Cận cảnh nhà Công tử Bạc Liêu 100 tuổi trước và sau khi cải tạo

    Cập nhật ngày 14/09/2023, lúc 11:224.266 lượt xem

    Nhắc tới Bạc Liêu, người ta không chỉ nhắc tới Cao Văn Lầu cùng nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử, mà còn là những giai thoại về Ba Huy (Công tử Bạc Liêu), nổi danh ăn chơi nức tiếng một thời. Sau một thời gian dài tạm đóng cửa để trùng tu lại, khu nhà Công tử Bạc Liêu đã bắt đầu đón khách trở lại, hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa khi ghé thăm Bạc Liêu.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. Nhà Công tử Bạc Liêu sau khi cải tạo

    Nhà Công tử Bạc Liêu trước khi được trùng tu

    Và diện mạo mới toanh sau khi đã mở cửa đón khách dịp Tết 2023

    Nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 13, thành phố Bạc Liêu cạnh sông Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây vô cùng sang trọng được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Đây được xem là một trong những ngôi nhà có kiến trúc bề thế nhất lúc bấy giờ.

    Ngôi nhà từng là nơi ở của đại gia đình Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (còn gọi là cậu Ba Huy), một trong những dòng họ giàu có bậc nhất trước năm 1975 ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng, vùng Nam bộ, thậm chí cả nước nói chung.

    Ngôi nhà do ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch, cha Công tử Bạc Liêu xây khi công tử mới 19 tuổi. Ông Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Khi đó toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai, Trần Trinh Huy ăn chơi khét tiếng và nổi tiếng mê gái. Được biết, tổng số tài sản mà công tử Bạc Liêu được thừa hưởng và “tiêu hao” vào ăn chơi xa xỉ ước tính lên tới trên 5 tấn vàng.

    Trải qua hơn 100 năm, khu nhà vẫn giữ được nét độc đáo riêng.

    >>> Xem thêm: Nhà cổ Bình Thủy - Dinh thự cổ đẹp nhất miền Tây, giao thoa giữa các giá trị kiến trúc lâu đời 

     

    Sau khi được cải tạo, nhà Công tử Bạc Liêu sở hữu diện mạo sáng hơn

     

    Sau khi sửa chữa lại, chiếc xe thời Công tử Bạc Liêu được di dời từ trong nhà ra bên ngoài, đặt cạnh lối ra vào cổng chính. Du khách rất ấn tượng và thích thú khi chụp ảnh lưu niệm cùng chiếc xe có kiểu dáng độc đáo này

    2. Nhà Công tử Bạc Liêu có hai tầng và một sân thượng. 

    Tầng trệt của ngôi nhà gồm có 2 phòng ngủ, hai đại sảnh khá rộng và sang trọng cùng với đó là cầu thang dẫn lên lầu trên. Trên lầu còn có 3 phòng ngủ và hai đại sảnh rất tiện nghi.

    Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng trước đây là nơi ông hội đồng Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền.

    Ngôi nhà có không gian vô cùng sang trọng và rất nhiều đồ cổ quý hiếm được công tử Bạc Liêu sưu tầm. Phòng khách được trưng bày một xà cừ rất đẹp, bộ bàn ghế tiếp khách cũng được làm từ xà cừ. Tầng trên có 3 phòng ngủ khác nhau và hai đại sảnh. Đây đều được trang bị đầy đủ tiện nghi với giường đôi, tivi, điện thoại, đồng hồ, máy lạnh, tủ áo và một bàn viết. Các chum trà và những chiếc bình trong nhà cũng là những đồ vật vô cùng quý hiếm được công tử Bạc Liêu sưu tầm. Tính đến hiện nay giá trị của những chiếc bình này cũng đã lên tới hàng trăm triệu đồng.

    Ngoài ra công tử Bạc Liêu có hai chiếc giường ngủ chính: giường nóng và giường lạnh, được đóng bằng gỗ sưa. Toàn bộ những chi tiết trên 2 chiếc giường được khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Trên mỗi chiếc giường cổ này cẩn đến 30 kg ốc xà cừ (giá thị trường hiện khoảng 200 triệu đồng/kg). Như vậy, tính riêng tiền ốc dùng để cẩn chiếc giường đã lên đến con số 6 tỷ đồng. Và giá của 2 chiếc giường ngày cho đến hiện nay đã lên đến hàng chục tỷ đồng.

    >>> Xem thêm: Bên trong dinh thự cổ 110 tuổi của vua Bảo Đại ở quận Ba Đình, Hà Nội ít ai biết tới 

     

    Khu vực cầu thang không thay đổi quá nhiều về cách bài trí

     

    Thay vào vị trí chiếc ô tô trước đây (ngay cửa chính ra vào khu nhà) là một bộ bàn ghế gỗ được chạm khắc nhiều hoa văn đẹp mắt

     

    Kiến trúc, vật dụng, đồ trang trí bên trong nhà vẫn giữ nguyên vẹn như: bát, đĩa, giường ngủ, bàn trang điểm... bên trong phòng ngủ của Công tử Bạc Liêu

     

    Nhiều hình ảnh về gia đình Công tử Bạc Liêu được treo bên trong khu nhà. Nhiều du khách khi đến đây rất quan tâm đến thân thế và những câu chuyện xung quanh cuộc đời của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy

    Không gian bên ngoài khu nhà thoáng đãng, rộng rãi, đáp ứng phần nào nhu cầu tham quan, giải trí của khách thập phương khi đến địa điểm nổi tiếng gắn liền với những giai thoại về chàng công tử vang danh một thuở

    Nhà công tử Bạc Liêu là 1 trong những 3 khu nhà ở cổ lưu giữ nét văn hóa cổ truyền thời điền chủ, bá hộ ngày trước. Nổi trội địa điểm đây còn là minh chứng sống cho sở trường ăn chơi xa xỉ xa xưa của công tử Bạc Liêu. Nếu có dịp đến Bạc Liêu, bạn đừng quên ghé thăm địa điểm nổi danh này nhé.

    >>> Xem thêm: Cải tạo biệt thự Pháp cổ gần 70 năm tuổi 32QT giữa lòng thủ đô Hà Nội 

    Nguồn: Dantri, Vnexpress

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0