17 phong cách thiết kế cơ bản, những ai làm nhà đều nên biết

    Cập nhật ngày 17/09/2022, lúc 06:353.844 lượt xem

    Ngày nay, những ngôi nhà đẹp thường có sự pha trộn và điều chỉnh các phong cách thiết kế để phù hợp với không gian, thị hiếu và phong cách cá nhân của gia chủ. Sau đây là tổng hợp các phong cách thiết kế cơ bản mà bất cứ ai làm nhà cũng nên biết. Từ bài viết này, bạn sẽ có thêm ý tưởng độc đáo cho ngôi nhà của mình. 

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. 1. Phong cách hiện đại

    2.  

    Phong cách trang trí hiện đại là một trong những phong cách thiết kế cơ bản, phổ biến và dễ thích ứng nhất. Các đặc điểm của nó được thấy trong cả phong cách Scandinavia hay tối giản. Tuy nhiên, thiết kế hiện đại có một vài yếu tố cơ bản để xác định như: không gian thường được sắp xếp hợp lý với các đường nét và góc cạnh rõ ràng, sử dụng bảng màu có sắc thái xám, đen và trắng, vật liệu tự nhiên hoặc kim loại. Mặc dù thiết kế hiện đại có thể được điều chỉnh theo nhiều cách, nhưng nhìn chung là ít chi tiết cầu kỳ, đường nét thẳng, vuông vắn, toát lên sự rắn rỏi và mạnh mẽ.

    Nội thất trong phong cách hiện đại thường được sắp xếp mạch lạc, tiện lợi cho người sử dụng 

    1. 2. Phong cách Mid Century Modern

    2.  

    Phong cách Mid Century Modern có sự đơn giản đặc trưng về hình thức: đồ nội thất có xu hướng thấp xuống đất và nhỏ gọn, màu sắc đồng nhất. Phong cách này cực kỳ phổ biến, bởi nó có khả năng thích ứng cao và kết hợp tốt với những yếu tố của các phong cách khác. Thiết kế Mid Century Modern khác biệt với thiết kế hiện đại bằng cách sử dụng màu sắc rộng rãi hơn (đặc biệt là hồng phấn, tông màu đất và màu cơ bản), các đường nét mềm mại, tròn trịa hơn.

    >>> Xem thêm: Căn hộ 80m2 thanh lịch, ấm cúng của cặp vợ chồng trẻ làm nghề thiết kế nội thất

    Không gian theo phong cách Mid Century Modern thanh thoát với tông màu tươi sáng  

    1. 3. Phong cách Art Deco

    2.  

    Art Deco được đánh giá là “người anh em quyến rũ và sang trọng” của thiết kế hiện đại. Phong cách này phổ biến vào những năm 1920, 1930 và 1940, được đặc trưng bởi các mẫu hình học, tính đối xứng, các chi tiết bằng kim loại là tâm điểm. Art Deco mang lại cảm giác hoài cổ, vui tươi và thú vị về mặt thị giác.

    Art Deco là phong cách mang hơi hướng hiện đại với, những chi tiết nội thất cầu kỳ

    1. 4. Phong cách Transitional

    2.  

    Phong cách Transitional là sự pha trộn giữa các yếu tố thiết kế truyền thống và hiện đại hoặc đương đại. Phong cách này sử dụng bố cục, vật liệu truyền thống, sau đó kết hợp các tính năng hiện đại để giữ cho không gian luôn tươi mới. Dấu hiệu của phong cách Transitional là kết hợp các vật dụng rất truyền thống (vương miện, giấy dán tường, lò sưởi,...) kết hợp với những thứ hiện đại (một chiếc ghế sofa cong đương đại). Mặc dù về mặt kỹ thuật, phong cách Transitional là sự cân bằng giữa hai phong cách, nhưng trên thực tế, chúng có thể nghiêng hẳn về truyền thống hoặc hiện đại, tùy thuộc vào không gian và thị hiếu của gia chủ.

    Phong cách chuyển tiếp có sự hòa trộn giữa hiện đại và truyền thống

    1. 5. Phong cách tối giản

    2.  

    Trong những năm gần đây, phong cách tối giản trở nên phổ biến vì được nhiều người ưa chuộng. Về mặt kỹ thuật, phong cách này bắt nguồn từ phong trào nghệ thuật cùng tên những năm 1960, với các đặc điểm: bố cục, nội thất đơn giản, bảng màu trung tính, đường nét thiết kế thẳng, ít chi tiết. 

    Thiết kế tối giản xa rời sự khoa trương, cầu kỳ, nặng nề của đồ vật, thay vào đó là đề cao công năng. Công trình theo nghệ thuật tối giản ngày nay sử dụng nhiều vật liệu tự nhiên, tràn ngập ánh sáng, gam màu được sử dụng nhiều nhất là màu trắng, be.

    Phong cách tối giản loại bỏ sự rối rắm, cầu kỳ, thay vào đó là đề cao công năng trong từng thiết kế 

    1. 6. Phong cách Wabi-Sabi

    2.  

    Lấy cảm hứng từ triết lý cùng tên của Nhật Bản, phong cách Wabi-sabi thiên về thái độ hoặc cách tiếp cận tổng thể hơn là các chi tiết trang trí cụ thể. Wabi-sabi từ chối sự tô vẽ, bày biện, thay vào đó, phong cách này hướng sự tập trung của con người đến những vật dụng thực sự cần thiết để tâm trí không còn bị thao túng bởi vật chất. Trong phong cách này, người ta đề cao sự bền bỉ, hữu dụng của đồ vật.

    Phong cách Wabi-sabi lưu giữ lại những nét “không hoàn hảo” của đồ vật để con người chiêm nghiệm, tìm thấy vẻ đẹp trong tổng thể 

    Bởi vậy, những công trình theo phong cách Wabi-sabi tập trung vào công năng, được bày biện tối giản, thường giữ nguyên bề mặt tự nhiên ban đầu với những sắc độ không đều, đầy ngẫu hứng cùng bề mặt xù xì, thô ráp. 

    1. 7. Phong cách Scandinavian

    2.  

    Thiết kế Scandinavian liên quan chặt chẽ đến thiết kế tối giản. Nội thất của phong cách này có đường nét đơn giản, không hề cầu kỳ nhưng kết cấu vẫn rất sang trọng. Không gian mà Scandinavian hướng đến vô cùng ấm cúng và tràn ngập ánh sáng. Bảng màu có xu hướng đơn sắc với nhiều sắc thái đen, trắng, xám, đồng thời kết cấu gỗ được sử dụng để tạo điểm nhấn và giúp không gian ấm áp hơn. Các chất liệu như lông thú (ngày nay thường dùng lông thú nhân tạo), bức tường vẽ họa tiết, tranh cỏ cây hoa lá,... là dấu hiệu chung cho thấy một không gian được thiết kế theo phong cách Scandinavian thay vì phong cách tối giản.

    >>> Xem thêm: Đốn tim với 5 tổ ấm Việt được thiết kế theo phong cách Scandinavian, đã ngắm là chẳng muốn rời mắt

    Phong cách Scandinavian đặc trưng bởi những họa tiết cỏ cây hoa lá

    1. 8. Phong cách Maximalism (chủ nghĩa tối đa)

    2.  

    Phong cách Maximalism đối lập với phong cách tối giản. Nó tôn vinh sự phong phú, táo bạo và sự pha trộn của màu sắc, hoa văn và kết cấu. Những thiết kế theo chủ nghĩa Maximalism thể hiện ở chi tiết như: thảm trải sàn có hoa văn in đậm và nhiều lớp, trong phòng bày biện các bộ sưu tập đa dạng (như tranh ảnh, bộ cốc dĩa,...).

    Thiết kế theo chủ nghĩa Maximalism, không gian phong phú về đồ vật lẫn màu sắc

    Phong cách Maximalism dựa trên nhiều phong cách thiết kế khác nhau và sẽ có một quy tắc thiết kế chủ đạo. Nhìn chung, nó có hơi hướng tương tự như thiết kế theo phong cách cổ điển và Eclectic, phù hợp với những gia chủ thích sưu tập. 

    1. 9. Phong cách Eclectic

    2.  

    Với tâm lý pha trộn, kết hợp và phân lớp, thiết kế Eclectic rất giống với chủ nghĩa tối đa - ngoại trừ không gian Eclectic thường phối hợp cân bằng hơn các phong cách thiết kế, chứ không hẳn là nghiêng về bên nào. Nội thất theo phong cách Eclectic kết hợp nhuần nhuyễn về màu sắc, bố cục và họa tiết mang lại sự cân bằng cho thị giác (ví dụ như nếu chiếc ghế sofa nhiều hoa văn thì chiếc bàn sẽ rất đơn giản). Thiết kế Eclectic nhấn mạnh và tôn vinh các chi tiết hoa văn, họa tiết hơn cả chủ nghĩa tối đa, sau đó sẽ xoa dịu, cân bằng với nền nhà, bức tường trung tính, không phô trương.

    Những họa tiết bắt mắt luôn là tiêu điểm của phong cách Eclectic

    1. 10. Phong cách Farmhouse

    2.  

    Phong cách Farmhouse hiện nay đang được yêu thích trong các ngôi nhà ở thành thị, ngoại ô và nông thôn. Phong cách này lấy cảm hứng từ những nông trại nơi miền quê yên bình của Pháp, Ý, Anh… với các thiết kế đan xen những giá trị truyền thống xưa cũ một cách tinh tế, chân phương. Điểm nhấn trong nội thất là các chất liệu gỗ tự nhiên vẫn giữ nguyên màu sắc thô mộc nguyên bản là. Các gam màu sáng như trắng, xám, be hay những màu pastel thường được sử dụng nhiều, thỉnh thoảng có nhấn nhá các màu đen, nâu đậm.

    Thiết kế Farmhouse lưu giữ nhiều nét truyền thống, giàu tiện ích, luôn mang lại cảm giác thoải mái cho chủ nhân

    1. 11. Phong cách Modern Rustic

    2.  

    Phong cách Modern Rustic nổi bật với cách trang trí mộc mạc hiện đại dựa trên các vật liệu thô và tự nhiên. Nội thất của nó đề cao những đồ vật có thể tái chế hoặc tân trang lại. Không gian thường sẽ mang màu sắc trung tính, các chi tiết kiến ​​trúc cân bằng giữa nét mộc mạc và hiện đại.

    Phong cách Modern Rustic sử dụng nhiều các nội thất tân trang, tái sử dụng

    1. 12. Phong cách Antique Farmhouse

    2.  

    Phong cách Antique Farmhouse kém bóng bẩy hơn thiết kế Modern Farmhouse, thể hiện ở nhiều thiết kế mộc mạc, thậm chí là xưa cũ và đơn sơ. Những người theo đuổi phong cách Antique Farmhouse nghiêng về đồ cổ chính hãng và các mặt hàng có dấu hiệu cũ thực sự hơn là những món đồ mới bị sờn hoặc sơn để trông cũ kỹ. Phong cách thiết kế này thường có lớp sơn sứt mẻ, kim loại có lớp gỉ, vải bọc bị sờn. Các vật dụng có thể tái sử dụng hoặc tân trang lại như thùng, túi vải, bình sữa, và những thứ tương tự cũng rất phổ biến trong phong cách này.

    Phong cách Antique Farmhouse sử dụng nhiều nội thất cũ, mỗi món đồ đều có câu chuyện của nó 

    1. 13. Phong cách đồng quê Pháp

    2.  

    Phong cách đồng quê nước Pháp là sự pha trộn tuyệt vời giữa sự sang trọng, khiêm tốn và đơn giản. Đặc trưng phong cách này là những đường nét tinh tế thể hiện kiến trúc thẩm mỹ thời xưa. Nội thất và đồ vật trang trí được sắp xếp, bố trí công phu. 

    Bên cạnh đó, phong cách này tồn tại sự tương phản giữa những chi tiết hoa văn phức tạp, sang trọng và chi tiết nhám, mộc và thô. Cùng với gam màu sáng (trắng, kem, be, nâu sáng) tạo sự nhẹ nhàng, thoải mái, tất cả tạo nên nét quyến rũ khó cưỡng cho những không gian theo đuổi phong cách đồng quê nước Pháp.

    Phong cách đồng quê Pháp luôn mang đến sự đủ đầy, ấm cúng

    1. 14. Phong cách English Cottage

    2.  

    Được lấy cảm hứng từ những ngôi nhà kiểu nông thôn truyền thống của nước Anh, phong cách English Cottage luôn toát lên vẻ mộc mạc, ấm cúng, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi… Các yếu tố phổ biến của phong cách thiết kế này bao gồm bề mặt gỗ và gạch, dầm lộ ra ngoài, tường không sơn mà sử dụng tấm ốp.

    Phong cách English Cottage không quá nhiều chi tiết. Nội thất trong không gian mềm mại tinh tế và toát lên nét mộc mạc

    Cũng như phong cách đồng quê Pháp, phong cách English Cottage sử dụng chủ yếu bảng màu sáng, đường nét nội thất bàn ghế, giường tủ,... khá cầu kỳ, tinh tế, tuy nhiên cách bố trí, sắp đặt đơn giản hơn.

    1. 15. Phong cách Modern Coastal

    2.  

    Phong cách Modern Coastal chủ yếu dựa vào các yếu tố của thiết kế hiện đại để tạo nên một phong thái thoải mái như bãi biển. Các không gian sử dụng phong cách này thường gần bờ biển. Chúng thể hiện nét đặc trưng riêng với những nét chấm phá như thảm cỏ biển, điểm nhấn bằng gỗ lũa cao cấp, v.v. Phong cách này được đánh giá cao bởi thế chúng trở nên thông dụng, phổ biến ở các địa điểm không ở ven biển.

    >>> Xem thêm: Căn hộ 166m2 phong cách Coastal Farmhouse mang âm hưởng của biển cả, chi phí hoàn thiện hơn 2 tỷ đồng

    Phong cách Modern Coastal thường sử dụng tông màu của biển đưa vào thiết kế: cát trắng, cây xanh, màu vàng nhạt của nắng,...

    1. 16. Phong cách Địa Trung Hải

    2.  

    Thiết kế Địa Trung Hải là nơi giao thoa giữa thái độ tối giản và phong cách ven biển. Phong cách này có đặc trưng là những bức tường, cổng vòm được làm từ chất liệu thạch cao với góc cạnh được mài gọt tự nhiên. Bởi vậy, khi nhìn vào sẽ khiến bạn tưởng tượng nó đang nằm trên một vách đá đẹp như tranh vẽ phía trên biển Địa Trung Hải.

    Phong cách Địa Trung Hải giàu sắc màu bản địa với cổng vòm, tông màu trắng của cát biển,... đậm vị biển và đồng quê

    1. 17. Phong cách Pháp

    2.  

    Phong cách Pháp luôn mang đến sự thanh lịch và trang trọng. Điểm nhấn ở phong cách Pháp là các chi tiết cổ điển, bởi thế không gian sang trọng nhưng vẫn rất tinh tế, không hào nhoáng.

    Phong cách Pháp gây ấn tượng bởi những nội thất tinh xảo cầu kỳ

    Phong cách Pháp không quá chú trọng vào cách phối màu, mà chú trọng đến đồ nội thất tiêu điểm mang những họa tiết cầu kỳ, tỉ mỉ như ngọn đèn thả trần lớn gắn pha lê, những bức tượng điêu khắc, một chiếc giường bốn cọc truyền thống, chiếc gương mạ vàng tỏa sáng.

    Không ai muốn sống trong không gian đơn điệu, trống rỗng như một “cái hộp” chữ nhật. Với gợi ý về 17 phong cách thiết kế cơ bản, Happynest hy vọng bạn có thêm những ý tưởng mới để hoàn thiện tổ ấm mơ ước của mình.

    Nguồn: Mydomaine

    Bài viết: Thảo Vy

    Từ ngày 06/09 đến hết ngày 30/9/2022, Happynest tổ chức chương trình “Săn ưu đãi đặc biệt từ WISHLIST hoàn thiện nhà”, với mong muốn hỗ trợ các chủ nhà trong việc chọn lọc thông tin và cân đối ngân sách khi mua sắm nội thất, đồ dùng, thiết bị,... để nâng cấp hoặc hoàn thiện ngôi nhà của mình. 

    undefined

    Những lợi ích đặc biệt bạn sẽ nhận được khi tham gia chương trình:

    - Có KẾ HOẠCH CHI TIÊU và kiểm soát được ngân sách hoàn thiện nhà  

    - Nhận ƯU ĐÃI TOÀN BỘ sản phẩm lên đến 30%, ƯU ĐÃI THÊM 2-5% theo tổng giá trị. 10 người ĐĂNG KÝ ĐẦU TIÊN sẽ được TẶNG THÊM 1 TRIỆU với wishlist từ 20 TRIỆU trở lên. (Xem thể lệ cụ thể tại đây)

    - TIẾT KIỆM thời gian, công sức, chi phí cho việc hoàn thiện tổ ấm 

    - Được TƯ VẤN MIỄN PHÍ, trực tiếp hỗ trợ theo ĐÚNG NHU CẦU hoàn thiện tổ ấm  

    - Có cơ hội sở hữu các sản phẩm chất lượng từ các THƯƠNG HIỆU UY TÍN hàng đầu

    • Bạn có thể tham gia ngay bằng cách đăng ký danh sách hoàn thiện nhà theo mẫu này để nhận tư vấn trực tiếp và nhanh nhất từ Happynest.

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0