Biến ban công thành phòng làm việc: Có thực sự tối ưu?

    15/09/2024 20:00510 lượt xem

    Thiết kế phòng làm việc ở ban công nghe có vẻ sáng tạo và tối ưu diện tích, nhưng thực tế lại bất hợp lý và không hiệu quả như mong đợi. Chỉ sau chưa đầy nửa năm biến ban công thành nơi làm việc, vợ chồng tôi đã phải dỡ bỏ không gian này vì những lý do sau đây.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. Quá nhiều ánh sáng

    Khi gia đình tôi quyết định thiết kế phòng làm việc ở ban công, ban đầu vợ tôi rất hứng khởi. Tôi từng nghĩ rằng với lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào, đây sẽ là một điểm cộng lớn. Tuy nhiên, sau khi cải tạo, tôi mới nhận ra ánh nắng quá gắt lại là một vấn đề không nhỏ. Làm việc dưới ánh sáng mạnh mẽ suốt cả ngày không chỉ gây khó chịu cho mắt mà còn khiến bạn nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.

    Hãy cân nhắc thật kỹ càng nếu bạn dự định thiết kế phòng làm việc ở ban công

    2. Khả năng chịu lực kém

    Trên thực tế, khả năng chịu của ban công thường kém hơn nhiều so với các khu vực khác trong nhà. Do đó thiết kế phòng làm việc ở ban công với nhiều đồ nội thất nặng không thực sự tối ưu, dễ làm ảnh hưởng đến kết cấu và gây nguy hiểm.

    Để chắc chắn, trước khi thay đổi thiết kế ban công, bạn nên liên hệ với ban quản lý để xác nhận việc cải tạo có phù hợp hợp và an toàn không

    3. Dễ bám bụi

    Ban công nhà tôi lúc nào cũng đầy bụi do cửa sổ thường xuyên phải mở. Với những căn hộ tầng cao, không chỉ gió mạnh mà bụi bẩn cũng nhiều hơn hẳn. Khi thiết kế phòng làm việc ở ban công, các tủ đồ, bàn máy tính của tôi nhanh bám bụi hơn. Chỉ sau vài phút ngồi đọc sách tại đó, bụi đã phủ một lớp gây khó chịu và phiền toái.

    4. Chịu tiếng ồn lớn

    Không giống các khu vực trong nhà, ban công thường ảnh hưởng bởi tiếng ồn nhiều hơn. Đặc biệt ở những tầng thấp, chỉ cần mở cửa sổ ban công là mọi âm thanh sẽ tràn vào gây ảnh hưởng đến không gian làm việc. Bởi vậy, nếu là người thích sự yên tĩnh, riêng tư thì thiết kế phòng làm việc ở ban công không phải là lựa chọn lý tưởng cho bạn.

    Tiếng ồn lớn từ bên ngoài sẽ phá vỡ bầu không khí tĩnh lặng, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bạn

    5. Đông lạnh, hè nóng

    Một nhược điểm lớn khi thiết kế phòng làm việc ở ban công chính là việc “đông lạnh, hè nóng”. Ngồi ngoài ban công vào mùa đông, gió lạnh dễ dàng lùa qua các khe cửa sổ, khiến không gian trở nên lạnh buốt. Còn vào mùa hè, với diện tích kính lớn và ánh nắng chiếu thẳng, cảm giác như đang bị “nướng” khi ngồi ở đó, thậm chí có thể bị nóng bức và say nắng.

    6. Diện tích hạn chế

    Ban công của hầu hết các gia đình bình thường chỉ rộng hơn 10m2 một chút. Nếu bạn định biến nó thành phòng học, việc lắp đặt nhiều tủ sách và bàn làm việc sẽ nhanh chóng làm không gian trở nên chật chội. Thực tế, diện tích này không đủ để thoải mái sử dụng như bạn tưởng. Các blogger thường thiết kế theo cách này chỉ để thu hút sự chú ý và tăng lượt xem, đừng vội nhìn trên mạng mà nghĩ rằng nhà mình sẽ phù hợp.

    Các khu vực phụ như ban công thường không chiếm nhiều diện tích, nếu thiết kế phòng làm việc tại đây sẽ gặp khó khăn trong việc bố trí và sử dụng về lâu dài

    Khi trang trí ngôi nhà của mình, đừng để mình bị cuốn theo những xu hướng một cách mù quáng. Nếu bạn chỉ chăm chăm theo xu hướng, rất có thể bạn sẽ cảm thấy lãng phí tiền bạc và không hài lòng khi chuyển vào sống. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và chọn những giải pháp thực tế hơn để đảm bảo rằng không gian sống của bạn vừa đẹp mắt vừa thoải mái.

    Nguồn: Phụ Nữ Số

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Phương TrangTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0