7 điều khiến cho việc thi công phát sinh trượt ngân sách, đôi khi gấp 2 lần

    08/08/2024 10:372.235 lượt xem

    1- Bỏ qua khâu tư vấn ban đầu: người làm tư vấn nghiêm túc và có kinh nghiệm sẽ ước lượng cho bạn mức ngân sách tối thiểu tương ứng với quy mô mà bạn muốn làm trước khi bắt tay vào thiết kế. 

    2- Bỏ qua khâu khảo sát. Đơn vị thiết kế bỏ qua khâu khảo sát trước khi ra phương án, đơn vị thi công bỏ qua khâu khảo sát khi trình báo giá. Dẫn đến phương án chốt cuối cùng có thể làm vượt ngân sách lên gấp đôi hoặc phá sản phương án phải vẽ lại toàn bộ. Việc không khảo sát kỹ cũng dẫn đến những phát sinh cục bộ gây phiền toái và ảnh hưởng đến mức ngân sách tổng.
    3- Không công bố mức ngân sách tối đa mà mình có, hoặc ít nhất là khoảng dao động về ngân sách mà mình có thể chi trả. "Chú cứ vẽ đi tiền bạc với anh không thành vấn đề", thật sự vấn đề nằm ở chỗ đó!
    4- Chọn sai đơn vị thiết kế. Một đơn vị thiết kế đẹp chưa chắc đã phù hợp. Hãy tìm 1 đơn vị phù hợp, đặc biệt có kiến thức sâu về thi công. Họ sẽ ước lượng cho bạn được nhiều khoản chi phí ẩn. Họ sẽ không trình bạn 1 mẫu lung linh và bảo rằng mẫu này làm rẻ thôi, bắt bạn kí để lấy tiền thiết kế trước. Và sau đó bỏ mặc bạn loay hoay với 1 concept mãi không thành hình hoặc phải chịu phát sinh rất cao.
    5- Chọn sai đơn vị thi công. Để được giao thầu, 1 số đơn vị thi công báo giá thiếu khối lượng, hoặc chủng loại vật tư không rõ ràng. Khiến cho chủ nhà buộc rơi vào tình huống phải nâng cấp chủng loại, và trả bù cho phần khối lượng bổ sung, dẫn đến vượt ngân sách.
    Ví dụ, 1 công trình có 10 hạng mục mới hoàn chỉnh, thầu chỉ báo 7 để giá trị dự thầu thấp và được chủ nhà chọn. Chủ nhà làm tới 7 không thể bỏ dở giữa chừng phải vay mượn để làm cho đủ 3 phần còn lại. Trong 7 hang mục đó, chi tiết chủng loại vật tư nhà thầu báo chung chung chỉ ở mức trung bình, chủ nhà buộc rơi vào tình thế phải nâng cấp dẫn đến phát sinh. (Ví dụ bảng dự thầu báo gạch dưới 120 nghìn/m2, thực tế gạch giá này không thể như kỳ vọng, chủ nhà buộc phải thêm tiền để bù vô khoảng chênh lệch).
    6- Những thay đổi chủ quan trong quá trình thi công. Dù đã có bản thiết kế nhưng đôi khi chủ nhà qua hàng xóm thấy cái này cái kia đẹp hơn, mẹ vợ bảo thay đổi cái này, chú họ kêu làm thêm cái kia. Thế là phát sinh!
    Thế nên 1 bản vẽ thiết kế là cực kỳ quan trọng. Nó như kim chỉ nam xuyên suốt quá trình thi công. Thử tưởng tượng nếu không có bản vẽ thì việc xây lên rồi không thích đập ra xây lại nó phát sinh khủng khiếp tới mức nào. Vì vậy đừng tiếc tiền cho việc thiết kế nếu không muốn phát sinh.
    7- Những phát sinh khách quan không mong muốn: Ép cọc, đào móng nứt nhà hàng xóm gây kiện tụng đền bù, vấn đề an toàn lao động (nhạy cảm không tiện nhắc), vật tư thay đổi theo thời giá,... Là 1 số yếu tố khác dẫn tới phát sinh.
    - Cuối cùng, mọi vấn đề đều phải bằng con số. Để hạn chế phát sinh chủ nhà cần quản lý việc thi công thông qua bảng exel các hạng mục công việc (đầu việc, đơn giá, khối lượng, thành tiền). Hồ sơ thiết kế nên kèm theo bảng dự toán chi tiết này. Chủ nhà có thể nhờ 1 đơn vị độc lập, có năng lực làm dự toán để đảm bảo mức độ khách quan và chính xác.

    Đỗ Đăng KhoaTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0