Hướng dẫn tính đơn giá xây tường theo m3 chi tiết từ A-Z (Cập nhật 2025)

    Cập nhật ngày 23/04/2025, lúc 10:00934 lượt xem

    Đơn giá xây tường theo m3 là một trong những căn cứ quan trọng giúp các chủ đầu tư và đơn vị thi công xác định chính xác chi phí xây dựng. Mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vật liệu sử dụng cũng như điều kiện thi công cụ thể. Ở bài viết dưới đây, mình sẽ cung cấp đến bạn đọc bảng đơn giá xây tường tính theo m3  chi tiết, mới nhất năm 2025.

    Cập nhật đơn giá xây tường giúp chủ động tính toán chi phí xây dựng

    Cách tính đơn giá xây tường theo m3

    Tính toán đơn giá xây tường theo mét khối (m3) là một bước không thể thiếu trong quá trình lập dự toán chi phí thi công. Bên cạnh đó, con số này còn đóng vai trò nền tảng trong việc tính diện tích bề mặt tường cần hoàn thiện – đặc biệt là hạng mục trát tường trong giai đoạn hoàn thiện công trình.

    Tính đơn giá xây tường theo m3 là một bước quan trọng để kiểm soát ngân sách

    Đơn giá xây tường theo m3 có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố như:

    • Loại gạch sử dụng (gạch đặc, gạch rỗng, gạch thẻ, gạch bê tông…)
    • Chất lượng vật liệu
    • Khu vực thi công (giá thành tại đô thị thường cao hơn so với vùng nông thôn do chênh lệch chi phí nhân công và vận chuyển)

    Chẳng hạn, với gạch thẻ kích thước 4x8x19 cm, mức giá xây dựng phổ biến dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/m3, tùy theo từng công trình cụ thể.

    Mức giá xây dao động từ 250.000 đến 300.000 đồng

    Để biết cần bao nhiêu viên gạch cho mỗi mét khối tường, cần căn cứ vào kích thước viên gạch và độ dày tường. Nếu sử dụng gạch thẻ 4x8x19 cm và xây tường dày 10cm, trung bình cần khoảng 125 viên gạch để tạo thành 1m3 tường.

    Dựa trên đơn giá 250.000 đồng/m3, việc xây dựng một bức tường rộng 10 m² và cao 3 m (tương đương 3 m3 thể tích tường) sẽ có tổng chi phí khoảng 750.000 đồng.

    >>> Xem thêm: Chi phí xây nhà cấp 4 mái tôn 80m2 năm 2025: Bảng dự toán chi tiết và cách tiết kiệm hiệu quả

    Chi tiết đơn giá xây tường tính theo từng hạng mục

    Khi tính toán chi phí xây tường theo mét khối, nhiều yếu tố cần được xem xét như loại gạch sử dụng, chất lượng vật tư và trình độ tay nghề của đội thợ. Theo mức giá trên, gạch thẻ kích thước 4x8x19 cm thường có đơn giá dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/m³, tuy nhiên mức giá này có thể thay đổi tùy theo khu vực thi công và điều kiện thực tế.

    Đơn giá xây tường được tính theo các hạng mục thi công

    Chi phí vữa xây 1m³ tường

    Tùy thuộc vào loại mác vữa và độ dày tường, chi phí cụ thể như sau:

    • Vữa M50
      • Tường 10cm: 3.113.063 VNĐ
      • Tường 20cm: 2.766.988 VNĐ
      • Tường 30cm: 2.699.320 VNĐ
         
    • Vữa M75
      • Tường 10cm: 3.139.223 VNĐ
      • Tường 20cm: 2.809.099 VNĐ
      • Tường 30cm: 2.744.066 VNĐ
    • Vữa M100
       
      • Tường 10cm: 3.168.606 VNĐ
      • Tường 20cm: 2.856.396 VNĐ
      • Tường 30cm: 2.794.325 VNĐ

    Lưu ý: Các mức giá trên chưa bao gồm thuế VAT và có thể thay đổi theo vùng miền, đặc biệt giá tại các đô thị thường cao hơn so với khu vực nông thôn.

    Chi phí vữa xây dao động theo loại vữa sử dụng

    Đơn giá cát xây dựng theo m³

    Giá cát xây dựng cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí xây tường:

    • Cát san lấp: 65.000 VNĐ/m³
    • Cát bê tông vàng: 280.000 VNĐ/m³
    • Cát xây tô: 245.000 VNĐ/m³
    • Cát bê tông rửa loại 2: 465.000 VNĐ/m³
    • Cát phào chỉ đặc biệt: 500.000 VNĐ/m³

    Giá cát ảnh hưởng lớn đến đơn giá xây tường

    Chi phí nhân công xây tường

    Dưới đây là mức giá nhân công tham khảo:

    • Tường 100 (gạch ống): 250.000 – 730.000 VNĐ/m³
    • Tường 200 (gạch ống): 350.000 – 830.000 VNĐ/m³
    • Tường 100 (gạch đặc): 280.000 – 780.000 VNĐ/m³
    • Tường 200 (gạch đặc): 400.000 – 880.000 VNĐ/m³
    • Trát trong: 120.000 – 360.000 VNĐ/m²
    • Trát ngoài: 140.000 – 380.000 VNĐ/m²

    Nhân công xây dựng có mức giá chia theo từng đầu việc

    >>> Xem thêm: 5 yếu tố phát sinh khiến chi phí xây nhà vượt ngoài dự tính

    Lượng xi măng cần dùng cho xây và trát tường

    Lượng xi măng cần dùng để xây và trát tường được ước tính như sau:

    • Trát tường: Trung bình cần 12,8 kg xi măng/m². Một bao 50kg có thể trát khoảng 3,9 m².
    • Xây tường: Khoảng 5,44 kg xi măng/m² theo định mức chuẩn; nếu xây bằng gạch ống 8x8x19 cm theo kiểu giật cấp, có thể cần đến 6,3 kg/m².

    Công thức tính: Lượng xi măng = Diện tích tường x Định mức sử dụng xi măng.

    Áp dụng công thức giúp tính lượng xi măng chính xác cần dùng

    Chi phí xây tường phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    Khi lập kế hoạch xây dựng, việc nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá xây tường theo m3 là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát ngân sách hiệu quả mà còn đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Dưới đây là những yếu tố chính cần xem xét:

    • Độ dày tường:Tường càng dày, lượng vật liệu sử dụng càng nhiều, làm tăng đơn giá. Các độ dày phổ biến gồm 10cm, 15cm, 20cm và 30cm.
    • Vị trí công trình: Công trình ở khu vực xa trung tâm hoặc vùng có địa hình phức tạp sẽ phát sinh thêm chi phí vận chuyển vật liệu và chi phí nhân công cao hơn.
    • Chi phí vật tư và nhân công: Giá vật liệu như gạch, cát, xi măng và mức lương nhân công sẽ thay đổi tùy vào khu vực và thời điểm thi công.

    Chi phí xây tường phụ thuộc khá lớn vào vật tư và nhân công

    Chia sẻ kinh nghiệm chọn đơn vị thi công uy tín

    Khi lựa chọn nhà thầu xây dựng, bạn nên tìm kiếm những đơn vị uy tín trong khu vực. Hãy tham khảo các đánh giá trực tuyến, ý kiến từ khách hàng cũ hoặc người quen, cũng như thông tin từ cộng đồng xây dựng. Những nhà thầu đáng tin cậy thường có bề dày kinh nghiệm, cam kết về chất lượng và tiến độ thi công.

    Tìm hiểu kỹ thông tin để chọn đơn vị thi công uy tín

    Khi thỏa thuận về đơn giá nhân công xây dựng tường, bạn cần nắm rõ các yếu tố bao gồm trong giá cả cũng như yêu cầu nhà thầu cung cấp bảng chi tiết với mô tả cụ thể về từng khoản chi phí nhằm đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.

    Trên đây là chia sẻ chi tiết mức giá trung bình cũng như cách tính đơn giá xây tường theo m3 đến bạn đọc. Qua đó, mong sẽ giúp bạn có thể chủ động trong việc tính toán ngân sách mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình như ý.

    >>> Xem thêm: Làm thế nào để biết chi phí xây nhà theo dự tính đã rẻ nhất hay chưa?

    Nguồn: Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.

    Thu NguyễnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0