Giấy phép xây dựng là gì? Những trường hợp xây - sửa nhà cần giấy phép xây dựng và ngược lại

    Cập nhật ngày 21/02/2023, lúc 04:387.621 lượt xem

    Giấy phép xây dựng là cụm từ rất quen thuộc với bất cứ ai. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu kỹ càng về giấy phép xây dựng, cũng như những trường hợp nào cần phải xin giấy phép xây dựng và ngược lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất, mới nhất về giấy phép xây dựng, và những trường hợp công trình xây - sửa cần phải xin giấy phép xây dựng. 

    *Bài viết được tư vấn bởi KTS Nguyên Tương (Nhà đẹp Quảng Nam)

    I. Giấy phép xây dựng là gì?

     

    Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định, giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

    Giấy phép xây dựng là loại giấy phép quan trọng cần có trước khi tiến hành xây sửa công trình nhà ở trong danh mục quy định

    Giấy phép xây dựng gồm những loại giấy phép quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:

    • - Giấy phép xây dựng mới;
    • - Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
    • - Giấy phép di dời công trình.
    •  

    Giấy phép xây dựng gồm những loại nào ?

    - Giấy phép xây dựng mới.

    Loại giấy phép này được cấp cho các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng mới công trình. Giấy phép xây dựng được chia ra làm hai loại giấy:

    + Giấy phép xây dựng có thời hạn: Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

    + Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

    Như vậy, theo Luật Xây dựng 2014, quy định về Giấy phép xây dựng còn có Giấy phép xây dựng có thời hạn và Giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Theo đó, Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là cấp phép xây dựng cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

    - Giấy phép sửa chữa, cải tạo.

    Pháp luật quy định đối với những trường hợp có nhu cầu sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích của công trình, dự án thì người dân sẽ cần phải xin giấy phép. Trong trường hợp thay đổi mặt ngoài của công trình kiến ​​trúc giáp đường làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình, công trình sử dụng thay đổi thì phải xin phép xây dựng.
    Các chủ thể sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để nộp cơ quan thẩm quyền để được xem xét đề nghị. Với các hồ sơ hợp lệ thì sẽ được hẹn nhận giấy phép trong vòng 15 ngày với nhà ở riêng lẻ, 30 ngày với công trình khác. Các hồ sơ chưa hợp lệ thì cần phải bổ sung hoặc sửa đổi giấy tờ phù hợp.

    - Giấy phép di dời công trình.

    Những trường hợp cụ thể mà các chủ thể cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình như sau:

    + Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu đô thị cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

    + Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong trung tâm của cụm xã cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

    + Di dời nhà ở riêng lẻ, công trình trong các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa – lịch sử cần phải xin giấy phép xây dựng di dời công trình.

    Các chủ đầu tư về công trình cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về di dời công trình. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, lệ phí cần thiết mới được cấp giấy phép.

    Có 3 loại giấy phép xây dựng là giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo, giấy phép di dời công trình

    1. II. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

    Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm có:

    1. Tên công trình thuộc dự án.

    2. Tên, địa chỉ của chủ đầu tư (riêng với trường hợp nhà ở riêng lẻ mà hộ gia đình, cá nhân tự xây hoặc thuê người khác xây thì chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân đó).

    3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình với công trình theo tuyến.

    4. Loại, cấp công trình xây dựng.

    5. Cốt xây dựng công trình.

    6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

    7. Mật độ xây dựng (nếu có).

    8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

    Riêng với công trình dân dụng, nhà ở riêng lẻ, công trình công nghiệp, ngoài các nội dung quy định từ (1) đến (8) thì còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (còn gọi là tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tum, tầng kỹ thuật), chiều cao tối đa toàn công trình.
    Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

    Nhà ở riêng lẻ, công trình dân dụng cần bổ sung nội dung chi tiết hơn trong giấy phép xây dựng  

    1. III. Những trường hợp nào phải xin giấy phép xây dựng

    2.  

    3. Theo Khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 89 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định chung về cấp giấy phép xây dựng: "Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này".

    Như vậy, mọi công trình xây dựng đều phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, trừ trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng (tham khảo ở mục IV).

    Mức phạt khi xây dựng nhà ở không có giấy phép:

    Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng như sau:

    - Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa tại khu vực nông thôn.

    - Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ mà không có giấy phép xây dựng tại khu vực đô thị.

    Lưu ý: Khu vực đô thị gồm khu vực nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn (theo khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009). Khu vực nông thôn là khu vực còn lại.

    Sẽ bị phạt tiền nếu không xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành thi công

    1. IV. Những trường hợp không cần phải xin giấy phép xây dựng

    2.  

    3. Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã quy định nhiều trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

    Cụ thể, khoản 2 Điều 89 Luật này quy định chi tiết các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:

    1. Các công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp.

    2. Các công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng.

    3. Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này (là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích thi công xây dựng công trình chính, sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hay hoạt động khác…)

    4. Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

    5. Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

    6. Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    7. Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này.

    8. Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    9. Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.

    10. Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các trường hợp 2, 6, 7, 8 và 9 (đã nêu phía trên), trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại trường hợp 9 có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

    Nguồn: Tổng hợp

    Cẩm nang sửa nhà được bảo trợ nội dung bởi HAPPYNEST, đồng hành cùng LÀ NHÀ trên những chuyến chu du "Gõ cửa - Sửa nhà" và được truyền thông trên hệ thống các kênh VCCorp.

    Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

    Là Nhà sẽ phát sóng lúc 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3; 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp, và Fanpage & Website Happynest

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0