Tự thi công chống thấm tường ngoài trời cần lưu ý những gì?

    Cập nhật ngày 09/07/2024, lúc 15:002.599 lượt xem

    Chất chống thấm tường nếu được thi công đúng cách sẽ tạo một hệ màng chắn vững chắc, bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của ngoại cảnh và thời tiết. Nắm được những lưu ý dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện sơn chống thấm ngoài trời hiệu quả, chất lượng.

    Đặc điểm của tường đứng ngoài trời

    Tường đứng ngoài trời, đặc biệt là vách hông nhà là khu vực quan trọng của bất kỳ công trình nào. Chúng không chỉ đóng vai trò thẩm mỹ mà còn bảo vệ công trình khỏi các tác động của môi trường. Tuy nhiên, tường đứng ngoài trời thường xuyên phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là mưa và nắng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thấm dột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình.

    Điểm khác biệt lớn nhất của tường đứng ngoài trời so với khu vực phòng tắm và phòng vệ sinh là: Tường đứng không chỉ chịu mưa mà còn phải chịu nắng. Đặc biệt là vách hông nhà, là khu vực có diện tích tiếp xúc lớn nhất. Vì vậy, ánh nắng mặt trời có thể làm cho vách hông nhà bị hấp thụ nhiệt nhiều nhất, nóng lên và dẫn đến sự giãn nở và co lại của vật liệu. Điều này có thể tạo ra các vết nứt nhỏ trên tường, tạo điều kiện cho nước thấm vào bên trong.

    Chính vì vậy, việc chống thấm cho tường đứng ngoài trời sẽ giúp bảo vệ tường khỏi sự xâm nhập của nước, ngăn ngừa tình trạng thấm dột và kéo dài tuổi thọ của công trình.

    Thấm dột tường tường đứng ngoài trời là tình trạng mà nhiều công trình phải đối mặt

    Tường đứng ngoài trời bị thấm dột do đâu?

    Thấm dột là hiện tượng nước từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong tường hoặc kết cấu xây dựng. Bên trong các vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản - khoảng cách giữa các hạt có đường kính khoảng 20 - 40 micromet (1 micromet = 1/1000 milimet). Các mao quản này tạo ra những lỗ nhỏ li ti trong cấu trúc vật liệu, cho phép nước dễ dàng thẩm thấu qua. Một khi thâm nhập vào vật liệu thông qua các khe hở ở bề mặt, nước sẽ thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong. Quá trình này diễn ra do lực mao dẫn, khi nước bị hút vào các mao quản do sức căng bề mặt. Một khi nước đã xâm nhập vào các mao quản, nó sẽ tiếp tục lan rộng và di chuyển sâu hơn vào bên trong kết cấu, gây ra hiện tượng thấm dột..

    Ngoài các lý do như vật liệu xây dựng kém hoặc thi công chống thấm không đúng kỹ thuật, tác động của thời tiết mưa nhiều và nắng gắt chính là nguyên nhân chính của hiện tượng thấm dột. Tường đứng ngoài trời phải liên tục chịu đựng các tác động khắc nghiệt từ môi trường, đặc biệt là mưa và nắng. Sự tiếp xúc thường xuyên với nước và sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian có thể dẫn đến tình trạng co ngót trên bề mặt tường. Hiện tượng co ngót này tạo ra các vết nứt, đóng vai trò như những con đường dẫn, tạo điều kiện cho nước dễ dàng xâm nhập vào bên trong kết cấu tường.

    Từ những khe nứt, nước và hơi ẩm dễ dàng len lỏi, thấm sâu và lan rộng khiến tường bị thấm dột, làm suy yếu độ bền của tường

    Cách chống thấm thông thường khá phức tạp, không phù hợp để chủ nhà tự làm

    Mỗi loại vật liệu chống thấm đều có quy trình thi công riêng biệt. Chống thấm Bitumen và chống thấm pha xi măng là hai loại phổ biến, nhưng cả hai đều đòi hỏi quy trình thi công phức tạp mà chủ nhà không thể tự thực hiện. Thêm nữa, cả hai loại này không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây ra hiện tượng thấm đột.

    Quy trình thi công chống thấm Bitumen sử dụng phương pháp khò nóng bằng nhiệt, là một quá trình phức tạp và nguy hiểm ngay cả với thợ lành nghề. Loại chống thấm này dễ bị hỏng dưới tác động của tia UV và nhiệt độ theo thời gian. Hơn nữa, Bitumen còn hấp thụ nhiệt cao, làm tăng nhiệt độ cho ngôi nhà trong những ngày nắng nóng.

    Chất chống thấm pha xi măng được thi công bằng cách trộn với xi măng và nước, yêu cầu pha đúng tỷ lệ, và quá trình quét lên tường khá phức tạp và mệt mỏi. Nhiều thợ chuyên nghiệp không muốn thi công loại này vì đòi hỏi nhiều công sức và tiếp xúc với bụi xi măng có hại cho sức khỏe. Màng chống thấm pha xi măng cứng và giòn, khả năng chịu co ngót chống rạn nứt hạn chế và hầu như không có khả năng co giãn, dễ xuất hiện khe nứt khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa nhiều hoặc nắng nóng kéo dài.

    Một điểm quan trọng khi sử dụng hai loại chống thấm này là chủ nhà phải thuê thợ hoặc công ty chống thấm để thi công. Và chi phí thuê thợ thường là chi phí lớn nhất vì chi phí vật liệu thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí dịch vụ chống thấm. 

    Chống thấm kiểu mới – Tưởng không dễ mà dễ không tưởng

    Hiện nay, loại chống thấm Acrylic là một trong những vật liệu chống thấm được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực xây dựng. Phương pháp này sử dụng lớp phủ acrylic để tạo thành một lớp màng linh hoạt, bền bỉ và không thấm nước, ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của nước. Lớp bảo vệ toàn diện này giúp chống lại các thiệt hại liên quan đến độ ẩm, đảm bảo tuổi thọ và tính toàn vẹn của công trình. Đặc biệt, loại chống thấm Acrylic rất phù hợp với về mặt bê tông hoặc xi măng nhờ khả năng che lấp và chống rạn nứt vượt trội.

    Chống thấm Acrylic là giải pháp bảo vệ hiệu quả cho tường ngoài trời trong công trình xây dựng

    Điểm đặc biệt của chống thấm Acrylic là quy trình thi công siêu đơn giản, tương tự như thi công các loại sơn trang trí. Chủ nhà có thể tự thực hiện thi công mà không cần thuê thợ chuyên nghiệp, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí. 

    Dụng cụ thi công bao gồm chất chống thấm Acrylic, cọ, rulô, máy phun sơn.

    Quy trình thi công đối với từng loại tường cụ thể như sau:

    - Đối với bề mặt khô ráo và đanh chắc: Hoàn thiện: 2-3 lớp chống thấm tường Dulux Aquatech Flex. 

    - Đối với bề mặt tường mới: Hoàn thiện: 2-3 lớp chống thấm tường Dulux Aquatech Flex (đề xuất sử dụng 1 lớp sơn lót Dulux Weathershield® Chống Kiềm trước khi sơn hoàn thiện để có kết quả tốt nhất).

    - Đối với bề mặt bị phấn hóa: Sơn lót : 1 lớp sơn lót Dulux Weathershield® Chống Kiềm. Hoàn thiện: 2-3 lớp chống thấm tường Dulux Aquatech Flex.

    Lưu ý: Không thi công khi trời mưa hoặc trong môi trường ẩm ướt để đạt tính thẩm mỹ của bề mặt sau khi hoàn thiện và kết quả chống thấm tốt nhất.

    Bạn có thể tham khảo chất chống thấm tường Dulux Aquatech Flex - một trong những sản phẩm hàng đầu trong dòng chống thấm Acrylic. Dulux Aquatech Flex là lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn với khả năng chống thấm vượt trội, gấp 2 lần so với các sản phẩm thông thường.

    Chất chống thấm tường Dulux Aquatech Flex giúp ngăn ngừa vấn đề loang màu, chống rong rêu và nấm mốc, không cần pha xi măng, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công

    Tự thi công chống thấm ngoài trời đòi hỏi bạn phải hiểu rõ các sản phẩm chống thấm tường cũng như quy trình thi công chuẩn xác. Với những thông tin trong bài viết, mong rằng bạn có thể tự tin lựa chọn sản phẩm chống thấm tường ngoài trời chất lượng, dễ dàng tự thi công và góp phần hoàn thiện tổ ấm đẹp và an toàn cho cả gia đình.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0