Kinh nghiệm thực tế khi sử dụng vật liệu xây tường cách nhiệt

    28/04/2022 05:00913 lượt xem

    Xem vấn đề cụ thể của gia chủ tại đây.

    Chị L.A đã có bài đăng hỏi về vấn đề kỹ thuật và vật liệu xây tường cách nhiệt dành cho căn nhà nghỉ dưỡng của chị. Chị nêu ra 6 vật liệu mà chị biết được, tuy nhiên chị L.A còn nhiều cân nhắc và đắn đo. 

    Thành viên N.V.N chia sẻ kinh nghiệm khi đã áp dụng gạch siêu nhẹ: “Tôi đã dùng 1 công trình gạch siêu nhẹ, mát hơn rất nhiều so với gạch đất nung và bê tông (xét tiêu chuẩn chống mát cách nhiệt). Nó rất tốt! Gạch siêu nhẹ dễ ngấm, ẩm mốc khi để viên gạch trần nhé! Còn sau khi xây trát cát vàng như gạch đấy nung bình thường, sơn không sao nhé! Công trình từ 2018 giờ vẫn rất ngon và mát, chưa thấy vấn đề gì!”.

    Thành viên V.T.P chia sẻ: “Nhà mình dùng 2 lớp tường 110, ở giữa cách nhau 10cm để trống, không nhồi xốp hay vật liệu cách nhiệt gì cả. Mùa hè mát, mùa đông ấm, dễ chịu. Tuy nhiên diện tích tường xây lớn sẽ giảm diện tích sử dụng vì cách này 1 thân tường dày ~35cm sau khi trát.

    Nếu bạn tính xây 2 gạch nghiêng để giảm chiều dày tường thì nên có giằng tường để đảm bảo độ vững của bản thân bức tường đó. Cũng nên cân nhắc cả việc sẽ treo đồ đạc trên tường thì với chiều dày của hàng gạch nghiêng có đảm bảo hay không. Ví dụ vít nở treo điều hoà là dài cỡ 8-9cm, đế âm ổ điện cũng tầm 5cm, ống gen điện/nước sẽ đặt như thế nào để ổn định...?”

    Thành viên N.Đ.N thì cho rằng: “Tất cả các giải pháp đều là ngọn, không phải là gốc. Nếu chỉ so sánh trên khái niệm cách nhiệt cho vỏ bao che kiến trúc thì quá đơn giản, các bác có thể mở QC 09 của BXD về tiết kiệm năng lượng để tra cách tính cách nhiệt cho vỏ công trình, ở nước ngoài thì hay dùng giá trị R value để tính và khi tính xong thì dựa trên công thức về chiều dày, hệ số vật liệu để tổng hợp được cấu tạo có R tính toán > R yêu cầu là đạt. Mỗi 1 vùng địa phương có vi khí hậu khác nhau, các hướng lại có cường độ chiếu bức xạ khác nhau, nên phải dựa trên tính toán chứ không phải theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Tôi đã từng làm nhà theo cấu tạo Mỹ tại Việt Nam, với giá trị R tường > 12. (Các bạn tưởng tượng tường 220 của VN chỉ đạt R =3), với cấu tạo gồm 2 lớp thạch cao, bông khoáng, khung gỗ, cemboard... giữa trưa tháng 6 mùa hè, vào nhà ko có điều hòa mà mát mẻ vô cùng.. Trong tính toán thì tính toán nhiệt học dễ hơn tính toán âm học rất nhiều lần!”.

    Đồng thời, anh N.Đ.N cũng đưa ra chia sẻ sâu hơn về các giải pháp mà gia chủ đã nêu: 

    “Vì bác đưa ra 1 số giải pháp nên mình cũng trao đổi luôn về các giải pháp bác đưa ra: 

    1. Tường đất - rammed earth wall - đây là phương pháp truyền thống, có đặc tính phong hóa, đất sau thời gian khô và tăng dần độ cứng. Hiện tại, người ta sử dụng máy trộn xi măng và đất, đổ khuôn và đầm tạo thành tường. Ở các nước như Mỹ, thì tường đất là thứ xa xỉ, những bức tường với các loại đất khác nhau dùng để tạo vân trang trí. Hiệu quả cách nhiệt và độ ổn định thì thua tường đá. Được cái thi công dễ hơn do từ đất rời mà thành khối.

    2. Tường kiểu Pháp, dày trên 35cm, bản chất chính hệ số truyền nhiệt của gạch x chiều dày trên 35cm đã lớn hơn lớp cách nhiệt cần theo tính toán nên bạn thấy mát. Theo tính toán là tường 220 vẫn còn thiếu 1 chút cách nhiệt. 

    3. Tường drywall bản chất phải có thêm lớp chống ẩm phía trong, sử dụng PE để bảo vệ bông khoáng và chống sinh mốc là sử dụng được ở Việt Nam. Lớp cách nhiệt tiêu chuẩn nên tính toán cách nhiệt, thi công đơn giản. Ở Việt Nam chưa phổ biến vì bản thân các KTS Việt Nam chưa quen hoặc muốn phổ biến dạng tường này. Mình đã từng làm công trình tường này ở Việt Nam nên hiểu rõ. 

    4,5,6 các thứ khác chỉ là vật liệu có hệ số cách nhiệt cao, tuy nhiên quan tâm mảng chống thấm và liên kết.. nên sử dụng vật liệu hỗn hợp, đừng bao giờ nghĩ 1 vật liệu có đủ các đặc tính như chống thấm, chống ẩm, chống mốc, cách nhiệt, cách âm, chống cháy…”.

    Thành viên H.D chia sẻ: “Đơn giản và rẻ tiền là dùng thêm gạch mát, ốp ngoài, giữa 2 lớp gạch hoặc ốp trong, vẫn sơn bình thường không phải bả bột, không thấm chút nước nào, nhẹ nổi trên nước dù người ngồi lên trên, cách nhiệt cách âm cực tốt, dày 2cm mà áp má 1 bên, bên kia dùng khò lửa ga lâu mà cũng không bị sao, giá tấm khoảng 150k/m2”. 

    Vấn đề kỹ thuật và vật liệu cách nhiệt tường rất đa dạng, tuy nhiên gia chủ cũng cần phải lựa chọn phương án tối ưu nhất dựa trên tình hình thực tế của ngôi nhà. 

    Nguồn: Group Happynest 

    Quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào? Hãy đăng nhập và để lại bình luận, hoặc gửi bài tại đây để chia sẻ ý kiến của bạn với cộng đồng yêu nhà đẹp nhé! 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài, gửi bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. 

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0