Điều kiện mua nhà ở xã hội, cập nhất mới nhất 2023

    Cập nhật ngày 09/03/2024, lúc 19:103.987 lượt xem

    Nhà ở xã hội đang trở thành phân khúc nóng nhất thị trường khi có hàng loạt cam kết về chính sách và tín dụng. Vậy điều kiện mua nhà ở xã hội là gì? Những đối tượng nào được mua, thuê mua nhà ở xã hội? Theo dõi cập nhật mới nhất về nhà ở xã hội 2024 trong bài viết dưới đây nhé.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. 1. Điều kiện mua nhà ở xã hội: Cập nhật mới nhất về mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

    Đầu tháng 5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký phê duyệt mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở.

    Cụ thể, mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở là 4,8%/năm.

    Vì vậy, nhà ở xã hội đang trở thành điểm đến an cư lý tưởng của những người có thu nhập thấp.

    Năm 2024, ai đủ điều kiện mua nhà ở xã hội? 

    1. 2. Điều kiện mua nhà ở xã hội: Nhà ở xã hội là gì?

    Nhà ở xã hội được hiểu là loại nhà ở được nhà nước hỗ trợ một phần về giá cả cho các đối tượng chính sách theo theo khoản 7 Điều 1 Luật Nhà ở 2014. 

    Hiện nay có 2 loại nhà ở xã hội là nhà ở chung cư và nhà ở liền kề thấp tầng.

    Mỗi loại hình nhà ở xã hội cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

    • Nhà ở xã hội là chung cư

    - Đảm bảo khép kín và các tiêu chuẩn trong xây dựng.

    - Diện tích căn hộ đạt từ 25 - 70m2.

    - Hệ số sử dụng đất không lớn hơn 1,5 lần diện tích nhà nước quy hoạch.

    - Một số địa phương có thể sẽ được UBND tỉnh điều chỉnh diện tích căn hộ lớn hơn 10% so với diện tích tối đa là 70m2. Nhưng số lượng căn hộ có diện tích lớn hơn 70m2 không chiếm quá 10% tổng số lượng các căn hộ.

    • Nhà ở xã hội là nhà liền kề thấp tầng

    - Diện tích mỗi căn không lớn hơn 70m2.

    - Hệ số sử dụng đất không lớn hơn 2 lần diện tích nhà nước quy hoạch.

    “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở."

    >>> Xem thêm: Làm thế nào để khử khuẩn nhà ở hiệu quả, nhanh chóng? 

    1. 3. Điều kiện mua nhà ở xã hội

    Điều kiện mua nhà ở xã hội được quy định tại Điều 51 và 52 của Luật nhà ở 2014 bao gồm:

    • *Điều kiện về nhà ở:

    - Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập.

    - Trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu, cụ thể là dưới 10m2 sàn/người.

    • *Điều kiện về nơi cư trú:

    - Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

    - Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

    • *Điều kiện về thu nhập:

    Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên đối với các đối tượng sau:

    - Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

    - Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

    - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

    - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

    - Lưu ý: Không yêu cầu đáp ứng điều kiện về thu nhập đối với các đối tượng sau:

    + Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

    + Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà ở, do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

    + Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

    Cần đáp ứng 3 điều kiện theo quy định tại Điều 51 và 52 của Luật nhà ở 2014 để đủ điều kiện mua nhà ở xã hội

    1. 4. Điều kiện mua nhà ở xã hội: Đối tượng được mua nhà ở xã hội

    Vậy ai là người được mua nhà ở xã hội? Đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội được quy định tại Điều 49 và 51 Luật nhà ở 2014 như sau:

    - Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

    - Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn

    - Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

    - Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị

    - Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

    - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân

    - Cán bộ, công chức, viên chức

    - Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014 (người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm theo quy định và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội)

    - Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập

    - Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở

    10 nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội

    Trước sức nóng của nhà ở xã hội, các tỉnh cũng đang khẩn trương hiện thực hóa mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội giai đoạn từ năm 2021 – 2030.

    Mới đây, sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai có công văn số về việc điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án khu nhà ở xã hội Bảo Vinh, TP Long Khánh với 1.054 căn hộ, trong đó gồm 462 căn nhà ở xã hội chung cư (4 tầng), 592 căn nhà ở xã hội liên kế (1 - 2 tầng), và 136 căn liên kế (3 tầng) căn hộ nhà ở thương mại.

    TP.HCM vừa có đề xuất liên quan đến việc tạo quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội thông qua tổ chức phát triển quỹ đất.

    Hiện nay, TP. HCM còn quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội, người thu nhập thấp ở 25 khu đất để xây dự án nhà ở thương mại, với tổng diện tích 57ha. Riêng thành phố Thủ Đức có 20 dự án, 3 dự án ở quận Bình Tân, 1 dự án ở Bình Chánh và một ở quận 7. Trong số này, 14 dự án có đất sạch đang làm thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…

    >>> Xem thêm: Cập nhật các dự án nhà ở xã hội năm 2023 mới nhất 

    1. 5. Điều kiện mua nhà ở xã hội: Thủ tục mua nhà ở xã hội

    Chi tiết thủ tục mua nhà ở xã hội gồm 3 bước sau :

    • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội

    Căn cứ điều 22 nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung và điều 10 thông tư 20/2016/TT-BXD, để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cần phải chuẩn bị hồ sơ cùng các giấy tờ như sau:

    - Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu;

    - Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà;

    - Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú;

    - Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.

    • Bước 2: Nộp hồ sơ

    Khi nộp hồ sơ cho chủ đầu tư, khách hàng cần lưu ý người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho khách hàng để bổ sung, hoàn thiện.

    • Bước 3: Giải quyết yêu cầu

    Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua theo thứ tự ưu tiên về Sở Xây dựng địa phương để kiểm tra, nhằm loại trừ việc người được mua đã được hỗ trợ nhiều lần.

    Trường hợp đối tượng dự kiến được mua theo danh sách đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong danh sách được mua, thuê, thuê mua.

    Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận danh sách nếu sở xây dựng không có ý kiến gì thì chủ đầu tư thông báo cho khách hàng đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

    Khi hoàn thành hợp đồng mua bán nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập danh sách các đối tượng mua gửi về Sở Xây dựng để công bố công khai.

    Thủ tục mua nhà ở xã hội cập nhật mới nhất

    1. 6. Quy định của pháp luật về việc bán nhà ở xã hội

    Theo quy định tại điều 19, nghị định 100/2015/NĐ-CP: 

    “Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.“ 

    Do đó, nhiều người khá lăn tăn không biết có nên mua nhà ở xã hội không? Đặc biệt, các trường hợp chuyển nhượng nhà ở xã hội. Dựa trên quy định hiện hành, việc bán nhà ở xã hội được chia làm 2 trường hợp:

    • Trường hợp 1: Chưa đủ 5 năm

    Trong thời hạn chưa đủ 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội, nếu có nhu cầu bán lại, chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán cho các đối tượng sau:

    - Bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) 

    - Bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc

    - Bán lại cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

    Lưu ý:

    - Người bán không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    - Thời hạn 5 năm được tính kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán.

    • Trường hợp 2: Đủ 5 năm trở lên

    Khi đủ 5 năm trở lên kể từ thời điểm trả xong tiền thì người mua có quyền bán cho mọi đối tượng dựa trên thỏa thuận của 2 bên theo giá thị trường.

    Dự án nhà ở xã hội được xây dựng để phục vụ người dân có thu nhập thấp. Đáp ứng nhu cầu sinh sống lâu dài mà không cần bỏ ra số tiền mua nhà quá lớn. Tuy nhiên, thủ tục mua bán nhà ở xã hội tương đối phức tạp, chủ sở hữu không có quyền chuyển nhượng bán lại chênh lệch như căn hộ thương mại. Vì vậy, người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định có nên mua nhà ở xã hội hay không.

    Cần tìm hiểu kỹ trước khi mua nhà ở xã hội

    >>> Xem thêm: Tư vấn: Quyền thuê, bán đối với nhà ở xã hội có bị hạn chế không? 

    1. 7. Có nên mua nhà ở xã hội không?

    Tại nhiều đô thị lớn, nhà ở xã hội đã trở thành phân khúc “đắt khách” nhất do có mức giá rẻ, sở hữu vị trí đắc địa và chất lượng khá ổn.

    Nhà ở xã hội cũng có nhiều ưu điểm như: Đây là phân khúc căn hộ chung cư rất phù hợp với các hộ gia đình có thu nhập thấp do được Nhà nước trợ giá.

    Nhà ở xã hội được trang bị hệ thống giáo dục, khu vui chơi và các tiện ích đầy đủ. Thời gian thi công của những dự án nhà ở xã hội thường tương đối nhanh chóng. Cư dân sớm được bàn giao nhà và ổn định cuộc sống.

    Bên cạnh những ưu điểm thì nhà ở xã hội vẫn tồn tại nhiều hạn chế, buộc người mua sẽ cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên mua nhà ở xã hội hay không.

    Một số lưu ý cần biết về việc có nên mua nhà ở xã hội không

    Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn đưa ra quyết định có nên mua nhà ở xã hội không:

    - Nhiều dự án nhà ở xã hội sẽ thường nằm khá xa ở trung tâm. Vị trí giao thông sẽ thường không mấy được thuận tiện, chất lượng dịch vụ cũng không đảm bảo.

    - Tiện ích và nội thất tại nhà ở xã hội cũng sẽ không hiện đại và chất lượng như là nhà đất hay các căn hộ chung cư trung cấp, cao cấp khác.

    - Ngoại trừ trường hợp là vay vốn để mua chính nhà ở xã hội thì người mua sẽ không thể thế chấp ngân hàng ngoại.

    - Nếu như muốn chuyển nhượng  thì phải chuyển nhượng cho đúng đối tượng có đủ điều kiện.

    - Chỉ đối với những hộ gia đình nằm ở trong chính sách của nhà nước hay là thuộc diện hộ nghèo thì mới được phép mua nhà ở xã hội.

    - Thủ tục đối với mua nhà ở xã hội sẽ tương đối rắc rối và không cần nhiều loại hồ sơ phức tạp khác. Đặc biệt, là bạn sẽ không có quyền chuyển nhượng hay bán lại chênh lệch như là những căn hộ thương mại.

    - Bên cạnh đó, để được thuê hoặc mua nhà xã hội từ những người thuộc diện kể trên thì còn phải bảo đảm các điều kiện: Mức thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ gia đình không sẽ không được vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội mà phải trả hàng tháng - đối với các căn hộ có diện tích tối đa là 70m² sàn và không được thấp hơn quá 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng - đối với diện tích của căn hộ có diện tích tối thiểu là 30m² tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định.

    - Mặc dù có nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân về đầu người trong gia đình lại dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm bị hư hỏng, dột nát.

    - Người thuê hoặc mua nhà ở xã hội phải chưa từng có sở hữu nhà ở và chưa thuê, mua nhà ở thuộc sự sở hữu Nhà nước.

    >>> Xem thêm: Những "ông lớn" bất động sản tuyên bố mở bán dự án Nhà ở xã hội trong năm 2023 

    Trên đây là những thông tin cơ bản về nhà ở xã hội, điều kiện mua nhà ở xã hội cập nhất mới nhất 2024. Theo dõi Happynest thường xuyên để nắm rõ các chính sách nhà ở mới nhất nhé.

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Phạm Ngọc MaiTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0