Có nhiều tiền nhưng vẫn mắc sai lầm “tai hại” khi làm nhà

    13/12/2023 22:158.189 lượt xem

    Làm nhà là chuyện trọng đại của đời người. Ai cũng muốn được sở hữu một ngôi nhà khang trang, tiện nghi và thẩm mỹ. Tuy nhiên, dù đã “cân đo đong đếm” đủ đường, vẫn có rất nhiều người mắc sai lầm trong quá trình làm nhà, thậm chí là những người có điều kiện kinh tế dư dả.

    *Theo dõi Happynest thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về nhà ở nhé. 

     

    1. Bỏ ra 3 tỷ xây nhà quá to nhưng các con không chịu ở chung

     

    Gia chủ Trần Nguyên, 65 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội than thở về việc xây nhà to nhưng không ở hết. Ông Nguyên xây nhà trên diện tích đất 160m2, thuê kiến trúc sư thiết kế cẩn thận, chừa 30m2 làm sân, còn lại xây hết 130m2 với 3,5 tầng, tổng cộng hơn 400m2.

    Vốn dĩ ông Nguyên xây nhà để cùng gia đình các con sống theo mô hình tam - tứ đại đồng đường, nhưng các con của ông Nguyên đều chuyển ra ở riêng. Căn nhà 3 tầng khang trang, to đẹp hiện chỉ có 2 ông bà ở, mỗi lần lau dọn rất tốn sức.

    Ông Nguyên chia sẻ: “Giờ tôi mới thấy mình đã xây nhà quá to, lãng phí và thừa thãi quá. Hai con luôn nói sẽ về thăm bố mẹ đều đặn, nhưng sao bằng được ở chung. Nhà chỉ đông người vào dịp lễ tết, mấy trăm ngày còn lại lúc nào cũng vắng lặng”.

    >>> Xem tình huống cụ thể của gia đình ông Nguyên tại đây: Vợ chồng tôi xây nhà to 400m2 nhưng các con không chịu ở chung 

    2. Hối hận vì đầu tư 400 triệu làm đẹp phòng khách ở quê

     

    Anh Bùi Quang chia sẻ tình huống làm nhà của gia đình ở quê, khi bố anh mạnh tay bày biện nội thất phòng khách với số tiền lên tới 400 triệu đồng. Ở quê, phòng khách hay còn được gọi là “nhà trên”, là không gian được đầu tư công phu nhất trong nhà.

    Điều đáng nói, dù căn phòng khách đã đầy đủ tiện nghi từ lâu, nhưng tất cả sinh hoạt thường ngày của gia đình anh Quang đều tập trung ở nhà dưới, khu vực bếp núc. Mỗi năm, căn phòng khách chỉ được dùng khoảng 3 lần, vào dịp Tết và giỗ ông bà nội. 

    “Nhìn những bộ salon, bàn ghế quanh năm trùm vải kín mít mà tôi không hiểu mua về để làm gì? Sao không cho các thành viên gia đình hưởng thụ và sử dụng?” - anh Quang chia sẻ.

    >>> Xem tình huống cụ thể của gia đình anh Quang tại đây: Bố tôi hối hận vì đầu tư 400 triệu làm đẹp phòng khách ở quê   

    3. Xây bồn tắm mấy chục triệu nhưng vẫn phải đập bỏ

     

    Khi xây nhà phố 4 tầng gồm 6 phòng ngủ này vào 8 năm trước, anh Quang quyết định lắp 3 bồn tắm ở 3 phòng vệ sinh các tầng trên. Bồn ở hai tầng dưới là loại thường, tốn 8 triệu đồng/chiếc, riêng phòng vệ sinh ở tầng trên cùng của hai vợ chồng là bồn sục massage, giá khi đó là 24 triệu đồng. 

    Vậy nhưng, từ khi có bồn tắm, chẳng mấy ai ngó đến, trừ chiếc bồn trong phòng riêng của vợ chồng anh được sử dụng vài lần. Bố mẹ anh không muốn xả nhiều nước tốn kém, lại cũng không thích nằm ngâm bồn nên chỉ tắm đứng. Hai cô con gái lúc nhỏ luôn bị mẹ giục tắm nhanh vì sợ nghịch lâu nhiễm lạnh, lớn hơn chút thì các con bận chuyện học hành nên gần như không đụng tới bồn. 

    Cũng theo lời kể của anh Quang, bồn sục không chỉ chiếm phần diện tích, mà còn phải lắp thêm một chiếc máy bơm. Vì không dùng một thời gian dài nên có lần, khi định sử dụng thì máy bơm đã hỏng từ bao giờ, anh Quang lại mất thêm tiền sửa chữa. 

    "Mấy chiếc bồn 3 - 4 năm nay vô dụng. Gỡ bỏ thì tiếc tiền mà để thì vướng. May nhà có người giúp việc lo lau dọn, chứ không riêng việc thỉnh thoảng phải chà trong chà ngoài cũng hết hơi", anh nói. 

    >>> Xem tình huống cụ thể của gia đình anh Quang tại đây: Xây 3 bồn tắm mấy chục triệu, anh Quang đành đập bỏ hết vì không sử dụng và tốn diện tích   

    4. Ở nhà dột 3 năm chờ ngày động thổ vì nghe lời thầy phán

    Lùi việc xây nhà đến 3 năm vì nghe thầy phán chưa được tuổi làm nhà, chị Khánh Ngọc (45 tuổi, Cai Lậy, Tiền Giang) đã vô cùng nuối tiếc sau khi hoàn thành. Bởi đến khi ngôi nhà xây xong thì các con lớn lên lại đi xa. 

    "Suốt tuổi thơ, các con tôi đã phải sống trong ngôi nhà chật chội nay lại ở trong phòng trọ ngột ngạt. Trong khi đó, ngôi nhà mới xây chỉ có hai vợ chồng tôi ở, việc lau dọn cũng vất vả.

    Nghĩ lại, giá như mấy năm trước chúng tôi mượn tuổi người khác hoặc đi tham khảo nhiều nơi để chọn ngày động thổ thì cả gia đình đã có cuộc sống tốt hơn” - chị Ngọc chia sẻ.

    >>> Xem tình huống cụ thể của gia đình chị Ngọc tại đây: Gia chủ ở nhà dột 3 năm chờ ngày động thổ, hối hận vì nghe lời thầy phán

    (còn tiếp…)

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0