Vợ chồng tôi khổ sở suốt 8 năm vì mua chung đất với anh trai chồng

    29/07/2022 06:392.721 lượt xem

    "Vợ chồng tôi phải bỏ tiền đền bù để lấy lại đất ở quận Bình Tân (TP HCM) khi anh chồng âm thầm bán với giá quá rẻ." - Chị Phương (TP HCM) chia sẻ những rắc rối kéo dài suốt 8 năm sau khi mua chung đất với người thân.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây. 

    "Tháng 9/2009, vợ chồng tôi và gia đình người anh chồng mua chung một mảnh đất 180m2 có hai mặt tiền tại quận Bình Tân. Giá đất là 2 tỷ đồng, vợ chồng tôi góp 1/4 số tiền và để vợ chồng anh đứng tên. Chúng tôi mới bán căn nhà cũ còn dư ít tiền và vay mượn thêm để góp đủ 500 triệu. Chúng tôi thỏa thuận khi nào giá lên cao sẽ bán kiếm lời.

    Năm 2011, giá đất tăng cao. Nếu bán cả mảnh đất sẽ có 2,4 tỷ, nghĩa là vợ chồng tôi sẽ được 100 triệu. Tuy nhiên, anh chồng tôi không muốn bán vì mong giá cao hơn.

    Đến năm 2014, anh chồng tôi quyết định xây nhà trên một nửa phần đất này. Lý do là nhà anh có thêm cháu và muốn có chỗ ở rộng rãi hơn. Vợ chồng tôi đồng ý và yêu cầu anh tách thửa đất còn lại. Lúc này, giá đất tại Bình Tân bắt đầu lên đợt nữa và chúng tôi muốn bán phần của mình để trả lãi tiền vay mua đất.

    Năm 2016, anh hoàn thiện nhà 4 tầng trên phần đất 90 m2 có một mặt tiền. Anh cho một công ty thuê với giá 14 triệu một tháng. Phần đất còn lại có hai mặt tiền nhưng có một góc cột điện nên diện tích thực còn 84 m2. Do thủ tục hoàn công lâu (anh thiếu nhà thầu 50 triệu) nên phần tách thửa bị kéo dài.

    Lúc này, gia đình anh chồng tôi hay cãi vã và gánh nặng trả nợ xây nhà cũng lớn nên vợ chồng anh gọi bán phần đất còn lại. Anh chị đơn phương thỏa thuận bán mảnh đất 84 m2 với giá 1 tỷ 50 triệu, nhận đặt cọc 150 triệu. Nếu hai bên không thực hiện việc mua bán thì phải đền gấp đôi tiền cọc.

    Tôi nghe được việc bán đất này trong đám giỗ ở quê chồng. Sau đó, tôi tranh cãi với chồng nhiều ngày vì bị đặt vào thế đã rồi. Trước đó, tôi đã dò hỏi các trung tâm tư vấn để biết giá khi đó là 20 - 21 triệu một m2. Trong khi đó, anh chồng lại bán giá 12,5 triệu.

    Tôi bàn với chồng sẽ vay thêm tiền mua luôn phần đất của anh chị để xây nhà cho thuê. Chồng tôi không đồng ý vì mệt mỏi với việc trả lãi tiền vay hiện tại và còn phải đi thỏa thuận với người đã đặt cọc mua đất.

    Sau đó, tôi tính sẽ không xây nữa mà vay mượn gia đình để mua lại cả khu đất 84 m2. Tôi kỳ vọng giá đất lên cao hơn sẽ bán để trả nợ. Tôi liền cầm giấy tờ thỏa thuận mua đất giữa vợ chồng tôi và anh chồng sang gặp bên mua. Biết có thêm một bên nữa đồng sở hữu, người mua đành hủy hợp đồng.

    Dù vậy, tôi phải "uốn lưỡi ba tấc" mong họ nhận bồi thường 80 triệu. Anh chị chồng trả lại 150 triệu tiền cọc và chi thêm 40 triệu, vợ chồng tôi bỏ ra 40 triệu.

    Tôi cũng quá mệt mỏi vì cãi nhau với chồng và anh chị chồng nên chờ làm giấy tờ xong là bán đất luôn. Nhưng cũng phải gần một năm sau, mọi thủ tục mới hoàn thành. Tới tháng 10, chúng tôi bán mảnh đất 84 m2 được 3 tỷ và nhận phần tiền của mình là 1,5 tỷ.

    Sau tất cả mọi việc, tôi thấy mình mắc sai lầm dẫn đến nhiều hậu quả:

    - Phải trả lãi vay khi mua chung đất do không đủ tiền

    - Không chủ động được việc mua bán

    - Mất tình cảm gia đình vì tranh cãi

    - Thời gian thu hồi vốn kéo dài (8 năm)

    - Hồi hộp vì nếu anh chị chồng có thể đổ vỡ thì tranh chấp còn khó hơn

    Về vật chất, chúng tôi có lời hơn một chút so với việc gửi tiền vào ngân hàng. Nhưng hiện tại, tôi và anh chị chồng "bằng mặt mà không bằng lòng". Nguyên nhân chính vì góp tiền với đối tác là một bên không đáng tin và không ổn định."

    Về trường hợp người thân cùng nhau mua bất động sản, luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn Luật sư TP HCM) tư vấn:

    Việc thỏa thuận mua chung bất động sản là thỏa thuận dân sự và được pháp luật thừa nhận. Luật Đất đai 2013 quy định: "Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận. Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện".

    Việc góp tiền mua chung nhà đất tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ xảy ra tranh chấp. Rủi ro thường thấy là nhiều người mua chung nhưng chỉ để một người đứng tên, lại không có thỏa thuận rõ ràng. Bởi vậy, người không đứng tên có thể không thực hiện được quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung do bị người đứng tên trên giấy chứng nhận cản trở.

    Có trường hợp cùng có tên trên giấy chứng nhận nhưng họ lại không thống nhất được việc quản lý, sử dụng tài sản chung nên cũng dẫn đến tranh chấp.

    Để hạn chế rủi ro và phòng ngừa tranh chấp trong việc góp tiền mua chung nhà đất, điều quan trọng nhất là các bên phải có sự thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản: Phần đóng góp, tỷ lệ sở hữu của mỗi bên; ghi tên các bên vào giấy chứng nhận (nếu chỉ để một người đại diện thì phải có văn bản thỏa thuận về việc này); thỏa thuận các vấn đề về quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

     

    Phương (Theo VNE)

    Quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. 

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0