà


    Nhiều thiết kế nhà hiện đại ngày nay đang ưa chuộng kiểu mái dốc một phía như thế này bởi sự đơn giản của nó

    3. Mái kiểu tứ diện

    Kiểu mái còn được gọi là mái kim tự tháp, mái kết cấu bốn mặt gồm hai mặt hình thang và hai mặt tam giác. Hiện nay nhiều gia đình lựa chọn kiểu mái này cho ngôi nhà phong cách cổ điển. Ưu điểm của loại mái này là khá mát và nhìn ngôi nhà kín hơn từ các góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên nhược điểm của loại mái này là khá nặng nên yêu cầu phải tính toán kết cấu chịu lực hợp lý.


    Nếu yêu thích sự cầu kỳ thì bạn có thể lựa chọn kiểu mái tứ diện với 2 mặt hình thang và 2 mặt hình tam giác như thế này.


    Kiểu mái này phù hợp với những ngôi nhà mang phong cách cổ điển

    4. Mái đa diện

    Ngôi nhà có mái là sự kết hợp của mái bằng và mái dốc, phù hợp cho các nhà có diện tích vừa và lớn. Mái hình tam giác được mở rộng sang một bên trong khi phần chính diện ngôi nhà phần mái hình yên ngựa được sử dụng.


    Với những ngôi nhà có diện tích lớn thì kiểu mái đa diện có sự kết hợp giữa mái bằng và mái dốc này là lựa chọn hoàn hảo nhất.

    5. Mái phẳng (mái bằng)

    Đây là hình thức đơn giản nhất của mái nhà, hình dạng theo chiều ngang kéo từ cạnh bên này sang cạnh bên kia. Mô hình mái này thường được sử dụng trong căn nhà nhỏ gọn hoặc hiện đại theo phong cách minimalist, kết quả cho ta một ngôi nhà hộp gọn gàng. Ưu điểm của loại mái này là khả năng chống bão, chống cháy cao. Hơn nữa loại mái này còn có thể tận dụng được mặt sàn sân thượng để tạo vườn cây. Tuy nhiên loại mái này khá nặng và dễ bị thấm nước nên cần các biện pháp chống thấm cẩn thận.


    kiểu mái phẳng như thế này lại phù hợp với những ngôi nhà nhỏ có dạng hình hộp, nhìn rất gọn gàng


    Một kiểu thiết kế mái phẳng khác nhưng theo phong cách độc đáo và lạ mắt 

    6. Mái lệch

    Mô hình mái này là sự cách điệu kiểu mái dốc truyền thống. Ban đầu kiểu mái này được sử dụng trong các tòa nhà khác nhau, sau đó nó được dùng cho tòa nhà chính và tạo ấn tượng đặc biệt. Hơn nữa loại mái lệch với các mặt cắt không cân xứng nhưng lại gợi mở về một không gian kiến trúc với phong cách độc đáo. Ưu điểm của mái lệch chịu áp lực của gió bão, kết cấu bền chắc. Nhược điểm của loại mái này là dồn trọng lực không đều xuống phần móng nên cần tính toán kết cấu chịu lực hợp lý tránh bị lún, nghiêng.


    Nhiều gia đình lựa chọn kiểu “mái lệch” mang phong cách mạnh mẽ và cá tính

    7. Mái yên ngựa kép

    Một trong những kiểu mái hiện được nhiều gia đình lựa chọn và áp dụng đó chính là kiểu mái yên ngựa kép. Thiết kế kiểu mái yên ngựa kép tạo nên hình khối độc đáo. Khi nhìn từ phía trước của ngôi nhà bạn sẽ thấy hình chữ M. Khi áp dụng kiểu mái này, các ngôi nhà thường được lược bỏ các chi tiết phào chỉ hoa văn rườm rà, chủ yếu sử dụng những khối hình ngang, dọc đơn giản mang lại vẻ đẹp khỏe khoắn, vuông vức và vững chãi. Ưu điểm của mái yên ngựa kép là giúp thoát nước nhanh vào mùa mưa và tạo được hình khối độc đáo cho ngôi nhà. Tuy nhiên loại mái này có chút nhược điểm là sẽ tốn chi phí hơn so với làm mái yên ngựa bình thường.


    Kiểu mái yên ngựa kép cũng mang lại một vẻ đẹp riêng cho ngôi nhà

    8. Kiểu mái thái:

    Nhà mái thái là một trong những loại mái đẹp rất được ưa chuộng. Mái thái có đặc điểm là có dạng ngói được xếp chồng lên nhau và có độ dốc, được ứng dụng đa dạng với nhiều kiểu nhà cấp 4 hay nhà 2 tầng trở lên. Những viên ngói mang lại vẻ đẹp quyến rũ cho kiến trúc của bạn. Không như nhà mái bằng, nhà mái thái được thiết kế cầu kỳ hơn, do vậy giá thành cũng cao hơn so với các loại nhà khác. 


    Nhà mái thái mang đến cảm giác mát mẻ phù hợp với thời tiết đất nước nhiệt đới như Việt Nam

    Nhà mái thái rất mát vào mùa hè, có hiệu quả trong việc chống nóng; kiến trúc đẹp hơn so với các loại nhà khác; khả năng chống thấm tốt, phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Chi phí xây dựng nhà mái thái thường cao hơn loại khác ví dụ xây nhà mái thái 2 tầng thì thường tương đương với 3 tầng loại bình thường.


    Nhà mái thái đòi hỏi sự cầu kỳ trong thiết kế và thi công và kèm theo đó là chi phí loại mái này không hề thấp

    Mỗi người sẽ có lý do riêng để lựa chọn kiểu mái phù hợp với ngôi nhà của mình. Những điều quan trọng nhất sẽ là kiểu mái đó có thể khác biệt nhưng vẫn cần đảm bảo tính năng bền vững. 

    Tổng hợp: Nguyễn Quân

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0