Dù không phải là khu vực sinh hoạt chính trong nhà nhưng hành lang ngày càng được gia chủ chú trọng thiết kế để tăng thêm sự thẩm mỹ, tinh tế cho không gian sống. Nếu đang băn khoăn chưa biết nên trang trí hành lang ra sao, hãy cùng tham khảo 5 phong cách thiết kế hành lang ấn tượng ngay sau đây.
Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây. |
Bài liên quan:
1. Cách thiết kế huyền quan chuẩn phong thủy
2. Để không bí ý tưởng thiết kế hiên nhà, hãy tham khảo 7 gợi ý sau để có một không gian thật “chill”
3. Bí kíp trang trí lối hành lang đơn giản nhưng bắt mắt
Thiết kế theo phong cách tối giản (Minimalism)
Hiện nay, thiết kế hành lang phong cách tối giản ngày càng được ưa chuộng vì sự tinh tế đồng thời giúp nới rộng không gian hẹp một cách hiệu quả. Với tông màu trung tính, thiết kế hành lang phong cách tối giản hạn chế các màu quá nổi bật cùng chi tiết hoa văn cầu kỳ. Điều này mang đến sự nhẹ nhàng, gọn gàng và dễ chịu. Từ đó tạo cảm giác vô cùng thoải mái, gạt bỏ phiền não cho gia chủ và các thành viên trong gia đình khi bước vào.
Hành lang phong cách tối giản kết hợp với giếng trời thoáng sáng đẹp mắt (Ảnh: Raincoat House)
Thiết kế theo phong cách mộc mạc (Rustic)
Đây là phong cách thiết kế hành lang theo hướng mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Nội thất được sử dụng trong phong cách này đa phần được làm từ gỗ tự nhiên, sợi mây, tre, rễ cây,... có thể kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào sở thích của gia chủ. Bên cạnh đó, lựa chọn những bức tường bằng gạch thô, gỗ hoặc đá tự nhiên cũng sẽ mang đến nét độc đáo cho thiết kế này.
Lựa chọn thiết kế hành lang phong cách mộc mạc cho thấy sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên trong không gian nhà ở (ảnh: Nhà Hải Phòng)
Để tránh cảm giác tối và bí bách khi thiết kế hành lang phong cách Rustic, gia chủ có thể làm thêm cửa sổ. Điều này sẽ giúp hành lang trở nên ấm cúng, thoáng sáng vì thường xuyên có nắng chiếu.
Thiết kế theo phong cách cổ điển
Thiết kế hành lang theo phong cách cổ điển yêu cầu các họa tiết phức tạp, cầu kỳ cùng đồ nội thất hoa văn tinh xảo, sắc nét. Nhằm thể hiện được sự sang trọng, tinh tế của chủ nhân ngôi nhà. Mẫu hành lang này mất nhiều thời gian để hoàn thiện nhưng sẽ tạo cảm giác hành lang trở nên sâu và rộng hơn. Khi được kết hợp với ánh đèn vàng, các chi tiết trang trí đẹp mắt càng trở nên nổi bật ấn tượng.
Thiết kế hành lang theo phong cách cổ điển giúp căn nhà trở nên sang trọng, ấn tượng (ảnh: Nhà biệt thự)
Thiết kế theo phong cách tân cổ điển
Tân cổ điển chính là biến thể của phong cách cổ điển. Phong cách này hướng đến sự cân đối trong từng đường nét thiết kế. Hành lang tân cổ điển yêu cầu sự tinh tế nhưng không quá cầu kỳ, màu sắc thường là những màu trung tính giúp toát lên sự nhã nhặn, hiện đại cho không gian. Các ô, mảng tường sử dụng phào chỉ được coi là chìa khóa giúp thiết kế hành lang tân cổ điển trở nên hấp dẫn, có điểm nhấn.
Thiết kế theo phong cách hiện đại
Thiết kế hành lang phong cách hiện đại có sự tương đồng trong việc bố trí các hình khối không gian đơn giản với các vật liệu quen thuộc như bê tông, kính, thép,… thay cho các vật liệu xưa cũ, cổ điển. Khu vực hành lang thiết kế theo phong cách hiện đại vừa tạo ra lối đi rộng rãi vừa có tính công năng cao, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ. Đặc biệt, dù thiết kế đa năng như vậy nhưng phong cách này sở hữu ưu điểm giúp hành lang không bị rối mắt. Tất cả đều là những đường nét giản lược, bố trí gọn gàng ngăn nắp.
Hành lang hiện đại kết hợp kệ tủ giúp nhà gọn gàng hơn đáng kể (Ảnh: Phi House)
Lựa chọn được phong cách thiết kế hành lang ấn tượng không chỉ giúp gia chủ có được năng lượng mỗi khi bước qua khu vực chuyển tiếp trong ngôi nhà mà còn thể hiện được sở thích và gu thẩm mỹ tinh tế. Chúc gia chủ luôn hạnh phúc và có nhiều ý tưởng trong quá trình thiết kế, chăm sóc cho từng góc nhỏ trong không gian sống của gia đình.
Bài viết: Tổng hợp
Xem thêm:
1. Mách bạn cách chọn sàn bếp cực chuẩn năm 2019
2. Học ngay những ý tưởng cải tạo ban công hay lô gia với chi phí thấp
3. 5 mẹo giúp bạn chấm dứt ngay lập tức tình trạng kêu cọt kẹt của cầu thang
4. Học cách phân biệt khoảng thở ngoài trời cho không gian nhà - không chỉ có ban công