Lớp vữa cán nền dày bao nhiêu là đẹp và mịn láng?

    Cập nhật ngày 14/05/2024, lúc 16:304.700 lượt xem

    Chiều dày của lớp vữa cán nền không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính, chịu lực và độ chống thấm của công trình. Vậy lớp vữa cán nền dày bao nhiêu là đẹp và láng mịn? Cùng xem ngay bài viết này để biết thêm chi tiết nhé. 

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. 1. Lớp vữa cán nền là gì?

    Vữa cán nền hay mác vữa cán nền là một hỗn hợp được trộn bởi các nguyên liệu khác nhau theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này sẽ thay đổi để phù hợp với từng yêu cầu và từng công trình cụ thể.

    Lớp vữa cán nền là công đoạn trải một lớp láng trên bề mặt nền gạch, bê tông của công trình. Trước khi láng, kết cấu của nền cần phải ổn định và mặt nền phải phẳng, không có bụi bặm, những vết xô cần phải kiểm tra kỹ, cọ sạch vết dầu, rêu.... Như thế, công tác ốp lát sẽ diễn ra nhanh chóng, đạt được giá trị thẩm mỹ cao.

    Lớp vữa cán nền là công đoạn trải một lớp láng trên bề mặt nền gạch, bê tông của công trình

    1. 2. Tại sao việc xác định chiều dày lớp vữa cán nền quan trọng?

    Việc xác định chiều dày lớp vữa cán nền là quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình xây dựng:

    - Nếu lớp vữa cán nền có độ dày quá mỏng, nó có thể không đủ mạnh để chịu được tải trọng hoặc không cung cấp độ phẳng cần thiết.

    - Ngược lại, nếu lớp vữa cán nền quá dày, có thể gây lãng phí vật liệu và tăng chi phí xây dựng.

    Việc xác định chiều dày lớp vữa cán nền là quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình

    1. 3. Chiều dày lớp vữa cán nền là bao nhiêu?

    Tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật cụ thể của công trình, loại vật liệu nền và loại mác vữa, chiều dày lớp vữa cán nền thường rơi vào khoảng từ 5-10cm: 

    - Tùy theo loại vật liệu nền mà chiều dày lớp vữa cán nền có thể thay đổi. Ví dụ, chiều dày lớp vữa cán nền có thể giảm xuống nếu nền làm từ bê tông cốt thép. Chiều dày lớp vữa cán nền có thể tăng lên nếu nền là đất sét. 

    - Tùy theo loại mác vữa mà chiều dày lớp vữa cán nền có thể thay đổi. Ví dụ, nếu dùng mác vữa 75 hoặc 100 thì chiều dày lớp vữa cán nền sẽ mỏng hơn dùng mác vữa 50.

    Chiều dày lớp vữa cán nền thường rơi vào khoảng từ 5-10cm

    1. 4. Lưu ý khi thi công lớp vữa cán nền

    Để thi công lớp vữa cán nền đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

    - Trước khi thi công lớp vữa cán nền, bạn cần đảm bảo rằng bề mặt đã được làm sạch hoàn toàn và không còn bụi, dầu mỡ hoặc các chất phủ lên bề mặt. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra và điều chỉnh độ phẳng của bề mặt để đảm bảo rằng nó sẽ hỗ trợ quá trình cân vữa cán một cách chính xác.

    - Tưới ẩm một lớp để nền không quá khô, dễ liên kết khi cán.

    - Phết một lớp hồ dầu mỏng trước khi cán để tạo độ bền và lớp nền mịn.

    - Lựa chọn loại mác vữa cán nền phù hợp với yêu cầu của công trình, loại vật liệu nền và chiều dày lớp vữa cán nền. Bạn cũng cần tính toán lượng vữa cần thiết cho việc cán nền, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt

    - Bạn cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ nguyên liệu và nước, đảm bảo vữa có độ ẩm vừa phải, không quá lỏng ho.

    Lưu ý khi thi công lớp vữa cán nền

    1. 5. Những bước cán nền đúng chuẩn kỹ thuật

    Bước 1: Khôi phục bề mặt 

    Để khôi phục lại độ cao chuẩn của sàn, có thể sử dụng dụng cụ trắc đạc bật mực để xác định độ cao cần thiết, sau đó điều chỉnh và làm đều độ cao của sàn. Độ cao chuẩn thường được xác định dựa trên độ cao của tường đã được tô trát, thường là trên một mét.

    Bước 2: Kiểm tra lại bề mặt sàn trước khi cán

    Kiểm tra lại độ phẳng mịn của mặt nền, đảm bảo rằng độ cao đúng với bản thiết kế và độ dốc tuân thủ theo những vị trí đánh mốc. 

    Kiểm tra chiều dày của lớp vữa cán nền sao cho phù hợp với công trình, đúng kỹ thuật và đảm bảo rằng lớp vữa cán nền sẽ không mắc các vấn đề như: đập chắc, bong hộp. 

    Sau khi các tiêu chí trên đã đạt tiêu chuẩn, bạn hãy tiến hành thực hiện bước cán nền.

    Những bước cán nền đúng chuẩn kỹ thuật

    Bước 3: Xác định những lỗi thường gặp khi thi công

    Sàn bị bong, rộp: Nguyên nhân đó là do cán bằng hồ khô, sàn nhà không được ẩm trước khi cán hoặc không tưới nước để làm ẩm sàn bê tông. 

    Xuất hiện tượng rỗ, thậm chí là nứt mặt sàn: Nguyên nhân là bởi cấp phôi vữa không đúng, cát không được ray kỹ nên vẫn còn những cặn bẩn làm mặt sàn không được phẳng. 

    Cao độ sàn cán không bằng nhau hay không bằng phẳng: Nguyên nhân chủ yếu đó là cán mốc sai lệch, không điều chỉnh được độ cao thích hợp. 

    Bước 4: Xử lý đường ống

    Phủ chống thấm nền bằng 2 lớp rồi kiểm tra lại độ lắng nước để bắt đầu thực hiện. 

    Giữ điều kiện nước trong 48 giờ. 

    Cắm cống vào để tạo đập hoặc đê nhỏ trên sàn nhằm hạn chế nước chảy ra khỏi khu vực màng. 

    Tiếp tục ngâm nước ở độ sâu khoảng 100mm. 

    Cứ khoảng 8 tiếng là kiểm tra mức nước 1 lần, giữ cho nó ở mức ổn định, không quá nhiều mà không quá ít.

    Trong khi quá trình thử nghiệm kiểm tra nước thì hãy chú ý cẩn thận, tránh bay hơi nước và nước chảy từ bên trong khu vực đã thực hiện chống thấm. 

    Cần có sự kỹ lưỡng khi thi công lớp vữa cán nền đúng kỹ thuật và đảm bảo chất lượng khi thực hiện

    Tổng hợp

    >> Xem thêm: Điểm danh 36 điều cấm kỵ trong kiến trúc nhà ở theo “Dương trạch tam yếu”

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Cẩm VânTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0