Những việc nhất định cần làm trước khi thiết kế phòng bếp để tránh phiền phức sau này

    Cập nhật ngày 07/01/2022, lúc 13:152.490 lượt xem

    Nhiều người khi bếp đã thiết kế xong và bắt đầu sử dụng mới phát hiện “mình để tủ ở đây không hợp lý”, “bố cục sao chật chội, khó đi lại để sử dụng quá”,... Để không cảm thấy vướng víu, bất tiện như trên, các gia chủ hãy lưu ý những điều sau trước khi thiết kế và trang bị nội thất phòng bếp.

    1. Xác định rõ yêu cầu sử dụng bếp của gia đình

    Một không gian phòng bếp đẹp, bài trí hợp lý sẽ giúp quá trình nấu nướng được thuận tiện hơn. Bởi vậy, việc xác định rõ yêu cầu sử dụng bếp là điều vô cùng quan trọng.

    Bếp nhà bạn chỉ dùng để nấu nướng hay có bố trí thêm bàn ăn không? Nếu chỉ để nấu thì diện tích để đặt tủ, đồ dùng được mở rộng hơn, bạn có thể chọn bố trí bếp chữ L, chữ U, song song đều được. Tuy nhiên cần lưu ý quy tắc tam giác giữa tủ lạnh, bếp và chậu rửa, tam giác không nên quá hẹp, mỗi cạnh không nên ngắn hơn 3,6m và không dài hơn 7m. Nếu bạn muốn bếp có cả bàn ăn thì cần tạo khoảng cách rộng rãi giữa khu vực nấu và khu vực ăn uống để tránh bất tiện. 

    Ngoài ra, nhiều gia đình thiết kế bếp mở với phòng khách. Khi ấy nên chú ý vấn đề thông gió, hút mùi để quá trình nấu nướng không bị ám mùi lên sofa, đồ đạc.

    Căn bếp lý tưởng là căn bếp sở hữu thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng, tạo sự thoải mái cho gia chủ

    2. Xác định thói quen sử dụng của các thành viên

    Nếu các thành viên trong gia đình có thói quen nấu nướng đơn giản, ưu tiên sự tiện dụng, thì nên chọn bố trí nội thất càng đơn giản càng tốt. Có thể lựa chọn những chiếc tủ mở bằng một lần chạm hoặc đóng mở bằng điện thay vì tay nắm để thuận tiện hơn.

    Với những gia đình cầu kỳ hơn trong việc chế biến món ăn, nhiều nguyên liệu cần bảo quản, thì nên lắp đặt tủ đồ khô để tiện lưu trữ và lấy đồ. Nếu bạn xác định được rõ những đồ dùng hoặc khu vực nào trong bếp sử dụng nhiều nhất, thì hãy bố trí những thiết bị và vật dụng thành một nhóm, như thế sẽ giúp bạn khi nấu hoặc dọn rửa nhanh chóng hơn hẳn.

    Gian bếp nên được bố trí dựa trên thói quen sử dụng của các thành viên trong gia đình

    Với gia đình có người cao tuổi thường xuyên nấu ăn trong bếp, gia chủ nên bố trí đồ đạc hay dùng trong các tủ ngăn kéo tầm trung. Những ngăn kéo này nên đặt ngang thắt lưng. Đây là vị trí phù hợp, không quá cao giúp các cụ dễ lấy đồng thời không quá thấp, giúp giảm thiểu việc cúi xuống nhiều lần, tránh ảnh hưởng tới hệ xương khớp.

    Với gia đình có trẻ nhỏ, nên lắp đặt nội thất không tay nắm để trẻ không bị va chạm khi phụ giúp ba mẹ nấu nướng. Nên có thêm ngăn kéo ẩn, đựng riêng, đựng cố định đồ sắc nhọn để đảm bảo an toàn cho bé khi bé tò mò khám phá căn bếp của gia đình. 

    3. Tận dụng không gian lưu trữ

    Các gia chủ nên tận dụng các không gian trống trong bếp một cách hợp lý để lưu trữ đồ dùng, đặc biệt đối với các phòng bếp nhỏ chỉ 4m2. Góc bếp có thể làm ngăn kéo góc, dưới chậu rửa có thể lắp ngăn kéo chậu rửa. Đồ dùng sử dụng hàng ngày như bát đũa, thìa, dao, thớt,… nên đặt trong ngăn kéo có khay chia để không bị xô lệch, không mất công sắp xếp lại. 

    Chia nhỏ không gian tủ bếp bằng các ngăn kéo là phương án nhanh gọn giúp tận dụng không gian lưu trữ dễ dàng và ít tốn kém giúp tối ưu diện tích trong tủ bếp của gia đình.

    Việc sắp xếp gọn gàng không chỉ mang lại tính khoa học cho nhà bếp, tiết kiệm thời gian khi sử dụng mà còn tạo nên không gian nấu ăn đẹp mắt cho cả căn nhà

    4. Chọn nội thất, phụ kiện phù hợp với gia đình 

    Về đồ nội thất trong bếp, ngoài kiểu dáng thì kích cỡ là yếu tố cần quan tâm. Với phòng bếp nhỏ nên lựa chọn bàn ăn, tủ bếp tiết kiệm không gian. Bàn ăn thông minh và ghế ăn gấp là một ví dụ điển hình, vừa nhỏ gọn, có thể gấp gọn và di chuyển tới vị trí thích hợp khi không sử dụng đến. Đối với không gian bếp rộng, gia chủ nên chọn mua nội thất có kích thước lớn, tránh cảm giác trống trải. 

    Bên cạnh đồ nội thất thì gia chủ nên chọn sử dụng thêm những phụ kiện nội thất tiện ích để hỗ trợ việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể như sử dụng ngăn kéo góc cho căn bếp chật hẹp ở nhà phố hoặc chung cư, dùng ray trượt có tích hợp giảm chấn cho ngăn kéo tủ bếp để tăng độ bền, lắp thêm bản lề góc rộng để dễ dàng tìm đồ trong tủ hơn.

    Quá trình nấu nướng bao gồm rất nhiều thao tác, sử dụng rất nhiều đồ dùng. Do đó, các phụ kiện tiện nghi sẽ giúp mọi người nấu ăn một cách dễ dàng hơn

    Mong rằng sau khi tham khảo những nội dung trên, gia chủ sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích trong quá trình thiết kế bếp. Từ đó có được khu vực nấu nướng như ý, mang lại cảm hứng nấu nướng mỗi ngày. 

    Bài viết: Nguyễn Huyền

    Blum là nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực phụ kiện cho tủ nội thất nhà bếp. Blum mang đến giải pháp nhà bếp tiện lợi và hiện đại cho người tiêu dùng bằng cách chú trọng phát triển các nhóm sản phẩm: Bản lề cho tủ nội thất, ray trượt cho ngăn kéo, tay nâng cho tủ treo tường.

    Ngoài ra, Blum còn nổi tiếng về các công nghệ đóng mở cho tủ nội thất như: Công nghệ giảm chấn BLUMOTION (giảm chấn là công nghệ được phát minh cho ngành nội thất đầu tiên bởi Blum vào năm 2001), công nghệ nhấn mở tự động bằng điện SERVO-DRIVE, công nghệ nhấn mở tự động bằng cơ TIP-ON BLUMOTION và công nghệ nhấn để mở TIP-ON.

    Tất cả sản phẩm phụ kiện Blum đều được bảo hành trọn đời.

    Website: https://www.blum.com/

    Facebook: https://www.facebook.com/blumvietnam/

    Hotline: 028 3822 3304

    Instagram/Youtube/Zalo: Blum Vietnam

    Địa chỉ: 

    - Blum Lifestyle showroom, Số 3 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Q.3, Tp.HCM

    - Trung tâm vật liệu C-SPACE, Q.7, Tp.HCM​

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0