Khi sử dụng máy giặt, điều mà mọi gia chủ quan tâm là vị trí đặt máy đảm bảo sự thuận lợi và gọn gàng nhất. Máy phải gần nguồn nước, chỗ thoát nước và gần với chỗ phơi quần áo thì càng tốt. Một trong những lựa chọn của nhiều người là cắm trực tiếp ống thoát nước máy giặt vào ống thoát sàn để tiết kiệm diện tích và tiện lợi. Nhưng liệu rằng hành động này có đúng hay không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
Mặt giặt thường đặt ở vị trí gần nguồn nước và chỗ thoát nước, đảm bảo sự tiện lợi khi sử dụng
Có nên cắm trực tiếp ống thoát nước của máy giặt vào ống thoát sàn
Đầu tiên, cần khẳng định rằng việc cắm ống thoát nước của máy giặt vào với ống thoát sàn là không hợp lý với những lý do như sau:
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thoát nước và cấp điện khi làm nhà
Ống thoát nước của máy giặt nằm ở phía sau máy, là dạng ống mềm
Do là ống mềm, dạng sóng nên nên nhiều gia chủ đã cắm thẳng ống vào ống thoát sàn
Ống thoát sàn là dạng cong, có thể thoát nước nhưng tốc độ sẽ không nhanh. Trong khi đó, lực thải nước của máy giặt là rất lớn, lượng nước thải trong 1 lần là tương đối nhiều nên có thể làm nước tràn lên sàn nhà. Lâu dần sẽ gây nên tình trạng ẩm mốc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy giặt cũng như sức khỏe của các thành viên trong nhà.
Ống thoát nước sàn thường có đoạn gập cong
Khi cắm ống xả của máy giặt vào ống thoát nước sàn đã khiến đường dẫn thoát nước bị gập nhiều đoạn
Việc cắm ống thải của máy giặt vào ống thoát sàn cũng làm gập ống thải, qua đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tốc độ xả nước của máy giặt, lâu dần khiến hiệu suất hoạt động của máy bị ảnh hưởng. Mùi từ cống có thể xông lên phía trên, thông qua đường ống xả của máy giặt và điều này không hề tốt.
Cắm ống xả trực tiếp vào ống thoát nước sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ thải nước của máy giặt
Từ đó có thể gây tràn nước ra ngoài
Khu vực máy giặt luôn bị ẩm ướt, ảnh hưởng đến tuổi thọ máy và sức khỏe của cả gia đình
Tiếp theo, trong nước xả của máy giặt có thể chứa khá nhiều cặn bẩn, tóc, sợi vải,... Việc cắm trực tiếp xuống ống thải cũng đồng nghĩa rằng nước xả đó không qua màn lọc. Theo thời gian, điều này có thể gây tắc cống, khiến sinh hoạt của gia đình gặp nhiều phiền phức.
Cặn bẩn, tóc, sợi vải,... từ máy giặt chảy thẳng vào ống có thể gây tắc cống
Vậy nếu muốn nối ống thoát nước của máy giặt với ống thoát sàn thì gia chủ nên làm gì?
Đầu tiên, để đảm bảo nước thoát tốt, không ảnh hưởng đến hoạt động của máy giặt thì ống xả của máy phải được để thẳng, tránh gập. Khi muốn nối với ống thoát sàn, gia chủ có thể sử dụng thêm phễu thoát sàn, tên gọi khác là đầu nối thoát sàn.
>>> Xem thêm: Rãnh thoát nước dài - Giải pháp thoát nước vừa hiệu quả lại mang vẻ thanh lịch cho phòng tắm hiện đại
Dùng phễu thoát sàn hoặc đầu nối thoát sàn là cách tối ưu
Thiết bị này sẽ giúp ống xả của máy giặt được thẳng, có thêm lớp lọc để ngăn tóc, cặn bẩn, sợi vải,... chảy thẳng vào đường ống, tránh được tình trạng tắc cống. Ngoài ra, phễu thoát sàn cũng ngăn được mùi hôi hoặc các loại côn trùng từ cống chui lên phía trên.
Dụng cụ này khá đa dạng về kiểu dáng, chất liệu để gia chủ lựa chọn
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên vệ sinh sạch lồng giặt, ống thoát và kiểm tra máy giặt định kỳ để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt nhất
Như vậy, mình đã giúp bạn giải đáp việc có nên lắp trực tiếp ống thoát nước của máy giặt với ống thoát sàn hay không. Tốt nhất, để không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy giặt, đảm bảo khu vực đặt máy luôn khô ráo thì bạn hãy sử dụng phễu thoát sàn nhé. Dụng cụ này dễ dàng lắp đặt và cũng dễ tháo để vệ sinh khi cần thiết, rất tiện lợi và đảm bảo vệ sinh.
Nguồn: Tổng hợp
>>> Xem thêm: Các lỗi thường gặp khi lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.