11 nguyên tắc để tránh làm mất tài lộc khi thờ ông Thần Tài trong nhà

    10/08/2024 16:00177 lượt xem

    Theo văn hóa người Việt, thờ ông Thần Tài trong nhà mang đến rất nhiều tài lộc và may mắn, giúp công việc kinh doanh luôn thuận lợi. Sau đây, mình sẽ tiết lộ những nguyên tắc bạn cần tuân thủ khi thờ Thần Tài để tránh hao tài tổn lộc.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. Những truyền thuyết về Thần Tài được lưu truyền trong dân gian

    1.1. Thần Tài là ông Triệu Công Minh

    Theo truyện dân gian Trung Quốc, ở núi Võ Đang có một ông già tên Triệu Công Minh, gia cảnh cực kỳ nghèo khó. Hàng ngày, ông xách giỏ đi các nơi để xin quần áo cũ và cơm thừa canh cặn. Tuy nghèo, nhưng ông có nuôi một con chó đen già và một con vịt lông vằn không đẻ trứng.

    Trong làng có một ông phú hộ tên Tiền Viên Ngoại, tiêu xài xa xỉ, tính tình bất nhân, cơm ăn không hết đem đổ xuống cống, quần áo cũ bỏ vào đống rác. Thấy vậy, Triệu Công Minh gom hết quần áo đem phân phát cho người nghèo, còn cơm canh thừa thì đem về nuôi chó, vịt.

    Phong tục thờ ông Thần Tài bắt nguồn từ truyền thuyết về Triệu Công Minh

    Một hôm, con vịt lông vằn đẻ ra 10 quả trứng vàng, còn con chó đen già thì khạc ra 10 thỏi bạc. Từ đó trở đi, ngày nào Triệu Công Minh cũng nhận được rất nhiều vàng bạc nên vô cùng giàu có. Trong khi đó, Tiền Viên Ngoại vì tính xa xỉ nên càng lúc càng nghèo.

    Một thời gian sau, Tiền Viên Ngoại phải đi ăn xin và vô tình gặp lại Triệu Công Minh. Lão Triệu cho Tiền Viên Ngoại một số tiền làm ăn nhưng vì quen tính tiêu xài phung phí, lão Viên tiêu hết vốn và trở nên nghèo khổ. Lúc này Lão Viên sinh ác tâm, liền lên kế hoạch giết Triệu Công Minh để chiếm hết tài sản.

    Lợi dụng lúc vắng vẻ, Tiền Viên Ngoại đốt nhà Triệu Công Minh cháy thành tro nhưng lão Triệu không chết. Con vịt biến thành chim phụng bay vút lên trời, còn chó đen già biến thành cọp xông ra cắn chết Tiền Viên Ngoại. Tất cả vàng bạc của Triệu Công Minh hóa thành đá, còn ông biến thành Thần Tài. Về sau dân chúng lập miếu thờ Triệu Công Minh mang tên Thần Tài miếu.

    Miếu thờ Triệu Công Minh được dân chúng gọi là Thần Tài miếu

    Xem thêm: Cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí giúp gia chủ làm ăn phát đạt

    1.2. Thần Tài là cô gái tên Như Nguyện (nhiều nơi gọi là Như Ý)

    Ngày xưa, người lái buôn tên Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo đã được Thủy Thần tặng cô hầu gái tên Như Nguyện. Khi Như Nguyện về nhà Âu Minh, công việc kinh doanh của anh ngày càng phát triển và trở nên giàu có. Vào Tết Nguyên Đán, Âu Minh tức giận đánh Như Nguyệt, khiến cô sợ hãi chui vào đống rác biến mất.

    Từ đó trở đi, Âu Minh bắt đầu làm ăn thua lỗ, sạt nghiệp và trở thành một người nghèo khổ. Người ta cho rằng, cô hầu gái tên Như Nguyện chính là Thần Tài, nên khi cô ở trong nhà, công việc làm ăn của Âu Minh mới phát đạt. Tới khi cô bỏ đi, Thần Tài không còn chiếu cố cho Âu Minh nên làm ăn sa sút, thất bại.

    Bắt nguồn từ sự tích này, nhiều người có tục kiêng quét rác trong ba ngày Tết, vì sợ Thần Tài không có chỗ trốn rồi đi nơi khác, khiến công việc làm ăn gặp nhiều xui xẻo. Đây cũng là lý do bàn thờ Thần Tài được đặt ở dưới nền và không đặt cao như những loại bàn thờ khác.

    Bàn thờ ông Thần Tài thường đặt ở dưới nền nhà, ngay vị trí mọi người dễ dàng quan sát

    2. Những điều không nên bỏ qua khi thờ ông Thần Tài trong nhà

    - Bàn thờ không có chỗ tựa lưng: Khi đặt bàn thờ ông Thần Tài, bạn nên đặt tựa lưng vào bức tường chắc chắn, phía sau không có cửa hoặc các vật nhọn chĩa vào. Theo phong thủy, đặt bàn thờ sai hướng khiến tiền của hao hụt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

    Bàn thờ ông Thần Tài phải đặt tựa lưng vào bức tường chắc chắn

    - Không làm sạch bát hương đúng cách: Bát hương đặt trên bàn thờ Thần Tài cần tẩy uế, vệ sinh khi mua về bằng cách sử dụng rượu gừng, nước hoa bưởi làm sạch.

    - Không dán chữ nho phía sau bàn thờ: Nếu sau lưng bàn thờ không dán chữ nho thì việc thờ cúng tượng hai vị thần coi như vô nghĩa, các vị thần linh sẽ không chứng giám cho những nguyện cầu của gia chủ.

    - Thiếu bài vị gương trên bàn thờ: Trên bàn thờ Thần Tài, thiếu bài vị gương sẽ dẫn đến việc hao tổn tiền bạc, của cải làm được bao nhiêu đều trôi tuột đi mất.

    - Không biết cách quay ông Cóc: Theo phong thủy, thờ thêm tượng Cóc ngậm tiền vàng trên bàn thờ Thần Tài mang đến cho gia chủ nhiều may mắn và tài lộc. Vào buổi sáng, gia chủ quay ông Cóc hướng ra ngoài khi thắp hương để rước tài lộc. Đến tối, gia chủ quay ông Cóc vào nhà để giữ tài lộc, ngăn chặn tiền bạc thất thoát.

    - Màu bàn thờ khắc mệnh gia chủ: Khi chọn bàn thờ Thần Tài, gia chủ nên lựa chọn màu sắc hợp với bản mệnh của mình, tránh những xung khắc gây hao tổn tài lộc.

    - Đặt bàn thờ ở góc khuất: Bàn thờ Thần Tài đặt ở góc khuất ngăn cản việc đón tiền tài và may mắn. Do đó, gia chủ nên đặt bàn thờ dưới đất, vị trí sạch sẽ và thông thoáng, nên đặt gần cửa ra vào để mọi người dễ dàng nhìn thấy.

    - Thiếu hũ gạo, hũ nước, hũ muối: Ba hũ này phải luôn đầy, nếu vơi thì châm thêm vào, chỉ đến cuối năm mới thay mới. Trên bàn thờ Thần Tài, nếu thiếu ba hũ gạo, nước và muối sẽ phạm vào đại kỵ, ảnh hưởng đến con đường tài lộc.

    Bàn thờ ông Thần Tài không thể thiếu hũ gạo, hũ muối, hũ nước

    Xem thêm: Gợi ý cách sắp xếp ban thờ thần Tài đẹp, chuẩn phong thuỷ, thu hút tài lộc

    3. Khi thờ ông Thần Tài trong nhà cần lưu ý điều gì?

    Sau đây là 11 nguyên tắc bạn cần tuân thủ khi thờ ông Thần Tài trong nhà để thu hút nhiều tài lộc và may mắn:

    - Lau bàn thờ Thần Tài bằng nước hoa bưởi vào ngày mùng 10 tháng Giêng (ngày vía Thần Tài), ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng.

    - Khăn lau bàn thờ Thần Tài phải sạch sẽ, không được sử dụng cho những công việc khác.

    Bàn thờ ông Thần Tài phải được lau dọn thường xuyên, đảm bảo không gian thờ cúng sạch sẽ và trang nghiêm

    - Khi cúng Thần Tài, bạn nên chọn ngũ quả và các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.

    - Lau rửa bàn thờ thường xuyên và giữ Thần Tài luôn sạch sẽ, không gian phía trước bàn thờ phải thoáng đãng, tránh bám bụi và các vết bẩn.

    - Tránh để hoa héo hay lá héo trên bàn thờ Thần Tài.

    - Đặt bàn thờ Thần Tài đúng hướng, đúng vị trí, tránh đặt phía dưới hoặc bên cạnh bàn thờ tổ tiên.

    - Không đặt bàn thờ Thần Tài phía dưới hoặc đối diện nhà vệ sinh, gương, đèn, chậu rửa tay, những nơi có nhiều ánh sáng.

    - Lựa chọn loại nhang giữ được tàn để bát nhang đẹp hơn, tụ khí tốt. Bạn nên thắp nhang cho Thần Tài vào buổi sáng trước khi mở hàng và buổi tối.

    - Khi bạn mới lập bàn thờ Thần Tài trong nhà, hãy thắp nhang liên tục 100 ngày để bàn thờ tụ khí tốt. Trong 100 ngày đầu, bạn thay nước và thắp một nén nhang vào mỗi buổi sáng. Khi có bất kỳ mong cầu nào đó, thắp ba nén nhang ngang hàng nhau. Hàng năm, đến ngày 23 tháng Chạp, gia chủ rút chân nhang và hóa cùng tiền giấy, sau khi hóa xong thì đổ một chút rượu vào đám tro.

    - Trên bàn thờ Thần Tài, bạn có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc để quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái.

    - Đặt tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ Thần Tài có ý nghĩa trông coi, giúp các vị thần tránh những sai sót không đáng có.

    Gia chủ nên đặt thêm tượng Phật Di Lặc trên bàn thờ ông Thần Tài để quản lý các vị thần không được làm việc sai trái

    Xem thêm: Chuyển nhà có nên chuyển bàn thờ Thần Tài hay không? Tại sao?

    Tóm lại, khi thờ ông Thần Tài trong nhà, bạn nên chuẩn bị và bài trí đầy đủ vật phẩm, đặt bàn thờ đúng hướng và đúng vị trí để thu hút tài lộc. Tránh phạm vào những điều cấm kỵ trong thờ cúng các vị thần linh khiến bản thân và gia đình gặp xui xẻo, bất lợi.

    Tổng hợp

    Người yêu nhà đẹpTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0