Sửa ban công thành phòng ngủ không chỉ là ý tưởng hay mà còn là phương án tận dụng khoảng trống để cơi nới không gian sống. Nếu gia chủ đang muốn cải tạo ban công thành phòng ngủ, biến không gian này trở thành nơi riêng tư cực chill thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
Bài liên quan:
1. Học ngay những ý tưởng cải tạo ban công hay lô gia với chi phí thấp
2. Các công cụ và phụ kiện cần có để tự lắp ráp nội thất tại nhà
3. Học ngay những ý tưởng cải tạo ban công hay lô gia với chi phí thấp
Trang trí ban công thành các không gian thư giãn đang là xu hướng hiện nay
Xóa bỏ quan niệm ban công là khu vực chỉ dùng để phơi đồ và kho chứa một số vật dụng ít quan trọng của gia đình. Giờ đây, gia chủ hoàn toàn có thể biến hóa sửa ban công trở thành phòng ngủ để thư giãn, để làm nơi sống ảo, để có thêm một không gian mới mẻ nạp thêm năng lượng sau những giờ làm việc mệt nhọc.
Cải tạo ban công thành phòng ngủ là giải pháp mở rộng không gian cho những gia đình đông người tại những căn hộ nhỏ
Để cải tạo ban công thành phòng ngủ đẹp mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ, gia chủ cần có sự sáng tạo trong ý tưởng thiết kế. Ngoài ra, cần lựa chọn nội thất và đồ trang trí phù hợp để biến ban công thành nơi nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Làm thế nào để sửa ban công thành phòng ngủ đẹp, tiết kiệm?
Để cải tạo ban công thành phòng ngủ ấn tượng và tiết kiệm chi phí, gia chủ cần lưu ý những điều sau đây:
Đánh giá hiện trạng của ban công
Việc đầu tiên trước khi sửa ban công thành phòng ngủ mà gia chủ cần làm là xác định xem thực trạng, diện tích và hình dáng ban công hiện như thế nào, liệu thiết kế được chọn có phù hợp với ban công thực tế hay không?
Ngoài ra, vì ban công là phần hứng nắng gió, mưa bão của căn nhà nên khi sửa ban công thành phòng ngủ, gia chủ cũng cần phải xem xét tới việc làm lớp chống nóng hoặc cách nhiệt cho ban công. Trường hợp ban công có cửa sổ nhìn ra đường phố đông đúc, hãy cân nhắc một lớp cách âm nếu muốn có một không gian yên tĩnh, thư giãn đúng nghĩa.
Bên cạnh đó, vào mùa mưa, gia chủ cũng cần phải chú ý tới việc rò rỉ nước, hắt nước từ bên ngoài vào phòng. Trường hợp nếu trong gia đình có người già và trẻ nhỏ, gia chủ cũng nên tính đến việc lắp lưới ở cửa thoáng ban công để đảm bảo an toàn.
Lắp đặt cửa kính giúp gia chủ dễ dàng tận hưởng ánh nắng chiếu vào căn phòng ngủ
Quá trình sửa ban công thành phòng ngủ
Sau khi xem xét đánh giá hiện trạng ban công thực tế, việc tiếp theo để sửa ban công thành phòng ngủ là lên kế hoạch cải tạo.
Quy trình cải tạo ban công thành phòng ngủ bao gồm nhiều công đoạn như sau:
- Lắp đặt cửa sổ cho ban công bằng cửa kính, rèm cửa che nắng
- Ốp trần chắc chắn cho ban công để cách âm, cách nhiệt căn phòng ngủ ở ban công
- Hoàn thiện phần tường bằng các tấm ván MDF nhiều lớp, phần sàn nhà sử dụng gạch men hoặc sàn gỗ
- Lắp đặt hệ thống đèn, điện ở phòng ngủ ban công
- Sắp xếp đồ đạc và trang trí nội thất theo ý thích của gia chủ
Một số lưu ý khi chọn nội thất phòng ngủ
Phòng ngủ được cải tạo từ ban công chắc chắn có diện tích hạn chế so với một căn phòng thông thường. Chính vì thế, việc lựa chọn đồ nội thất và trang trí là cần đảm bảo một số tiêu chí như:
- Nội thất có kích thước nhỏ, gọn, dễ dàng di chuyển, lắp ghép
- Kiểu dáng tối giản nhằm giảm cảm giác chật chội của căn phòng
- Sử dụng nội thất thông minh, giúp tối ưu diện tích một cách hiệu quả
- Lựa chọn màu sắc phù hợp, ưu tiên những gam màu nhẹ nhàng và sáng sủa để tạo cảm giác rộng rãi hơn cho căn phòng.
Biến ban công thành phòng ngủ sẽ giúp gia chủ cơi nới thêm không gian, tăng đáng kể diện tích sinh hoạt
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp gia chủ giải đáp thắc mắc có thể sửa ban công thành phòng ngủ không. Chúc gia chủ có nhiều ý tưởng hay trong quá trình cải tạo, hoàn thiện không gian nghỉ ngơi của gia đình.
Bài viết: Tổng hợp
Xem thêm:
1. Học cách phân biệt khoảng thở ngoài trời cho không gian nhà - không chỉ có ban công
2. Ban công nhà ở: Nên thiết kế thế nào và xây sao cho đẹp?
3. Ban công nhà chung cư, nhà cao tầng nên làm chuồng cọp hay lưới an toàn?
4. Sống tiện nghi trong căn chung cư mini với ban công thoáng mát
5. Xây dựng ban công cần lưu ý gì để đảm bảo đúng quy định và không bị phạt?