Xử lý xây nhà mới có tường chung như thế nào?

    29/05/2023 16:305.139 lượt xem

    Tường chung đang là vấn đề hay gặp phải của nhiều gia đình sở hữu những căn nhà phố được xây liền kề nhau. Sử dụng tường chung dù giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng thường hay gặp phải những vấn đề phát sinh. Vậy cách xử lý xây nhà mới có tường chung như thế nào, tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé. 

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời.

    Xử lý xây nhà có tường chung là vấn đề mà nhiều người thường gặp phải

    1. 1. Xây nhà có tường chung là gì?

    Xây nhà có tường chung là khi ngôi nhà liền kề có chung một bức tường bên trái hoặc bên phải nhà. Hình thức này phổ biến ở thành thị, nơi diện tích hạn chế mà chủ nhà hai bên đều muốn tiết kiệm chi phí khi xây nhà, tăng diện tích sử dụng không gian.

    Xây nhà có tường chung là khi ngôi nhà liền kề có chung một bức tường bên trái hoặc bên phải nhà

    Tuy nhiên, xây nhà có tường chung này thường tiềm ẩn một số nguy cơ như: sụt móng, sạt lở móng, gặp vấn đề khi chuyển nhượng, buôn bán nhà hoặc khi nhà có hư hỏng muốn tháo dỡ, sửa chữa, làm mới sẽ phải thông qua cả hai bên. Và rất có thể trong quá trình thông qua sẽ phát sinh những tranh chấp.

    1. 2. Sử dụng xây nhà có tường chung thế nào cho đúng luật?

    Vậy sử dụng xây nhà có tường chung như thế nào cho đúng luật? 

    Tại Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản như sau:

    - Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

    - Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản, những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể.

    - Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Sử dụng xây nhà có tường chung cho đúng luật để tránh xảy ra các vấn đề tranh chấp

    Trường hợp chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

    - Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

    - Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Khi xây, sử dụng nhà có tường chung, các cá nhân, hộ gia đình cần lưu ý những nguyên tắc nêu trên để tránh xảy ra tranh chấp về sau.

    1. 3. Làm cách nào để xử lý xây nhà có tường chung

    Khi gia chủ có ý định xử lý xây nhà có tường chung với hàng xóm thì gia chủ trước hết nên thảo luận trước với chủ sở hữu của căn nhà có bức tường chung . Vẫn là “bán anh em xa, mua láng giềng gần” nếu chủ nhà bên kia vui vẻ đồng ý thì mới có thể thực hiện các bước tiếp theo trong việc xử lý xây nhà có tường chung.

    Sau đó việc cần thiết nhất chính là xin cấp giấy phép xây dựng. Việc xây nhà hiện nay không chỉ liên quan đến cá nhân chủ nhà mà còn liên quan đến pháp luật, để đảm bảo đúng trình tự pháp luật thì trước khi xây nhà, xử lý xây nhà có tường chung thì bạn cần phải xin giấy phép xây dựng.

    Để xử lý xây nhà có tường chung thì bạn cần phải xin giấy phép xây dựng

    Những loại giấy tờ cơ bản khi xin giấy phép như:

    - Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: Sổ đất, giấy ủy quyền công chứng (nếu có).

    - Kèm theo trích lục bản đồ, trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.

    - Chứng minh nhân dân bản sao công chứng.

    - Bản cam kết an toàn với nhà liền kề.

    Xin cấp giấy phép xây dựng sẽ tạo điều kiện cho quá trình thực hiện xây dựng công trình một cách thuận lợi. Việc xử lý xây nhà có tường chung sẽ diễn ra nhanh chóng, hạn chế việc chỉnh sửa, dễ dàng thi công với mặt tiền đã xin phép và hoàn công xây dựng.

    1. 4. Những vấn đề khó khăn khi xử lý xây nhà có tường chung

    Có lẽ vấn đề lớn nhất mà chủ nhà gặp phải khi xử lý xây nhà có tường chung chính là quy trình để tháo dỡ tường chung. Công việc này có sự phức tạp và đòi hỏi người xử lý cần có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý xây nhà có tường chung. Khi tháo dỡ tường chung giữa hai nhà có thể gặp phải hai tình huống sau đây:

    Tình huống 1: Nếu hai bên đồng ý tháo dỡ bức tường chung khi xây dựng, đơn vị thi công sẽ hạ tường và tiến hành gia cố lại cho nhà hàng xóm bằng tôn nếu nhà hàng xóm không có tường hoặc xây mới lại bức tường chung (tùy theo 2 bên thỏa thuận).

    Tình huống 2: Chủ đầu tư không thể thỏa thuận về việc tháo dỡ tường. Nếu vẫn muốn xây dựng nhà mới thì chỉ có thể giữ nguyên hiện trạng tường chung. Lúc này, chủ đầu tư phải chịu rủi ro là mất đi phần đất đó, gia đình buộc phải xây dựng bức tường mới trên nền đất của mình theo đúng pháp luật.

    Trên thực tế, trường hợp thứ hai thường xuyên xảy ra hơn vì đa số các chủ nhà đều không muốn mất 1 bên tường vì lo sợ sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc nhà gây nứt móng hoặc nghiêng nhà, đây là vấn đề khó khăn khi xử lý xây nhà có tường chung có rất nhiều gia đình..

    Những vấn đề khó khăn khi xử lý xây nhà có tường chung

    Trong quá trình xử lý tháo dỡ tường chung cần lưu ý một số hạng mục sau:

    - Đục phá bê tông.

    - Đục phá gạch nền cũ.

    - Đục phá gạch ốp tường.

    - Dỡ bỏ mái ngói, mái tôn.

    - Đục phá cầu thang.

    - Tháo thiết bị vệ sinh.

    - Tháo dỡ cửa đi, cửa sổ.

    - Dịch vụ đào đất.

    - Xử lý phần móng bên dưới lòng đất.

    - Hút bể phốt và phá dỡ bể phốt.

    - Trám lại vết nứt ổ điện tường nhà hàng xóm đối với các vị trí tường liền kề.

    Sau khi tiến hành các công tác tháo dỡ, xà bần, đất dư và những vật dụng linh tinh sẽ được thực hiện công tác di dời để tiến trình thi công xử lý vấn đề xây nhà có tường chung, được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

    Tổng hợp: Cẩm Vân

    Bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế - thi công? Hãy điền yêu cầu vào form Đăng ký tư vấn. Happynest sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với đơn vị phù hợp nhất nhé!

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0