Từ lâu, cặp vợ chồng trẻ ở Ấn Độ đã mong muốn sở hữu ngôi nhà ngoại ô có thiết kế đơn giản và gắn kết với thiên nhiên. Sau một thời gian tìm kiếm, họ đã lựa chọn được lô đất đẹp ngay bên dưới tán cây Tabebuia và bắt đầu hành trình biến ước mơ thành hiện thực.
Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé. |
-
Nhà ngoại ô có thiết kế ba mặt tiền gắn liền với cây Tabebuia
Nhà ngoại ô House Under Tabebuia Trees là tổ ấm của một gia đình trẻ có 4 thành viên, nằm trong khu dân cư yên tĩnh thuộc thành phố Bangalore, Ấn Độ. Trên lô đất hình tam giác có diện tích khoảng 130m2, ngôi nhà được xây dựng với 3 mặt giáp đường, xung quanh là những cây Tabebuia đã phát triển đầy đủ tạo nên tán cây lớn che mát.
Để gắn kết những cây Tabebuia và nhà ngoại ô thành một “bức tranh phong cảnh” hòa hợp, đơn vị thiết kế đã tăng cường sử dụng chất liệu kính ở mặt tiền. Nhờ đó, các thành viên trong gia đình sẽ dễ dàng ngắm nhìn và hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên bên ngoài.
>>> Xem thêm: Nhà ở ngoại ô của đại gia đình, có vườn cây, ao nước mát mẻ quanh năm
Nhà ngoại ô Ấn Độ có tới 3 mặt tiền, xung quanh được bao bọc bởi những tán cây Tabebuia đã trồng lâu năm
Vào mùa xuân, những bông hoa màu hồng phớt bắt đầu nở, mang đến cho ngôi nhà ngoại ô vẻ đẹp lãng mạn và quyến rũ
Ở mặt tiền của nhà ngoại ô, kiến trúc sư sử dụng bảng màu đơn giản với tường gạch đỏ và bê tông
Các không gian trong nhà ngoại ô đều kết nối gần gũi với thiên nhiên bên ngoài để mỗi khi mở cửa ra mọi người đều có thể nhìn thấy ngay những tán cây Tabebuia
-
Nhà ngoại ô thiết kế mở, tập trung vào giải pháp lấy sáng và thông gió
Khi lên ý tưởng thiết kế nhà ngoại ô, gia chủ đặt ra cho kiến trúc sư một số yêu cầu cụ thể: ưu tiên cấu trúc đơn giản và cởi mở, đủ 3 phòng ngủ cho các thành viên trong gia đình, tập trung vào các giải pháp cho phép ánh sáng và không khí lưu thông tự do.
Để giải quyết bài toán của gia chủ, đội ngũ thiết kế bố trí một giếng trời ngay khu vực cầu thang làm tăng hiệu quả lấy sáng từ mái nhà xuống các không gian bên dưới. Cửa kính và ô kính cũng được tận dụng tối đa, vừa đảm bảo ngôi nhà luôn thoáng sáng vừa nâng tầm đẳng cấp không gian sống.
Ngoài ra, nhà ngoại ô còn áp dụng thêm nhiều giải pháp như thiết kế cầu thang mở, trồng thêm nhiều cây xanh trong nhà, lựa chọn đồ dùng nội thất đơn giản và có chiều cao thấp để tạo đường lưu thông cho ánh sáng, khí trời…
>>> Xem thêm: Nhà ngoại ô thiết kế thư thái đến nỗi gia chủ thích du lịch không thể rời xa nhà dài ngày
Nhà ngoại ô được thiết kế theo hướng mở, tăng khả năng tương tác giữa con người với thiên nhiên
Không gian phòng khách thoáng sáng nhờ bố trí ngay bên cạnh cửa sổ kính và bên dưới giếng trời
Cầu thang trong nhà ngoại ô có thiết kế mở, giúp ánh sáng tự nhiên len lỏi khắp mọi không gian
Ngoài việc tận dụng những cây Tabebuia ở xung quanh, gia chủ còn bố trí thêm rất nhiều cây xanh trong nhà để mang đến luồng không khí mát mẻ
Phòng bếp của nhà ngoại ô có rất nhiều ô kính lấy sáng
Khu vực cầu thang luôn ngập tràn ánh nắng, bên dưới là những chậu cây xanh được gia chủ bố trí khéo léo
Thiết kế giếng trời hình dáng độc đáo, giúp ánh sáng chiếu thẳng từ trần nhà xuống các không gian phía dưới
Có rất nhiều ô kính được bố trí ở mặt tiền ngôi nhà, vừa tăng hiệu quả lấy sáng vừa mở rộng tầm nhìn ra xung quanh
Cửa sổ lớn trong phòng ngủ mang ánh sáng và gió tự nhiên từ bên ngoài lan tỏa khắp mọi ngóc ngách
Thiết trang nhã cùng cây xanh mang đến những giấc ngủ thư thái
Phòng tắm thoáng sáng nên gia chủ không cần bật đèn suốt cả ngày
>>> Xem thêm: Gia đình 4 thế hệ chọn về ngoại ô xây nhà để có không gian sống yên ả dưới mái ngói đỏ
Tận dụng lợi thế từ thiên nhiên, nhà ngoại ô Ấn Độ đẹp như một bức tranh hài hòa, khắc phục nhược điểm thế đất hình tam giác. Nhờ vậy, House Under Tabebuia Trees trở thành một “ốc đảo” riêng tư, bình yên và đủ đầy để cả nhà dừng chân ngơi nghỉ, mặc kệ ngoài kia là thành phố đông đúc, xô bồ.
Thông tin công trình:
Tên công trình: House Under Tabebuia Trees
Địa điểm: Thành phố Bangalore, bang Karnataka, Ấn Độ
Diện tích: 297m2
Năm hoàn thành: 2023
Đơn vị thiết kế: Cantilever Architects
Kiến trúc sư trưởng: Ar. Puneet J
Team thiết kế: Puneet J, Kriti Jain, S Mrityunjay
Hình ảnh: Jubin Johnson