Những lưu ý quan trọng cần biết khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

    30/12/2023 22:151.762 lượt xem

    Nhiều người thường có thói quen chọn ngày, giờ tốt để lau dọn bàn thờ dịp Tết và phải được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ được mình tổng hợp mà bạn có thể tham khảo. 

    *Theo dõi Happynest thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về nhà ở nhé.

    1. 1. Khi nào lau dọn bàn thờ ngày Tết?

    Với những ngày thường, gia đình mình có thể làm sạch bàn thờ bất cứ khi nào cảm thấy bàn thờ bẩn hoặc vào những ngày đặc biệt thì thường sẽ lau dọn trước một ngày.

    Nhưng đối với dịp Tết đến, gia đình mình sẽ thường dọn nhà và thực hiện việc này chu toàn hơn và người ta thường gọi đó là bao sái. Có hai thời điểm bao sái là ngày đưa ông Táo về trời và ngày rước ông Táo về. Và tuyệt đối phải dọn dẹp trước đêm giao thừa.

    Đối với dịp Tết đến, các gia đình sẽ thường dọn nhà và thực hiện việc này chu toàn hơn và người ta thường gọi đó là bao sái

    Bởi theo phong tục Việt, đầu năm mới người ta rất ngại việc quét dọn. Vì ông bà ta sợ rằng sẽ quét hết mọi tài vận ra khỏi nhà thế nên những việc dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên cần thực hiện trước đêm giao thừa.

    Bên cạnh đó, việc lựa chọn ngày này vì bởi đây là thời gian Táo quân vắng mặt. Vì thế mà quá trình xê dịch bàn thờ mới không gây mạo phạm và khi các Táo trở về thì bàn thờ đã sạch sẽ rước các ngài.

    1. 2. Những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết

    2.1 Chọn vị trí đặt bàn thờ

    Đầu tiên, bạn cần lưu ý việc lựa chọn vị trí đặt bàn thờ phù hợp và không được tùy ý xê dịch, đặc biệt là vị trí đặt bát hương tổ tiên. Bát hương sau khi đã được phù thì thường không di chuyển, nếu muốn di chuyển phải làm lễ xin phép. 

    Và trước khi bắt đầu, người dọn phải tắm rửa sạch sẽ rồi chuẩn bị dâng lên một đĩa hoa quả trước khi thắp một nén hương thông báo hay xin phép. 

    Có những người cẩn thận hơn thì sẽ làm một lễ nhỏ để xin phép tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ và mời thần linh, tổ tiên tạm chuyển qua một bên để thực hiện công việc.

    Chọn vị trí đặt bàn thờ khi thực hiện việc lau dọn bàn thờ

    2.2 Sắp xếp bài vị tổ tiên

    Đối với bài vị tổ tiên, nếu có thì cần phải được chuyển sang một chiếc bàn khác, có trải vải hoặc giấy đỏ. Bài vị cần được đặt ngay ngắn và sau đó không được lẫn lộn. Thời điểm nén hương xin phép cháy hết thì mọi công việc dọn dẹp mới được bắt đầu.

    Đối với bài vị tổ tiên, nếu có thì cần phải được chuyển sang một chiếc bàn khác, có trải vải hoặc giấy đỏ

    2.3 Sử dụng hoàn toàn nước ấm trong việc lau chùi

    Điều quan trọng và đáng chú ý nhất là việc lau dọn phải được thực hiện hoàn toàn bằng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh. Nếu có nhiều bài vị cần phải đổi chậu nước khác, tránh dùng chung nước để tránh việc bất kính.

    2.4 Lau chùi bát hương

    Bài vị tổ tiên được lau trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương. Cách lau dọn bàn thờ đúng cách người ta sẽ tỉa chân hương, hoặc rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để múc từng thìa một đổ tro ra ngoài, tránh nguy cơ "tán tài". 

    Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Khi tiền vàng cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần. 

    Có thể hiểu là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ". Nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.

    Khi lau dọn bàn thờ, bài vị tổ tiên sẽ được lau trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương

    Tro trong bát hương có thể được đem đổ ra sông, suối, ao hồ và sau đó thay bằng tro mới hoặc có những gia đình lọc lại tro để dùng tiếp. Điều này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình. 

    Dọn dẹp xong xuôi, người ta có thể lau bàn thờ sạch sẽ bằng khăn sạch và nước ấm. Tiếp theo đó là đặt lại bài vị tổ tiên cùng bát hương lên bàn thờ.

    1. 3. Một số lưu ý khác 

    Trước khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần giữ thân thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa sạch sẽ. Mặc quần áo dài tươm tất, giữ tâm thanh tịnh. Tuyệt đối không mặc những loại quần áo hở hang, phản cảm để bao sái bát hương.

    Bạn cần dùng một chổi chuyên dùng để quét bụi, khăn sạch với nước sạch để lau chùi đồ thờ. Không sử dụng chổi hoặc khăn đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày.

    Sau khi bỏ các chân hương cũ, bạn có thể đem đi bón cây. Hạn chế đổ xuống sông, xuống hồ để tránh gây ô nhiễm môi trường.

    Trước khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần giữ thân thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa sạch sẽ

    Một trong những tối kỵ dọn bàn thờ ngày Tết là xê dịch bát hương. Bát hương nên được để yên và cố định trong nhà năm này qua tháng nọ. Bạn không nên thay mới bát hương hằng năm rồi đem bát hương thả xuống sông hồ gây ô nhiễm hoặc đem gửi ở trong chùa sẽ gây mất mỹ quan.

    Ngoài việc bao sái bàn thờ, tỉa chân hương, các gia đình nên mua sắm và bày biện các lễ nghi cúng kiếng như: hoa, đăng, trà, ngũ quả, thực, …

    Không dùng rượu để lau chùi bàn thờ Phật, ảnh tượng Phật. Nên dùng khăn sạch đã được ngâm trong nước cánh hoa hồng vàng, nước ngũ vị hoặc nước sạch trong nhà.

    1. 4. Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết

    Tắm rửa sạch sẽ

    Trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, tránh để người dơ bẩn, luộm thuộm như vậy là không tỏ rõ thành ý.

    Ngoài ra, trước khi bao sái, cần lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở rộng các cửa trong nhà.

    Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết mà bạn nên biết

    Chuẩn bị vật dụng

    Gia chủ cần chuẩn bị khăn sạch, vật dụng lau dọn sạch dùng riêng cho bàn thờ. Chuẩn bị rượu trắng pha loãng với nước và gừng để lau dọn bàn thờ. Nếu nhà nào có tượng phật, ảnh phật thì không nên dùng rượu lau dọn mà chỉ nên dùng nước ấm để làm sạch.

    Cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn bên trên có phủ vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị. Nếu gia đình có cả bài bị thần linh và bài vị gia tiên thì phải đặt riêng, không được đặt cùng nhau. Khi hương cháy hết, mới bắt đầu tiến hành dọn dẹp.

    Khi lau dọn bàn thờ, cần chuẩn bị khăn sạch, vật dụng lau dọn sạch dùng riêng cho bàn thờ

    Thắp hương thông báo gia tiên

    Trước khi dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo, xin phép tổ tiên cho phép bao sái.

    Đồng thời gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, bát hương, đèn, nến và đồ trang trí trên bàn thờ. Đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.

    Tổng hợp: Cẩm Vân

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nguyên TrầnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0