KTS Trần Công Danh tư vấn thiết kế lại giếng trời

    Cập nhật ngày 10/08/2024, lúc 11:002.618 lượt xem

    Chuyên gia trong bài viết

    SPACE PLUS

    Tư vấn, thiết kế - Nhà thầu

    Không gian cộng thêm !

    Độc giả Nguyễn Thu đưa ra câu hỏi nhờ tư vấn trên group Happynest như sau: “Nhà em hiện tại đang có giếng trời cầu thang như thế này. Tuy nhiên nó bị bí nhà không khí không lưu thông. Dù em đã nâng kính cách mặt trần 30 phân. Hôm trước thì có người tư vấn cho em là làm chéo lên như kiểu cái mái cái mái nhà ngói ý ạ. Nhưng em chưa định hình được là làm thế nào mà có thể làm được như thế với kính. Nhờ các bác tư vấn giúp em ạ”.

    Để giải đáp câu hỏi này, Happynest đã mời KTS Trần Công Danh (Space+ Architecture) đưa ra tư vấn. Cụ thể như sau:

    “Nhà phố hay còn gọi là nhà ống (tube house) thường có nhược điểm về thông gió và chiếu sáng tự nhiên do có chiều rộng hẹp và chiều dài nhà sâu. Tuy nhiên khi thiết kế vẫn có thể áp dụng các nguyên lý thông gió tự nhiên để cải thiện chất lượng môi trường không khí bên trong nhà. Dưới đây là nguyên lý cơ bản và các giải pháp thường được sử dụng:

    Nguyên lý thông gió tự nhiên:

    Thông gió tự nhiên hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất và nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài nhà. Không khí nóng, nhẹ hơn sẽ bay lên và thoát ra ngoài qua các khe hở và khoảng trống trên cao như cửa sổ mái, giếng trời, thông tầng,… tạo ra vùng áp suất thấp. Đồng thời, không khí mát, nặng hơn từ bên ngoài sẽ được hút vào qua các khe hở phía dưới (cửa sổ, cửa chính), tạo thành dòng đối lưu không khí liên tục. Lưu ý khi thiết kế cần tính toán lưu lượng gió vào cân bằng với lưu lượng gió ra (diện tích đón gió cân bằng với diện tích thoát gió). Có 2 phương pháp thông gió chính là thông gió theo phương ngang (cross ventilation) và thông gió  theo phương đứng (stack ventilation), khi thiết kế có thể kết hợp cùng lúc 2 phương pháp này.

    Sơ đồ thông gió theo phương ngang và phương đứng (nguồn: Archdaily)

    Một số giải pháp thông gió tự nhiên cho nhà ống:

    - Sân trong (patio) - Giếng trời: tạo ra luồng khí đối lưu giữa các tầng, đưa ánh sáng tự nhiên vào sâu bên trong nhà. Thường đặt ở giữa nhà hoặc cuối nhà để tối ưu hiệu quả thông gió và chiếu sáng. Kích thước và hình dạng giếng trời cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả thông gió mà không gây ra các vấn đề như nắng nóng, mưa tạt.

    - Thông tầng (void): tạo không gian mở giữa các tầng, giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn. Thường đặt ở khu vực cầu thang hoặc phòng khách và có thể kết hợp với giếng trời để tăng cường hiệu quả thông gió.

    - Cửa sổ mái (skylight): tạo khoảng hở trên cao để không khí nóng thoát ra ngoài, kết hợp lấy sáng. Thường đặt trên mái nhà, giếng trời hoặc thông tầng. Nên sử dụng cửa sổ mái có khả năng điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng, nhiệt độ và sự đối lưu cho ngôi nhà.

    - Cửa sổ và cửa chính: trong thông gió tự nhiên, hệ cửa đi và cửa sổ có tác dụng lấy gió vào và thoát gió ra, nên bố trí cửa đi và cửa sổ sao cho gió có thể dễ dàng vào ở các mặt đón gió và nhanh chóng thoát ra để tạo sự đối lưu, thông thoáng. 

    - Đối với trường hợp ngôi nhà này dù có giếng trời và có khe hở cách mái 30cm nhưng cảm giác vẫn bí, có thể do sự đối lưu theo phương đứng chưa được tốt, chưa tạo được sự cân bằng giữa lưu lượng gió vào và gió ra.

    Hình ảnh giếng trời hiện trạng

    Do chưa có đầy đủ bản vẽ hiện trạng ngôi nhà nên tạm thời KTS đề xuất cải thiện chủ yếu bằng cách tăng cường diện tích thoát gió dựa vào các giải pháp sau:

    - Mở rộng diện tích khe hở giữa mái kính và mái nhà;

    - Sử dụng gạch hoa gió (gạch bánh ú hoặc gạch hoa gió chống mưa) đỡ và nâng mái kính lên từ 60-80cm (khoảng 3-4 hàng gạch hoa gió) hoặc có thể sử dụng hệ lam lá sách (vật liệu nhôm hoặc bê tông), giúp tăng diện tích thoát gió. Lưu ý mái kính cần có độ vươn đủ xa để chống mưa tạt, ngoài ra có thể làm mái kính dốc để thoát nước tốt và không bị đọng lại lá cây, rác,… ảnh hưởng đến lấy sáng tự nhiên và thẩm mỹ.

    Giếng trời sử dụng khe hở, hệ gạch hoa gió hoặc lam lá sách nhôm giúp thoát gió (nguồn Space+ Architecture)

    • Thay mái kính hoặc chuyển một phần diện tích mái kính thành cửa sổ trời (có thể đóng mở thủ công hoặc tự động) để tăng lưu lượng thoát gió. Một số loại cửa sổ trời hiện nay có cảm biến có thể tự động đóng khi có mưa.
    • ​​
      ​​

    Hình ảnh cửa sổ mái có thể đóng mở (nguồn Pinterest)

    Đồng thời gia chủ cần tìm kiếm các giải pháp lấy gió tự nhiên vào bằng các cửa sổ, cửa đi ở các mặt đón gió (nếu ở miền Nam các hướng gió chính như Tây Nam, Đông Nam, Đông Bắc…), các hệ cửa này nên ở trạng thái mở để lưu lượng gió có thể vào nhiều nhất có thể. Ngoài ra cần tạo thêm sự đối lưu không khí theo phương ngang bằng cách thông gió qua các khoảng trống như hành lang, cửa đi, cửa sổ,… ra sân sau (nếu có).

    Bạn có thể tham khảo ngôi nhà Sun House thiết kế bởi Space+ Architecture để tham khảo các giải pháp thiết kế thông gió và chiếu sáng tự nhiên đã áp dụng hiệu quả cho ngôi nhà.

    Sơ đồ thiết kế thông gió tự nhiên (kết hợp theo phương đứng và ngang) và chiếu sáng tự nhiên (nguồn: Space+ Architecture)

     

    Bùi Minh TrangTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0