Trong quá trình thiết kế thi công nhà mái Thái, nhiều gia chủ phân vân không biết nên lựa chọn phương án làm mái nào cho phù hợp. Ngay bên dưới, mình sẽ tiết lộ ưu, nhược điểm của hai phương án thi công mái Thái cho nhà phố để bạn dễ dàng đưa ra quyết định chính xác.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
1. Phương án thi công mái Thái với hệ vì kèo sắt
Thi công mái Thái với hệ vì kèo sắt là kỹ thuật xây dựng được áp dụng phổ biến từ xưa đến nay. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn, phương án này được ưu tiên lựa chọn nhờ chi phí thấp, thi công đơn giản nên phù hợp với tay nghề của đội thợ tại địa phương.
Thi công mái Thái với hệ vì kèo sắt là phương án xây dựng được sử dụng phổ biến ở cả thành thị và nông thôn
Vì kèo là một bộ phận của mái nhà, giữ vai trò chống đỡ và chịu lực cùng xà gồ, kết nối phần mái với những bộ phận khác để tạo độ dốc, tăng độ chắc chắn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Trước đây, hệ vì kèo làm bằng gỗ, nhưng nay chuyển qua sử dụng sắt hộp để giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến độ bền của công trình.
Để thi công mái Thái với hệ vì kèo sắt, đội thợ sẽ tiến hành kiểm tra mặt bằng mái, dựng vì kèo và căn chỉnh theo độ cao. Sau đó, tiếp tục lắp hệ lito theo chiều dọc mái nhà và tiến hành lợp ngói. Tùy thuộc vào quy cách của ngói, khoảng cách lito sẽ có sự chênh lệch.
>>> Xem thêm: Nhà mái Thái là gì? Đặc điểm của nhà mái Thái
1.1. Ưu điểm
Thời gian thi công nhanh.
Thi công đơn giản.
Thi công mái Thái với hệ vì kèo sắt có mức chi phí thấp hơn nhiều so với mái đổ bê tông cốt thép rồi dán ngói.
Thi công mái Thái với hệ vì kèo sắt diễn ra nhanh chóng, tối ưu thời gian và chi phi
1.2. Nhược điểm
Chống nóng không hiệu quả.
Phải đóng trần giả để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Có thể bị dột hoặc tốc mái ngói khi mưa to gió lớn.
Khả năng chống nóng của nhà mái Thái vì kèo sắt không hiệu quả
2. Phương án thi công mái Thái bằng cách đổ bê tông dán ngói
Phương án thi công mái Thái bằng bê tông dán ngói khắc phục được những hạn chế gặp phải ở hệ vì kèo sắt. Nhờ đó, công trình nhà bạn sẽ đảm bảo an toàn, quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng cao hơn.
Thi công mái Thái bằng cách đổ bê tông cốt thép và dán ngói đảm bảo chất lượng cùng độ an toàn cho công trình
Để đổ bê tông mái Thái, đội thợ thi công sẽ xây tường bao tạo phương nghiêng cho mái Thái, đóng coppha và đổ bê tông mái. Sau khi lớp bê tông khô, tiếp tục thi công vì kèo, ốp ngói và sơn nước để mái ngói đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ.
Về chi phí, mái Thái bê tông dán ngói được tính bằng 100% diện tích xây dựng, trong khi mái bằng bê tông cốt thép chỉ tính 50% diện tích xây dựng.
>>> Xem thêm: Xu hướng thiết kế nhà mái thái hiện đại, nét chấm phá mới trong thiết kế nhà ở
2.1. Ưu điểm
Chống nóng tốt.
Chống ồn tốt.
Chống thấm hiệu quả nhờ lớp bê tông.
Đảm bảo an toàn khi gặp gió bão.
Nhà mái Thái chống thấm hiệu quả hơn nhờ lớp bê tông
2.2. Nhược điểm
Chi phí xây dựng cao.
Phải đóng trần giả để tạo độ phẳng cho trần nhà.
Thời gian thi công kéo dài.
Thi công phức tạp, đòi hỏi bề mặt bê tông có độ phẳng cao để dán ngói dễ dàng hơn.
Chi phí thi công mái Thái bê tông cốt thép dán ngói dao động ở mức khá cao
>>> Xem thêm: Nên làm nhà mái Thái hay mái Nhật? Sự thật không phải ai cũng biết
Theo mình đánh giá, mỗi phương án thi công mái Thái có những ưu điểm và nhược điểm riêng, mức chi phí xây dựng cũng chênh lệch đáng kể. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và chi phí đầu tư cho ngôi nhà, bạn sẽ đưa ra phương án thi công phù hợp nhất.
Tổng hợp
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.