Sơn nội thất và sơn ngoại thất có sự khác biệt nhất định về đặc điểm, tính năng. Vì vậy, bạn cần phân biệt rõ và nắm được tiêu chí chọn sơn nội thất, sơn ngoại thất để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất, giúp không gian nhà bền đẹp từ trong ra ngoài.
Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây. |
-
1. Sơn nội thất
-
1.1. Đặc điểm của sơn nội thất
Sơn nội thất là loại sơn sử dụng cho các hạng mục bên trong nhà. Sơn nội thất thiên về yếu tố thẩm mỹ như độ mịn, độ bóng, màu sắc đa dạng, bền màu. Dòng sơn này vừa có tác dụng bảo vệ kết cấu bên trong công trình, vừa tạo điểm nhấn cho không gian sống.
Sơn nội thất được sử dụng riêng cho bề mặt bên trong nhà ở, giúp bảo vệ tường và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà (Ảnh minh họa: Căn hộ 112,2m2)
Các thành phần cơ bản của sơn nội thất bao gồm:
- Chất kết dính (hay chất tạo màng): Làm nhiệm vụ gắn kết tất cả các loại bột màu, tạo thành lớp màng bám dính trên tường.
- Dung môi: Là chất giúp hòa tan nhựa để pha loãng sơn. Tùy thuộc vào đặc tính nhựa trong sơn mà lượng dung môi trong công thức sẽ khác nhau.
- Bột màu, bột độn, phụ gia: Là các chất để tạo màu sắc và độ che phủ. Bột độn cũng có trong thành phần của sơn nước giúp cải tiến một số tính chất của sơn như tính chất của màng sơn, hay khả năng thi công và kiểm soát độ lắng.
Sơn nội thất thường ít có khả năng chống chịu các tác động từ bên ngoài như rêu mốc, nắng mưa nên chỉ phù hợp để sử dụng cho các không gian bên trong nhà.
-
1.2. Tiêu chí chọn sơn nội thất
Khi lựa chọn sơn nội thất, có thể dựa trên 4 tiêu chí cơ bản sau đây:
-
An toàn với sức khỏe
Bạn nên lựa chọn dòng sơn không chứa chì, thủy ngân, APEO (tên đầy đủ là Alkylphenol Ethoxylate, một phụ gia thường thấy trong sản xuất sơn, có thể gây suy yếu tinh trùng, ảnh hưởng thai kỳ, thay đổi hormone giới tính…). Ngoài ra, hàm lượng VOC (các hợp chất hữu cơ bay hơi thoát ra từ quá trình sơn, ngoại trừ nước) phải thấp, gần như là không mùi.
Sơn Nippon Odour-Less chùi rửa vượt trội 1L kết hợp công nghệ sơn tiên tiến, gần như không mùi, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng, hiện đang được bán trên Happynest Shop với giá 233.000 VNĐ
-
Ít bám bẩn, dễ lau chùi
Bạn nên lựa chọn các loại sơn nội thất có độ bóng cao, áp dụng công nghệ nano, nguyên liệu gốc silicat… để hạn chế tích tụ bụi bẩn và dễ lau chùi. Nhất là những gia đình có con nhỏ, chọn đúng dòng sơn là giải pháp giúp bạn giữ không gian luôn sạch sẽ, thoáng sáng.
>>> Xem thêm: Lựa chọn sơn tường nội thất dễ lau chùi, phù hợp với nhà có trẻ nhỏ
-
Độ che phủ cao
Ngoài việc đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian, sơn có độ che phủ cao còn giúp bạn thi công nhanh, tiết kiệm chi phí. Bạn có thể yêu cầu cửa hàng, công ty cung cấp sơn thử độ che phủ trực tiếp tại cửa hàng bằng cách sơn lên mẫu và đánh giá kết quả.
Sơn Nippon Vatex 17L là loại sơn nước được dùng để trang trí và bảo vệ cho các tường nội thất, có độ che phủ cao, hiện đang được bán với giá 824.000 VNĐ trên Happynest Shop
-
Màng sơn có khả năng chống thấm
Mặc dù sơn nội thất không yêu cầu cao về khả năng chống thấm như sơn ngoại thất, nhưng đây vẫn là tiêu chí chọn sơn nội thất bạn cần lưu ý. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam thì việc màng sơn nội thất có khả năng chống thấm nhất định sẽ hỗ trợ sơn ngoại thất trong việc ngăn ngừa tình trạng ẩm thấp, bảo vệ hiệu quả các mảng tường.
-
2. Sơn ngoại thất
-
2.1. Đặc điểm của sơn ngoại thất
Sơn ngoại thất là dòng sơn được sử dụng cho các hạng mục ngoài trời. Do đó, sơn ngoại thất được sản xuất với công nghệ đặc biệt để nâng cao khả năng chống thấm, chống rêu mốc, hạn chế quá trình bong tróc…
Sơn ngoại thất đóng vai trò như “lớp áo” bảo vệ công trình khỏi tác động từ các yếu tố ngoại cảnh (Ảnh minh họa: Frame House)
Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sơn ngoại thất với chức năng và thành phần khác nhau. Trong số đó, sơn gốc nước và sơn gốc dầu là hai dòng sơn ngoại thất đang được nhiều công trình ưa chuộng. Sơn gốc nước có đặc tính nhanh khô, ít mùi, an toàn cho sức khỏe gia đình và dễ dàng làm sạch vết sơn với nước. Còn sơn gốc dầu lại có độ bền cao, chống bám dính bụi. Ngoài ra, phụ thuộc vào độ bóng của sơn sau khi khô, sơn ngoại thất còn được chia thành 3 loại là sơn bóng, sơn mờ và sơn mịn.
-
2.2. Tiêu chí chọn sơn ngoại thất
Có 3 tiêu chí mà bạn cần lưu ý khi lựa chọn sơn ngoại thất cho ngôi nhà của mình:
-
Khả năng chống chịu thời tiết
Bạn nên sử dụng sơn ngoại thất ứng dụng các công nghệ như công nghệ 3 lớp Titanium, công nghệ Ti-Pure… để tăng độ bền và tuổi thọ màng sơn, giúp chống thấm, chống ẩm mốc, chống tia UV… hiệu quả.
-
Khả năng tự làm sạch
Bụi bẩn là kẻ thù số 1 của các hạng mục sơn ngoại thất. Bạn hãy lựa chọn các loại sơn ứng dụng công nghệ tự làm sạch với màng sơn cứng. Nhờ đó, bề mặt sau khi sơn ít bám bụi bẩn, dễ dàng làm sạch khi rửa nước và trôi đi khi trời mưa.
Sơn Nippon Weathergard siêu bóng 5L là loại sơn nước ngoại thất cao cấp, đem lại độ sáng bóng cho các bề mặt, hiện đang được bán với giá 2.350.000 VNĐ trên Happynest Shop
-
Không chứa các chất độc hại
Sơn ngoại thất không chứa các chất độc hại như APEO, chì, thủy ngân và hàm lượng VOC thấp cũng là tiêu chí chọn sơn ngoại thất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và tính bền vững của môi trường.
>>> Xem thêm: Những điều các gia chủ cần lưu ý khi chọn mua sơn
-
3. Có nên sử dụng sơn ngoại thất cho các hạng mục nội thất không?
Dựa trên những đặc điểm của sơn nội thất, sơn ngoại thất thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng sơn ngoại thất cho thi công nội thất. Tuy nhiên, sơn ngoại thất thường áp dụng các công nghệ đặc biệt để tăng khả năng chống chịu, đối phó với các điều kiện khắc nghiệt nên giá thành sẽ cao hơn so với sơn nội thất cùng hãng. Do đó, bạn cần cân nhắc về chi phí xây dựng. Nếu hạng mục sơn nội thất không yêu cầu cao về khả năng chống thấm, chống tia UV… thì có cần phải sử dụng sơn ngoại thất tốn kém chi phí không?
Sơn Nippon Weathergard Plus+ 18L (sơn ngoại thất) có giá 7.450.000 VNĐ, trong khi Sơn Nippon Matex sắc màu dịu mát 17L chỉ có giá 1.194.000 VNĐ
Thế nhưng, không nên sử dụng sơn nội thất cho các hạng mục ngoại thất. Nếu không sơn sẽ bị phấn hóa, rêu mốc, bong tróc… ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả chất lượng không gian sống.
Tóm lại: Sơn nội thất nghiêng về thẩm mỹ, không thể sử dụng cho các hạng mục ngoại thất. Sơn ngoại thất chú trọng tính bảo vệ (chống thấm, chống mốc, chống UV…) sử dụng được cho hạng mục nội thất nhưng tốn kém chi phí hơn.
>>> Xem thêm: Bỏ túi 3 tiêu chí chọn sơn tường nhà mà các gia chủ không thể ngó lơ
Thông qua bài viết, hy vọng bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa sơn nội thất, sơn ngoại thất cũng như tiêu chí chọn sơn nội thất, tiêu chí chọn sơn ngoại thất. Khi mua các sản phẩm sơn nội thất, sơn ngoại thất, bạn hãy tìm đến các đơn vị, thương hiệu lớn, có uy tín để được tư vấn. Những nơi này thường cung cấp dòng sơn chất lượng, an toàn, giúp bạn đỡ mất công cân nhắc, tìm kiếm.
Tổng hợp và viết bài: Thanh Nhàn
*Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.
Thân mời bạn tham gia chiến dịch “CHUYỂN NHÀ, CHUYỂN MÌNH” được tổ chức từ ngày 23/10 đến hết 14h ngày 13/11 trên group Happynest, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 50.000.000 đồng. Chiến dịch “Chuyển nhà, chuyển mình” là cơ hội để bạn: - Chia sẻ câu chuyện, hành trình sở hữu ngôi nhà của mình; những khó khăn khi mua/ xây/ hoàn thiện nhà mà bạn đã trải qua. - Học hỏi những kinh nghiệm, bài học quý giá (về địa điểm, ngân sách, vấn đề pháp lý hay cách thiết kế không gian sống…) từ chính trải nghiệm của bản thân bạn. Tìm hiểu thông tin chi tiết và cách thức tham gia ngay tại đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn hãy liên hệ với fanpage Happynest để được admin hỗ trợ nhé. |