Nằm trên sườn phía đông Ilaló, một ngọn núi lửa đã dừng hoạt động, cách Quito 15km và ở độ cao 2600m so với mực nước biển, Quinchuyaku House được xây dựng nằm trong một phần dự án thay thế dần rừng bạch đàn hiện có bằng hệ động thực vật bản địa.
Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé. |
Quinchuyaku House là một ngôi nhà bền vững, nằm trong 1 phần dự án sinh thái quan trọng tại khu vực
Vẻ ngoài tựa như một khối hộp gập giữa, mở thông 2 phía của Quinchuyaku House
Kiến trúc của Quinchuyaku House được định hình từ cảnh quan và địa lý ở khu vực. Cấu trúc của ngôi nhà khá độc đáo, trông tựa như một hình hộp được gấp lõm ở trung tâm nên sẽ có hướng mở về 2 phía. Hai mặt mở đó theo hướng đông tây, về phía khu rừng. Việc thiết kế 2 mặt nhà đều mở thông như vậy cho phép thông gió chéo, tạo sự kết nối với bên ngoài và không cần sử dụng đến hệ thống điều hòa không khí.
>>> Xem thêm: Xây nhà gỗ giữa rừng thông Đà Lạt, nơi nghỉ dưỡng an yên, trong lành cho gia đình
Quinchuyaku House nằm trên sườn dốc của một ngọn núi lửa đã dừng hoạt động
Vẻ ngoài độc đáo, trông như một khối hộp được gấp nhẹ ở giữa của Quinchuyaku House
Không gian được mở thông ở 2 đầu giúp đảm bảo thông gió chéo, không cần sử dụng đến điều hòa nhiệt độ
50% vật liệu xây dựng Quinchuyaku House là tái chế. Một số chi tiết có thể kể đến như nội thất (cầu thang và mặt bàn), dầm và cột, các cửa sổ và cửa ra vào đều được lấy từ một ngôi nhà cũ ở trung tâm Quito.
Tuy có diện tích khá nhỏ nhưng ngôi nhà đảm bảo đầy đủ các không gian chức năng cần thiết, từ phòng khách, bếp, nhà vệ sinh cho đến phòng ngủ
Không gian bếp khá đơn giản, sử dụng gỗ là chất liệu chủ đạo và có nhiều đồ tái chế
Hệ cửa của Quinchuyaku House là cửa cũ được sử dụng lại từ một ngôi nhà đã được dỡ bỏ ở trung tâm thành phố
Ngay từ khi bắt đầu dự án, rất nhiều buổi họp và thảo luận đã diễn ra làm thay đổi dần thiết kế ban đầu. Các công nhân xây dựng tại địa phương cũng như bạn bè thân thiết của chủ dự án đã tham gia, tạo nên một môi trường học tập và chia sẻ kinh nghiệm đầy ý nghĩa.
Quinchuyaku House là một công trình bền vững, sử dụng năng lượng thụ động 100%
Toàn bộ nước sinh hoạt đều được lấy từ trên mái nhà, chứa vào các bể chứa gần đó. Điều này yêu cầu mái nhà cần được thiết kế một cách đặt biệt, vừa có thể dẫn nước, đặt bình nước cho đến việc lắp đặt các bình lưu trữ năng lượng cũng như các tấm pin năng lượng mặt trời. Các tấm pin mặt trời này cung cấp 100% điện năng được sử dụng cho ngôi nhà.
>>> Xem thêm: Gia chủ chọn vào rừng để có cuộc sống nghỉ dưỡng dễ dàng hơn, tâm đắc với tổ ấm 1 tầng của mình
Mái nhà có thiết kế đặc biệt của Quinchuyaku House có tác dụng dẫn nước mưa, đặt tấm pin năng lượng mặt trời,...
Điện sử dụng trong sinh hoạt 100% là điện dự trữ từ năng lượng mặt trời
Phác thảo hệ thống trữ nước và dự trữ năng lượng trong Quinchuyaku House
Các sườn dốc trên dãy núi Ilaló đã trải qua quá trình xói mòn mạnh mẽ và có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Vì lý do này, 1 phần quan trọng của dự án là phục vụ việc tái tạo đất. Nước xám (greywater) từ phòng tắm, bếp sẽ được sử dụng để tưới cây. Một hệ thống các sân xen kẽ với rãnh hấp thụ nước mưa cũng góp phần cải thiện điều kiện đất tại khu vực.
Quinchuyaku House sử dụng nhà vệ sinh khô, chất thải của con người sẽ chuyển vào máy ủ phần để làm phân bón cho cây trồng. Ngoài ra, rác thải ở nhà bếp cũng được xử lý ở một chiếc máy khác, tạo thành phân bón cây.
Phác thảo quá trình tái sử dụng nước xám để tưới cây trong Quinchuyaku House
Thậm chí, ngôi nhà còn có máy ủ phân để tạo phân bón cho các cây xung quanh
Quinchuyaku House là một công trình kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, cảnh quan, tính bền vững và thể hiện cách tiếp cận toàn diện, cân bằng giữa cuộc sống và trách nhiệm với môi trường. Không chỉ mang tính chất để ở, ngôi nhà còn tác động đến tự nhiên xung quanh theo chiều hướng tích cực và bổ sung, có những điều chỉnh phù hợp với đặc điểm khu vực. Đây là kiểu kiến trúc cần được nhân rộng trong tương lai.
>>> Xem thêm: Nhà trong rừng thiết kế dạng lắp ghép để không làm “tổn thương” đến thiên nhiên
Bản vẽ chi tiết công trình
Thông tin chi tiết công trình:
Tên công trình: Quinchuyaku House
Đơn vị thiết kế: Emilio López Herrera
Diện tích: 50m2
Địa điểm: Ilaló, Quito, Ecuador
Ảnh: Andres. V. Fotografía