Trong giới thiết kế nội thất đương đại, có hai phong cách đang thu hút sự chú ý đặc biệt chính là Wabi Sabi và Japandi. Wabi Sabi, một triết lý coi trọng sự không hoàn hảo và tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, cùng với Japandi, sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Scandinavian và tinh thần mộc mạc của phong cách Nhật Bản. Một sự giao thoa độc đáo giữa hai nền văn hóa, mặc dù có sự chênh lệch về địa lý, nhưng lại mang đến những trải nghiệm thiết kế thú vị với cùng mong muốn đem đến những trải nghiệm an yên cho con người hiện đại.
Hiểu được điều đó, các nhà thiết kế đã mang 2 phong cách này vào trong mô hình nhà ở hiện đại phổ biến trong thiết kế nhà phố Wabi Sabi kết hợp Japandi tại Phú Nhuận, với những điểm đặc trưng mang đến cho người ở trải nghiệm thư giãn tuyệt đối.
Thiết kế nhà phố Wabi Sabi kết hợp Japandi là một ý tưởng và giải pháp tuyệt vời bởi chúng không đề cao quá nhiều đồ đạc, vừa mang đến sự yên tĩnh vừa giúp không gian thoáng hơn đối với cấu trúc nhà phố hiện đại. Nằm trọn trong không gian 140m2, thiết kế nhà phố Wabi Sabi kết hợp Japandi tại Phú Nhuận được thiết kế và hoàn thiện trên tinh thần cởi mở để đem lại sự ấm áp và thân thiện khi đón tiếp khách, đồng thời đảm bảo sự riêng tư để nghỉ ngơi.
Tầng trệt của ngôi nhà đóng vai trò là không gian chung cho các hoạt động gia đình, bao gồm sảnh đệm, phòng khách và bếp.
Thiết kế của tầng trệt được xây dựng với không gian đủ để tạo ra một sảnh đệm phía trước – là khu vực phụ trợ thuận tiện trong việc di chuyển ra vào nhà, gồm cả không gian để bố trí kệ và tủ lưu trữ cũng như đậu xe phía trước.
Phòng khách và sảnh đệm được tách biệt bởi hệ thống cửa kính kịch trần, tạo ra sự phân chia mà vẫn duy trì tính liên thông tự nhiên trong không gian. Thiết kế nhà phố Wabi Sabi kết hợp Japandi thể hiện rõ những nét đặc trưng nhất ở không gian trung tâm của ngôi nhà – phòng khách. Kiến trúc và nội thất bộc lộ rõ từ cái nhìn toàn cảnh cho đến chi tiết.
Màu sắc được lấy cảm hứng từ cả hai phong cách – một sự kết hợp độc đáo giữa trầm lắng và tươi sáng. Những bức tường được sơn loang lổ in hằn vết thời gian và xử lý bề mặt nhằm tăng tính kết cấu và nổi bật phong cách chính. Màu sắc của gỗ, đá và đồ nội thất nổi bật trong sự thô mộc của chúng, trong khi các bộ phận nội thất chính như sofa được thiết kế để tối ưu hóa tính cải tiến và gọn nhẹ.
Thiết kế sảnh cầu thang tiếp theo là một điểm đặc biệt trong ngôi nhà. Thay vì lựa chọn cầu thang thông thường, thiết kế đã cải tạo bằng cách sử dụng cầu thang bê tông xoắn ốc tạo thành một khối liền mạch với không gian
Phần còn lại của tầng trệt bao gồm khu vực bếp, nhà vệ sinh tầng trệt và một kho lưu trữ. Bếp được thiết kế với tủ kệ chữ L và một bàn ăn trung tâm truyền thống. Thiết kế tập trung vào việc tạo ra các đường nét sạch sẽ và gọn gàng, đồng thời tăng cường ánh sáng tự nhiên trong không gian bằng cách sử dụng màu gỗ nhạt. Điều này giúp làm cho không gian trở nên tươi sáng hơn và giảm thiểu cảm giác ngột ngạt do thiếu ánh sáng tự nhiên.
Tầng 1 của thiết kế nhà phố Wabi Sabi kết hợp Japandi dành riêng cho không gian nghỉ ngơi và sinh hoạt riêng tư. Bao gồm phòng ngủ Master và phòng ngủ của hai con được ngăn cách bằng hành lang bố trí đèn chiếu sáng, được dẫn dắt bằng bề mặt ốp bê tông toàn phần, cách điệu theo phom dáng hình học.
Vì là không gian nghỉ ngơi nên tầng 1 có sự biến đổi khi tăng sự bao phủ của gam màu gỗ, mang đến sự ấm ấm hơn. Phòng ngủ Master tập trung vào các chức năng cơ bản, đề cao các đường nét gọn sạch trong thiết kế nhà phố Wabi Sabi kết hợp Japandi.
Các đường bo tròn tiếp tục được tôn vinh qua các chi tiết trong thiết kế, bao gồm cạnh tường bo cong, cửa chính, kệ trưng bày, tủ quần áo, sử dụng đường rãnh cong như một hình thức trang trí riêng.
Phòng ngủ nhỏ với điểm nhấn sơn tường thú vị, các góc cạnh được bo tròn không chỉ mang đến nét đẹp cho không gian mà còn an toàn cho bé khi sử dụng.
Hàng lang tuy nhỏ nhưng đầy sự thu hút với trần cong và dãy cửa vòm.
Khu vực giặt được thiết kế ẩn một cách khéo léo bên góc hành lang, mang lại thẩm mỹ cho không gian.
Các nhà vệ sinh được thiết kế đồng bộ vật liệu nhưng biến hóa phong phú các phương án trang trí. Hiệu ứng bê tông được sử dụng xuyên suốt như 1 sợi dây kết nối các không gian.
Dù với diện tích nhỏ nhưng với sự tính toán kỹ trong bố trí công năng và thổi hồn vào không gian của những nhà thiết kế qua những phong cách thể hiện cá tính gia chủ, căn nhà không chỉ là nơi ở mà còn là nơi nâng đỡ tâm hồn các thành viên trong đó.