Những nguyên tắc khi thay bàn thờ mới để tránh gặp xui xẻo

    03/04/2024 13:007.305 lượt xem

    Để thay bàn thờ mới, gia chủ cần tìm hiểu kỹ về quy trình và các lưu ý cần thiết để tránh gặp phải những điều không may. Cùng xem ngay những nguyên tắc sau đây khi thay bàn thờ mới để tránh điều xui xẻo ngay bạn nhé. 

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. Thay bàn thờ mới vào thời điểm nào?

    Trong mỗi gia đình, bàn thờ là nơi thờ cúng và cầu nguyện cho những người đã khuất cùng với các vị thần linh. Vì lý do này, thường có một quan niệm rằng việc bỏ hoặc thay đổi bàn thờ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến linh hồn của người đã qua đời, đồng thời đánh mất tài lộc của gia đình và đắc tội với thần linh. 

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thay đổi bàn thờ cũng là điều bắt buộc, ví dụ như khi ra chùa và thực hiện các nghi thức tôn giáo tại đó. 

    Trước khi thay đổi bàn thờ, gia chủ nên tìm hiểu kỹ về ý nghĩa và cách thực hiện đúng đắn để đảm bảo tôn trọng và giữ gìn các giá trị tâm linh truyền thống.

    Trước khi thay bàn thờ mới, gia chủ nên tìm hiểu kỹ về ý nghĩa và cách thực hiện đúng đắn

    Sau một thời gian sử dụng, bàn thờ thường bị mối mọt, xuống cấp và không còn đủ vững chắc. Để bảo đảm sự trang trọng và tôn nghiêm cũng như lòng thành kính của con cháu, việc thay thế bàn thờ mới là điều cần thiết. 

    Thay bàn thờ mới sẽ đảm bảo cho gia đình có được điều kiện tốt và trang trọng nhất, giúp gia đình luôn nhận được sự bảo trợ của thần linh, từ đó giúp cuộc sống gia đình được thuận lợi và công việc được phát đạt hơn. 

    Trước khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần tìm hiểu kỹ cách thay bàn thờ mới để tránh phạm những điều kiêng kị.

    1. 2. Những nguyên tắc khi thay bàn thờ mới để tránh gặp xui xẻo

    2.1 Lựa chọn ngày tốt

    Việc thay bàn thờ gia tiên vào ngày nào là phù hợp? Điều này phụ thuộc vào quan điểm của từng tôn giáo và cả phong thủy. Theo quan điểm Phật giáo, bàn thờ là phương tiện để quy hướng Phật và tổ tiên. 

    Do đó, thay bàn thờ mới chỉ cần làm việc tốt và thành tâm, không cần phải xem ngày thay bàn thờ bát hương.

    Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, việc thay bàn thờ phải xin phép và chọn ngày tốt để mọi việc được thuận lợi. Bàn thờ là chốn thiêng liêng, do đó việc thay bàn thờ cần xem ngày tốt, sau đó tính chuyện sắm lễ, xử lý bàn thờ cũ, thay bát hương và văn khấn.

    Các chuyên gia phong thủy cũng đưa ra lời khuyên về việc thay bàn thờ gia tiên. Họ cho rằng cần chọn ngày giờ phù hợp với gia chủ và tránh những ngày xấu. 

    Nếu gia chủ không biết xem ngày tốt xấu, có thể tham khảo lịch chọn ngày tốt hoặc bỏ ngày xấu, căn cứ theo tuổi của mình để có lựa chọn phù hợp.

    Như vậy, việc thay bàn thờ mới có thể phụ thuộc vào quan điểm và tôn giáo của mỗi người. Tuy nhiên, việc chọn ngày tốt và chuẩn bị các vật dụng phù hợp sẽ giúp gia đình đón nhận sự phù hộ của tổ tiên và thần linh, đồng thời giúp cuộc sống gia đình luôn được thuận hòa và công việc phát đạt.

    2.2 Chuẩn bị mâm lễ cúng

    Khi đã chọn được ngày tốt, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật để khấn lễ và thay bàn thờ. Để đảm bảo lễ được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ. 

    Việc sắm đầy đủ lễ vật và chuẩn bị thật chu đáo sẽ giúp cho lễ được tiến hành một cách trang trọng, tránh những lỗi sai không đáng có trong việc thờ cúng và thay bàn thờ gia tiên.

    Chuẩn bị mâm lễ cúng khi thay bàn thờ mới

    2.3 Xử lý bàn thờ cũ sau khi thay bàn thờ mới

    Việc thay bàn thờ mới là điều nên làm khi mà bàn thờ cũ không còn đảm bảo chất lượng vì quá cũ, xuống cấp. Điều này cũng còn thể hiện được sự kính trọng và cái tâm của gia chủ khi chăm chút cho góc tâm linh của gia đình được khang trang, trịnh trọng.

    Việc làm đầu tiên trước khi thay mới bàn thờ là chúng ta hãy khấn vái xin phép các chư thần cùng ông bà tổ tiên. Sau khi đã tiến hành khấn vái xong, chúng ta bắt đầu dọn dẹp các vật dụng thờ cúng trên bàn thờ và tiến hành loại bỏ những thứ cần thay mới.

    Điều đặc biệt lưu ý là các thứ cần bỏ đi ở trên bàn thờ không nên vứt tùy tiện. Nên phân loại ra, nếu như vật nào có thể đốt cháy được thì tiến hành hóa tro. Với đồ thờ bằng gỗ, không dùng nữa có thể hóa đi (đốt) hoặc thả ra sông, nhưng chú ý không làm bẩn môi trường nước.

    Xử lý bàn thờ cũ sau khi thay bàn thờ mới

    Trước khi bỏ đi bàn thờ cũ cần phải dâng một lễ gồm hoa quả, đèn nhang nơi bàn thờ cũ rồi thành tâm xin được di chuyển linh vị các vị thần linh và hương kinh gia tiên từ nơi các đồ cũ sang đồ mới. 

    Thông báo cho tổ tiên, biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc. Sau đó rút vài chân hương từ bát hương cũ đem sang bát hương mới, cây đèn cầy (nến) từ chân đèn cũ sang mới.

    Việc thay bàn thờ mới là điều nên làm khi mà bàn thờ cũ không còn đảm bảo chất lượng vì quá cũ, xuống cấp

    Bàn thờ mới cũng bày biện đồ lễ như trên, sau khi thành tâm khấn vái an vị nơi bàn thờ mới rồi đem đồ vật cũ đi tiêu hủy mà không sợ phạm húy gì nữa. 

    Tối kỵ rút chân hương rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài bởi như thế sẽ bị “tán tài”. Chân hương tỉa ra nên đốt, tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây, không nên đổ lung tung.

    >> Xem thêm: 8 điều tối kỵ nên tránh khi bày trí bàn thờ để gia đạo êm ấm, tài lộc hanh thông

    Tổng hợp: Cẩm Vân

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    An NguyễnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0