Cách tính số gạch xây nhà 60m2 từ 1m2 tường

    Cập nhật ngày 27/04/2024, lúc 22:1533.775 lượt xem

    Trước khi tiến hành xây sửa nhà cửa, nhiều gia chủ muốn lên kế hoạch xây nhà, cần biết kinh phí làm nhà, khối lượng vật tư để chuẩn bị cho thật tốt. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết này Happynest sẽ thông tin đến bạn đọc cách tính số gạch xây nhà từ 1m2, từ đó có thể áng chừng nhà 60m2 cần bao nhiêu viên gạch.  

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Xây nhà là việc làm trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Bởi vậy, việc chuẩn bị kỹ từ kinh tế tài chính cho tới vật tư công trình rất quan trọng, tránh tình trạng chuẩn bị nhiều vật tư gây lãng phí hoặc thiếu vật tư gây gián đoạn công trình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các gia chủ cách tính số gạch xây cho nhà 60m2.

    >>> Xem thêm: 5 ý tưởng thiết kế sân vườn trước nhà, không chỉ đẹp mà còn là khoảng đệm hoàn hảo

    Tính toán chi phí vật liệu trước khi xây nhà là vấn đề gia chủ nào cũng quan tâm (Ảnh minh hoạ: D House)

    Cần bao nhiêu viên gạch để xây 1m2 tường?

    Cách tính gạch đặc xây tường 110

    Trước tiên, chúng ta cần hiểu tường 110 còn được gọi là tường 10, tường đơn hay tường con kiến, có độ dày bằng là 110mm (độ dày của tường được tính bằng tổng độ dày trung bình của 1 viên gạch là 100mm + độ dày lớp vữa 2 mặt bên khi trát tường là khoảng 5mm x 2 bên = 10mm).

    Gạch đặc là loại gạch không có lỗ rỗng, được nung nguyên khối, có kết cấu cứng chắc, khả năng chống thấm cao, cách âm, cách nhiệt tốt, thường được sử dụng để xây tường hay xây dựng những công trình chịu áp lực lớn. 

    Gạch đặc có 3 kích thước tiêu chuẩn (dài x rộng x cao) lần lượt là: 200 x 95 x 55mm, 210 x 150 x 55mm và 220 x 105 x 65mm.

    Khi xây, cần có mạch vữa (khoảng cách giữa 2 viên gạch). Trung bình mạch nằm dày 12mm, mạch đứng dày 10mm. Giới hạn của mạch dày 7mm đến 15mm, mạch dày nhiều nhất không nên quá 12mm.

    Như vậy, với 1 viên gạch đặc có kích thước 200 x 95 x 55mm thì sau khi xây xong (cộng thêm tối đa 12mm mạch vữa cho chiều dài và chiều cao), viên gạch có kích thước là 212 x 95 x 67 mm.

    => Tiết diện của gạch sau khi xây: S = 212 x 67 = 14204 (mm2). Tương đương 0,014204 m2.

    Từ đó, 1m2 tường 110 cần 1/0,014204 = 70,4 viên, nghĩa là 1m2 tường cần 70-71 viên gạch đặc kích thước 200 x 95 x 55mm. Đối với trường hợp tường 220 thì số lượng gạch sẽ được nhân đôi. Số lượng gạch có thể có thay đổi tùy thuộc vào lượng mạch vữa giữa 2 viên gạch.

    Với công thức tính trên, số gạch cần cho 1m2 tường của 2 loại gạch đặc còn lại là:

    - Gạch kích thước 210 x 150 x 55mm: 67-68 viên.

    - Gạch kích thước 220 x 105 x 65mm: 55-56 viên.

    Cách tính số gạch 2 lỗ xây tường 110

    Gạch 2 lỗ là loại gạch được sử dụng phổ biến nhất trong các loại gạch xây nung, thường được sử dụng để xây tường ở những vị trí không chịu lực như hàng rào hay nhà vệ sinh, có trọng lượng khá nhẹ.

    Kích thước tiêu chuẩn (dài x rộng x cao) của gạch 2 lỗ là 205 x 95 x 55mm.

    Sau khi thêm tối đa 12mm mạch vữa cho chiều dài và chiều cao, thì kích thước của 1 viên gạch 2 lỗ là 217 x 95 x 65mm.

    => Tiết diện của gạch 2 lỗ sau khi xây: S = 217 x 67 = 14539 (mm2). Tương đương 0,014539 m2.

    => 1m2 tường 110 cần 1/0,014539 = 68,7 viên. Như vậy, với gạch 2 lỗ cần khoảng 68-69 viên cho 1m2 tường 110.

    Cách tính số gạch 4 lỗ xây tường 110

    Gạch 4 lỗ được sử dụng để xây những mảng tường không cần chịu nhiều lực và không thấm nước. Kích thước tiêu chuẩn (dài x rộng x cao) của gạch 4 lỗ là 205 x 95 x 95mm.

    Tương tự với cách tính trên, ta có 1m2 tường 110 sẽ cần 43 viên gạch 4 lỗ.

    Cách tính số gạch 6 lỗ 

    Gạch 6 lỗ là loại gạch không chịu lực, nếu khoan vít, đóng đinh thì sẽ bị vỡ gạch, do đó thường không xây ở các vị trí cần chịu lực.

    Gạch 6 lỗ có kích thước tiêu chuẩn là 205 x 150 x 95mm. Áp dụng công thức tính trên, ta cũng cần 43 viên gạch 6 lỗ cho 1m2 tường 110.

     
     

    Gạch 6 lỗ 

    Cách tính gạch block

    Gạch block hay còn được gọi là bê tông, gạch không nung, tạo thành từ xi măng và nhiều nguyên liệu khác như cát vàng, mạt đá, đất, phế thải công nghiệp, xỉ nhiệt điện,... có tỷ lệ nước không cao, không trải qua giai đoạn nung nên thân thiện với môi trường.

    Gạch block có các kích thước phổ biến: 

    - Gạch đặc 220 x 105 x 60mm.

    - Gạch rỗng 2 thành vách 390  x 100 x 190mm.

    - Gạch rỗng 3 thành vách 390 x 100 x 130mm. 

    - Gạch rỗng 4 thành vách 390 x 200 x 130mm.

    Áp dụng công thức phía trên, 1m2 tường sẽ cần số viên gạch tương ứng từng loại như sau:

    - Gạch đặc: 59-60 viên.

    - Gạch rỗng 2 thành vách: 12-13 viên.

    - Gạch rỗng 3 thành vách: 17-18 viên.

    - Gạch rỗng 4 thành vách: 17-18 viên.
     

    Gạch block không qua nung nấu, thân thiện với môi trường

    >>> Xem thêm: Cách bố trí cầu thang gác lửng đẹp và chuẩn phong thủy

    Cách tính vật liệu xây 1m2 tường

    Tường được chia làm 2 loại phổ biến: tường 10 và tường 20.

    Định mức xây tường được xác định = xi măng + cát + gạch. Trong đó:

    - Cát xây: 0,02 m3.

    - Cát trát: 0,03 + 0,02 = 0,05 m3.

    - Gạch xây: 180 x 80 × 80mm hoặc 190 x 80 × 80mm với số lượng là 56 viên.

    - Xi măng xây: 5,44kg.

    - Xi măng trát: 12,8 kg.

    Lưu ý: Tuỳ thuộc các yếu tố loại gạch, kích thước viên gạch, loại tường mà cách tính vật liệu xây dựng cho 1m2 tường có thể thay đổi. Đây cũng là tiêu chí để thợ xây ước lượng hao phí vữa và viên gạch trên mỗi công trình khác nhau.

    Điều kiện kỹ thuật trong việc xây gạch dựa trên:

    - Độ dày trung bình mạch nằm là 12mm, mạch đứng dày là 10mm, giới hạn mạch dày từ 7mm đến 15mm.

    - Sử dụng mạch dày không quá 12mm đối với loại gạch xây.

    Từ cách xác định 1m2 tường cần bao nhiêu gạch thì các gia chủ sẽ dễ dàng hơn khi ước lượng số gạch mình cần khi xây nhà 60m2 cũng như các diện tích khác. Hy vọng bài viết giúp ích được cho các gia chủ trong quá trình chuẩn bị xây nhà. 

    >>> Xem thêm: Gợi ý thiết kế phòng khách nhỏ từ 10m2 - 15m2 đẹp và tiện nghi

    Tổng hợp

    Nguyễn Khánh LinhTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0