Ở Nhật Bản ngày nay, ranh giới giữa cá nhân và cộng động ngày càng mờ nhạt. Rất nhiều ngôi nhà ở Nhật không có cổng, người đi đường có thể đi vào khu vườn hoặc dải đất quanh nhà một cách thoải mái. Tuy nhiên, không phải chủ nhà nào cũng thích sự “cởi mở” đó. Điều này cũng được thể hiện rất rõ ở ngôi nhà nhỏ mang tên Mon House.
Nhìn từ bên ngoài, Mon House có 2 khu nhà tách biệt trong đó, 1 khu đóng vai trò làm cổng nhà
Không giống như nhiều ngôi nhà ở Nhật Bản, Mon House có phần tách biệt với các ngôi nhà bên cạnh
Ở khu đất này trước đây có một cánh cổng khá cũ kỹ, tách biệt khu đất ở trong với không gian bên ngoài. Đội ngũ KTS đã cải tạo cánh cổng cũ này trở thành một ngôi nhà hiện đại. Đó cũng là lý do vì sao công trình mang tên Mon House (Mon là từ để chỉ một loại cổng Nhật Bản).
Từ cánh cổng cũ và khu đất trống, nơi đây trở thành tổ ấm của một gia đình
Cánh cổng tọa lạc ở trung tâm của khu phố, là điểm tiếp xúc giữa sự riêng tư của chủ nhà và tính công cộng ở phía bên ngoài
Đội ngũ KTS đã chủ đích thiết kế Mon House có phần tách biệt với bên ngoài, tạo nên khoảng riêng tư nhất cho chủ nhà. Giải pháp ở đây chính là ứng dụng khéo léo chức năng “đóng – mở” của cánh cổng. Chức năng của cánh cổng trong Mon House chính là lối vào, bảo vệ ngôi nhà và là nơi giao tiếp với khu phố.
Cánh cổng dạng cửa trượt, đóng mở linh hoạt
Ngoài việc dùng cổng trượt thì quanh nhà còn có tường bao quanh để tạo sự riêng tư
Mon House sở hữu khu nhà phụ tích hợp với cánh cổng độc đáo
Một điều thú vị ở Mon House chính là khu nhà phụ tích hợp với cánh cổng. Đây là 1 dạng căn phòng kiểu Nhật với sàn đất Doma truyền thống, tạo nên môt ngôi nhà biệt lập. Gia chủ có thể sử dụng khu nhà này với nhiều mục đích khác nhau, có thể làm phòng ngủ, phòng đọc hay thậm chí là nhà kho đều được.
Không đơn thuần chỉ là cổng nhà, cánh cổng của Mon House còn được tích hợp thêm phòng, với vẻ ngoài như 1 khu nhà độc lập
Bước qua cánh cổng trượt là 1 khoảng hiên nhỏ
Khoảng hiên luôn ngập tràn ánh sáng, nơi đây còn có 1 bộ bàn ghế khá nhỏ
Các thành viên có thể ngồi đây thư giãn, bất kể là ngày hay đêm
Nếu tách riêng thì "cánh cổng đặc biệt này" hoàn toàn có thể trở thành 1 khu nhà độc lập, hoàn thiện
Để vào khu nhà phụ, các thành viên có để đi từ cánh cửa gỗ nhỏ ở khoảng hiên hoặc cửa kính đối diện với khu nhà chính
Khu nhà phụ tương đối rộng rãi và thoáng đãng. Ở đây có bậc thềm trải chiếu tatami truyền thống của Nhật Bản
Khu nhà phụ này còn có 1 gác lửng nhỏ, có thể dùng làm nơi để đồ
Tầm nhìn đối diện từ khu nhà phụ chính là khu nhà chính, nơi sinh hoạt chung của cả gia đình
Yếu tố tự nhiên ở Mon House rất rõ rệt. Điều này được thể hiện thông qua cách lựa chọn màu sắc: trắng – nâu chủ đạo. Đây là 2 gam màu gợi nhắc đến những ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản. Ngoài khoảng sân rộng, có cây xanh thì không gian sinh hoạt cũng rất thoáng đãng. Cửa kính lớn giúp đón tối đa ánh sáng tự nhiên vào trong nhà.
Giữa 2 khu nhà là một khoảng sân rộng rãi, được bố trí nhiều chậu xanh ở xung quanh
Vẻ ngoài đơn giản, gần gũi với những yếu tố tự nhiên nổi bật như tường ốp gạch đá, cây xanh,... của khu nhà chính
Không gian trong nhà rất thoáng đãng nhờ cách thiết kế mở, nội thất đơn giản và hệ thống cửa kính lớn để lấy sáng
Vẻ đẹp lung linh, ấm áp của Mon House mỗi khi màn đêm buông xuống
Mon House tuy tách biệt với bên ngoài nhưng sự thoáng đãng, thoải mái vẫn được đảm bảo tối đa. Điều này cũng nhờ việc gia chủ không xây dựng quá nhiều mà để dành lại khoảng sân ở giữa, kết hợp sử dụng cửa kính để tăng độ sáng cho không gian. Đây cũng là cách thiết kế khá thú vị, có thể ứng dụng ở Việt Nam. Nhưng để phù hợp với khí hậu nước ta thì bạn nên trồng thêm nhiều cây lớn ở sân thay vì để trống như Mon House để tránh cái nắng gay gắt của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Bản vẽ chi tiết công trình
Thông tin chi tiết công trình:
Tên công trình: Mon House
Đơn vị thiết kế: Royalhouse
Địa điểm: Fukushima, Nhật Bản
Diện tích: 128m2
Kiến trúc sư trưởng: Haruhisa Saito
Nhà cung cấp: Koizumi, KMEW, LIXIL, sumirin-crest, turuya
Năm dự án: 2017
Bài viết:Thu Hằng