Giếng trời hiện là lựa chọn của rất nhiều gia đình khi thiết kế và xây dựng nhà ở. Vậy làm thế nào để khai thác tối đa công dụng và đâu là vị trí lý tưởng để đặt giếng trời trong nhà. Hãy cùng Happynest đi tìm câu trả lời.
Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây. |
Giếng trời là khu vực phụ, không bắt buộc phải có trong các công trình xây dựng nhưng hiện được rất nhiều gia đình lựa chọn
Việc bố trí giếng trời trong nhà ở đâu, như thế nào để khai thác tối đa công dụng là một vấn đề quan trọng cần được tính toán kỹ càng. Dưới đây là 9 vị trí trong nhà để gia chủ cân nhắc lựa chọn thiết kế giếng trời:
-
1. Hành lang trong nhà
Hành lang là khu vực chung nên khi được kết nối với giếng trời sẽ mang ánh sáng và không khí lan tỏa đến hầu khắp các phòng ở trong nhà. Điều này rất thuận lợi cho việc chiếu sáng và hông gió cho không gian sinh hoạt.
Sân vườn thường được bố trí cùng với giếng trời tại hành lang để trang trí và làm mát
-
2. Cầu thang
Thay vì phải tính toán để lược bỏ các khu vực sinh hoạt, các KTS giờ đây chỉ cần bố trí thêm một cửa sổ mái phía trên cầu thang đã hoàn thiện được giếng trời. Ngoài ra, do là lối đi chung giữa các tầng nên việc đặt giếng trời trên cầu thang cũng giúp đưa không khí và ánh sáng từ bên ngoài lan tỏa đều đến các tầng trong nhà.
Thiết kế cầu thang - giếng trời “2 trong 1” giúp tiết kiệm diện tích sinh hoạt trong nhà
>>> Xem thêm: 5 lưu ý khi bố trí giếng trời đón nắng gió tốt mà không lo mưa tạt cho nhà ống
-
3. Phòng khách, các khu vực sinh hoạt chung
Phòng khách là nơi thường xuyên lui tới của các thành viên gia đình nên khi cung cấp ánh sáng thường xuyên, thích hợp sẽ giúp tăng cảm giác thoải mái, dễ chịu cho căn phòng, nhất là trong những thời điểm đông người. Ngoài ra, do có thời lượng được sử dụng nhiều, việc lấy sáng tự và thông gió tự nhiên cũng giúp gia chủ tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ hàng tháng.
Phòng khách rộng rãi, thoáng đãng nhờ được cung cấp ánh sáng thường xuyên, ổn định
-
4. Phòng bếp, phòng ăn
Khu vực nấu nướng có thể xuất hiện nhiều loại vi khuẩn có hại nếu quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm và vệ sinh sau chế biến không đảm bảo. Bởi vậy, việc đặt giếng trời tạo nên môi trường khô ráo, thông thoáng sẽ ức chế sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, không gian ăn uống khi có giếng trời phía trên sẽ mang đến cho gia chủ những trải nghiệm dùng bữa vô cùng độc đáo, thú vị mà những ngôi nhà trần đóng không có được.
Không gian bếp mở giúp gia chủ có thể quan sát cả bầu trời khi dùng bữa
Thiết kế bàn ăn ngay dưới khoảng trời sáng thoáng đang được rất nhiều gia chủ ưa thích
>>> Xem thêm: Gợi ý 17 thiết kế bàn ăn dưới giếng trời: Thoáng sáng cực kỳ mà không bị “chói chang
-
5. Phòng làm việc
Thay vì sử dụng cửa sổ với góc chiếu nghiêng, bố trí giếng trời tạo nên góc chiếu sáng thẳng đứng giúp hạn chế những ảnh hưởng về thị giác khi làm việc, học tập liên tục trong thời gian dài. Đồng thời, không gian thông thoáng, đủ sáng cũng là điều kiện lý tưởng giúp con người cảm thấy thoải mái, thư thái để tập trung làm việc.
Phòng làm việc rộng rãi, thoáng đãng như thu cả bầu trời trong tầm mắt nhờ thiết kế cửa sổ trời lớn phía trên
-
6. Phòng ngủ
Nếu bạn muốn phòng ngủ của mình trở nên thật thoáng mát, thoải mái mà sợ mất kín đáo, riêng tư, bố trí giếng trời trong phòng là giải pháp tối ưu cho bạn. Cửa sổ đặt trên cao sẽ đảm bảo đầy đủ công năng lấy sáng và thông gió, đồng thời, hạn chế tối đa tầm nhìn từ bên ngoài gây mất riêng tư khi nghỉ ngơi.
Thiết kế giếng trời giúp phòng ngủ như cao hơn, rộng hơn với kích thước thực tế
- 7. Phòng vệ sinh
Ẩm ướt, nấm mốc, vi khuẩn và mùi hương khó chịu là những vấn thường xuyên xuất hiện làm ảnh hưởng tới trải nghiệm và sức khỏe con người. Việc mở giếng trời sẽ tạo môi trường khô ráo giúp ức chế vi khuẩn mà vẫn đảm bảo tối đa sự riêng tư, kín đáo.
Phòng vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng nhờ thiết kế mở để lấy sáng và thông gió
-
8. Phòng giặt, phòng đa năng
Đây là các khu vực thường tập trung nhiều đồ đạc nên nếu không gian bị đóng kín sẽ dễ gây cảm giác bí bách, chật chội. Ngoài ra, quần áo ẩm ướt hay những đồ đạc như da lộn, gỗ, cao su,.. nếu để lâu ngày không sử dụng có thể sinh mùi gây khó chịu. Bởi vậy, đặt một giếng trời nhỏ trong phòng sẽ giúp giải quyết một phần những hạn chế này.
Giếng trời nhỏ sẽ hạn chế vi khuẩn và mùi hôi trong phòng giặt
9. Cách khắc phục nhược điểm của giếng trời trong nhà
Bên cạnh việc lựa chọn vị trí để tối ưu công dụng, làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất những nhược điểm của giếng trời trong nhà cũng là một vấn đề cần lưu tâm khi thiết kế. Dưới đây là những giải pháp Happynest khuyên bạn nên cân nhắc:
- Lựa chọn góc mở cửa tránh hướng chiếu trực tiếp của mặt trời để tránh thừa sáng và nắng nóng. Hướng mở cửa lý tưởng là các hướng: Nam và Bắc.
- Lắp đặt lan can tại các khu vực dẫn vào giếng trời để đảm bảo an toàn.
- Sử dụng tường cách âm hoặc thiết kế bề mặt giếng sần để hạn chế tiếng ồn.
- Lắp đặt mái che rộng hoặc các tấm che có thể điều chỉnh đóng mở để cản nước bắn vào nhà.
>>> Xem thêm: 4 sai lầm khi thiết kế giếng trời gia chủ Việt nên tránh để khỏi “tiền mất tật mang”
Trên đây là những lưu ý trước khi thiết kế và xây dựng giếng trời trong nhà. Hi vọng bạn đã có ý tưởng về giếng trời cho nhà của riêng mình. Happynest chúc bạn có thành công!
Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. |