Có nên dùng cục đẩy công suất trong dàn âm thanh?

    Cập nhật ngày 27/05/2024, lúc 11:002.643 lượt xem

    Cục đẩy công suất là một trong những thiết bị âm thanh không thể thiếu đối với những dàn âm thanh “khủng” tại các quán bar, nhà hàng, khách sạn….

    Cục đẩy công suất là gì?

    Cục đẩy công suất hay cục công suất, cục đẩy âm thanh là thiết bị dùng trong hệ thống âm thanh có chức năng khuếch đại tín hiệu nên công suất của thiết bị này rất lớn, có thể truyền tải âm thanh mạnh mẽ. Hơn nữa, cục đẩy âm thanh này còn có tích hợp tính năng làm giảm bớt đi độ méo tiếng của loa khi hoạt động ở cường độ cao. Vì thế, thiết bị này thường được ứng dụng trong các hệ thống âm thanh như hội trường, sân khấu,… bởi có thể “cân” được 4-5 cặp loa có công suất lớn.

    Để phân loại, ta có hai cách sau: theo tính năng sử dụng và theo sò công suất. Từ tính năng sử dụng với cách phân loại chủ yếu dựa vào số lượng kênh và công suất mỗi kênh, ta có thể tiếp tục phân ra làm cục đẩy 2 kênh, 3 kênh và 4 kênh. 

    Phân loại theo tính năng sử dụng dựa chủ yếu vào số lượng kênh và công suất mỗi kênh. Nếu phân loại như thế thì chúng ta có những cái tên phổ biến như cục đẩy 2 kênh, cục đẩy 3 kênh, cục đẩy 4 kênh. Cục đẩy 2 kênh được thiết kế dành cho 1 cặp loa, công suất của chúng thường khá đa dạng và trải dài từ 200W đến 800W mỗi kênh. Hầu hết ngày nay thì loa karaoke đều có mức công suất từ 100W – 500W mỗi chiếc.

    Loại cục đẩy này thường không mạnh khi lắp đặt vào các dàn lớn mà chúng phù hợp với dàn karaoke gia đình hơn. Cục đẩy 3 kênh bao gồm 2 kênh cho dàn loa full và 1 kênh chuyên dành đánh loa sub. Đặc điểm của loại cục đẩy này thì chúng là dạng tích hợp nên chúng giúp tối ưu không gian và tiết kiệm chi phí hiệu quả.

    Cục đẩy công suất 4 kênh dùng để kết nối 2 cặp loa đáp ứng âm thanh dày dặn, mạnh mẽ cho bạn. Nhưng nói thế thì chúng cũng chỉ phát huy hiệu quả tốt khi không gian lớn hơn 30m2. Âm thanh của dòng cục đẩy này rất tốt khi chạy chế độ Bridge sẽ mang âm thanh thật mạnh mẽ, sống động.

    Ưu và nhược điểm của cục đẩy công suất

    Tương tự như các thiết bị khác, cục đẩy âm thanh cũng tổn tại những ưu, nhược điểm riêng mà dựa vào đó, khách hàng có thể cân nhắc và đưa ra lựa chọn phù hợp với mong muốn

    Ưu điểm

    Cục đẩy âm thanh sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

    – Có mức công suất lớn, hiệu suất cao

    – Độ bền cao, hoạt động bền bỉ, lâu dài

    – Xử lý âm thanh hoàn hảo, cho ra chất lượng âm thanh không bị méo tiếng, mạnh mẽ, sống động

    – Âm vang số tinh chỉnh chi tiết, giảm khả năng bị rú rít 

    – Linh hoạt kết nối với các thiết bị khác nhau của dàn âm thanh, dễ dàng thay đổi thiết bị khi muốn nâng cấp dàn loa

    – Đa dạng mẫu mã, tính thẩm mĩ cao

    Nhược điểm

    Bên cạnh đó, cục đẩy vẫn còn tồn tại những nhược điểm như:

    – Tiêu tốn nhiều điện năng, cần cung cấp một nguồn điện ổn định để thiết bị hoạt động trơn tru

    – Không phù hợp với những dòng loa có hiệu suất cao

    So sánh cục đẩy âm suất và âm ly

    Đều thực hiện chức năng khuếch đại âm thanh, cục công suất và âm ly có điểm giống và khác nhau nào là mấu chốt để ứng dụng vào trong dàn âm thanh?

    Điểm giống

    – Đều là thiết bị có chức năng khuếch đại công suất

    – Đều sử dụng mạch công suất dạng class A, D,…

    – Đều sử dụng sò công suất

    – Mức công suất đa dạng, từ vài trăm watt tới vài nghìn watt

    – Đều có khả năng kết hợp với các thiết bị âm thanh khác

    Điểm khác

    Thiết kế

    Âm ly nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau. Tuy nhiên thiết kế không hiện đại, đẹp mắt như cục đẩy. Cục đẩy có thiết kế hiện đại hơn nhưng trọng lượng lớn, khó di chuyển và lắp đặt như âm ly

    Công suất

    Công suất của âm ly không lớn như công suất của cục đẩy. Trong khi âm ly hỗ trợ 4-12 sò thì cục đẩy có thể hỗ trợ tối thiểu là 12 sò. Thông thường, loại 32 sò thường được sử dụng phổ biến nhất

    Chất lượng âm thanh

    Chất lượng âm thanh chỉ dừng ở mức tương đối đối với âm ly, còn cục công suất cho ra chất lượng âm thanh tốt hơn, chuyên nghiệp, trung thực, sắc nét

    Cách điều chỉnh

    Âm ly tích hợp mạch điều chỉnh Echo, Reverb và có thể thêm vang số tuỳ ý. Còn cục đẩy có chức năng chính là khuếch đại công suất mà không có mạch xử lí tín hiệu, muốn sử dụng được thì bắt buộc phải thêm vang số

    Khả năng kết hợp với các thiết bị khác

    Âm ly và cục đẩy âm suất đều có thể kết nối với nhau và kết nối với vang số

    Ứng dụng

    Âm ly thường được sử dụng, lắp đặt trong dàn loa truyền thống, phù hợp với những nhu cầu giải trí cơ bản như phòng karaoke gia đình, nghe nhạc,… Cục công suất phục vụ những nhu cầu nghe chuyên nghiệp hơn như âm thanh hội nghị, hội trường,…

    Chi phí

    Giá cả của âm ly rẻ hơn cục đẩy âm thanh, rơi vào khoảng 3 – 80 triệu đồng trong khi cục đẩy có giá rơi vào khoảng 4 – 110 triệu đồng

    Như vậy, với những đặc tính riêng lẻ của hai thiết bị khuếch đại âm thanh, chúng ta sẽ có những cân nhắc để lựa chọn sao cho phù hợp. Cục đẩy công suất sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các dòng nhạc mạnh như rock, EDM,… thích hợp cho các quán bar và các phòng hát chuyên nghiệp hay những sự kiện lớn ngoài trời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0