Có rất nhiều loại mái nhà khác nhau, trong đó nhà mái Thái là kiểu mái nhà được nhiều gia chủ Việt quan tâm. Nhà mái Thái hay còn được gọi là mái nhà dốc là một trong những thiết kế được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc của Việt Nam từ xưa đến nay.
Mẫu nhà thái mái đang là mẫu thiết kế được ưa chuộng hiện nay
Nhà mái Thái là gì?
Nhà mái Thái có dạng mái xếp chồng lên nhau và dốc. Đây là kiểu kiến trúc theo phong cách thấp tầng như kiểu nhà 1, 2 hoặc 3 tầng. Người ta sáng tạo nhiều kiểu dáng khác nhau cho mái Thái. Ví dụ như ngói sóng lớn, sóng nhỏ hay mái giả đá… Phổ biến nhất hiện nay là mái thái chữ A, mái giật cấp có phần mái đưa ra khỏi thân nhà, tạo khối cho ngôi nhà.
Nhà cấp 4 dạng mái thái theo phong cách hiện đại
Cấu trúc của mẫu nhà mái Thái bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che. Những bộ phận này đều theo kiến trúc Thái đặc trưng.
Đặc điểm của nhà mái Thái
Ưu điểm của nhà mái Thái
- Những mẫu nhà được xây theo kiểu mái Thái thì thường có tính năng tản nhiệt chống nóng tốt hơn. Ngoài ra, nhà mái Thái thường có độ dốc vừa phải, khi mưa nước sẽ nhanh rơi xuống và không xảy ra tình trạng ứ đọng nước trên mái. Điều này sẽ giúp bảo vệ cho mái nhà không bị thấm dột và ngấm nước.
- Tính thẩm mỹ: kiểu kiến trúc nhà mái Thái sẽ giúp tôn lên được vẻ đẹp thanh thoát, cao ráo cho ngôi nhà.
- Nhà mái Thái có nhiều kiểu dáng để gia đình bạn lựa chọn, đáp ứng với các công trình kiến trúc khác nhau, chất liệu khác nhau
- Ngoài ra, theo phong thủy, kiểu dáng mái Thái sẽ giúp gia chủ tránh bị tích tụ hung khí, đem lại may mắn cho gia đình.
Nhà mặt tiền 3 tầng mái Thái
Nhược điểm của nhà mái Thái
- Chi phí xây dựng kiểu nhà mái Thái sẽ đắt hơn so với những kiểu mái khác.
- Quá trình thi công nhà mái Thái cần sự tỉ mỉ, chi tiết và cẩn thận.
Những lưu ý khi lợp ngói nhà mái Thái
- Trước khi tiến hành thi công, bạn cần đo đạc tính toán thật chuẩn xác.
- Độ dốc mái Thái: độ dốc đẹp nhất là 30 độ, chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m. Với mái 45 độ thì chiều xuôi nên khoảng từ 10 đến 15m.
- Cách lợp: Bạn nên lợp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Cần chú ý khoảng cách giữa các ngói phải vừa đủ không được quá khít hay quá xa.
- Khi lợp ngói nên cẩn thận để không bị vỡ ngói và an toàn cho bản thân.
- Sau khi lợp xong nên vệ sinh cho mái bằng cách lấy khăn lau chùi. Để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho mái, bạn nên quét lên mái một lớp sơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nhà mái Thái và đặc điểm nhà mái Thái để các gia chủ tham khảo và áp dụng cho tổ ấm của riêng mình.
Khi lợp ngói, cần phải cẩn thận và tỉ mỉ
Trên đây là những thông tin về nhà mái Thái để gia chủ tham khảo. Hy vọng gia đình bạn sẽ có một ngôi nhà thật đẹp, đúng như mong muốn.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
- 1. Nhà 1 tầng mái thái thiết kế đơn giản, gia chủ dành một phần diện tích để làm sân vườn thoáng mát
- 2. Nhà 2 tầng mái thái ở Hưng Yên các con xây tặng bố mẹ, hoàn thiện với chi phí 1,25 tỷ đồng
- 3. Nhà chồng mái mang hơi thở đồng bằng Bắc Bộ và phố núi Thái Nguyên
- 4. Ngôi nhà Gác mái được ứng dụng công nghệ xử lý chất thải tại chỗ
- 5. Xây nhà ghép từ các thùng container 0.9x6m, tiện nghi và thoải mái hơn những gì gia chủ nghĩ