7 vật dụng nhà bếp không tốt cho sức khoẻ nếu không được vệ sinh và thay mới thường xuyên

    Cập nhật ngày 20/07/2023, lúc 14:00715 lượt xem

    Căn bếp là nơi mang đến những bữa cơm gia đình ngon lành. Tuy nhiên, có 6 vật dụng nhà bếp cực kì dễ bẩn, nếu không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách có thể sinh ra độc tố gây hại đến sức khỏe của các thành viên.

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. 

    1. Hộp nhựa đựng thực phẩm

    Hộp nhựa đựng thực phẩm là vật dụng nhà bếp quen thuộc và được nhiều chị em nội trợ chọn mua để bảo quản thực phẩm. Song một số nhà sản xuất hộp nhựa còn thêm các hóa chất độc hại trong công đoạn sản xuất, nhất là đối với các loại nhựa dẻo.

    Nếu sử dụng lâu dài các loại hộp nhựa kém chất lượng để lưu trữ và hâm nóng thực phẩm, các hóa chất này sẽ ngấm vào thức ăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

    Hộp nhựa bảo quản thực phẩm từ những thương hiệu uy tín sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn cho người dùng

    Nếu đã quen sử dụng hộp nhựa để cất giữ thực phẩm, bạn cần chọn loại nhựa có chứng nhận an toàn cho sức khỏe, và chỉ dùng sản phẩm nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng. Nên thay mới nếu hộp nhựa đã cũ và xuống màu.

    Hộp đựng thực phẩm nhựa của Inochi làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh cao cấp 100%, chịu được nhiệt độ từ -30 đến 140 độ C nên độ bền cao, không bị biến dạng và không tương tác hóa học với thực phẩm. Đặt mua Bộ 4 hộp thực phẩm tròn Hokkaido với mức giá ưu đãi tại đây

    Hộp nhựa đựng thực phẩm của Inochi với các kích cỡ từ 750 - 1500 - 2500ml có thể lưu trữ được đa dạng thực phẩm khác nhau. Thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng mang theo các chuyến đi. Đặt mua Bộ 3 hộp thực phẩm chữ nhật Hokkaido với mức giá ưu đãi tại đây

    2. Nồi, chảo chống dính

    Trong lĩnh vực gia dụng, Teflon được dùng cho các lớp chống dính cho chảo, dụng cụ nấu nướng khác. Chảo khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao đến độ sôi của dầu mỡ sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy, giải phóng ra chất độc PFOA (axit perfluorooctanoic) có khả năng gây ung thư và sảy thai. 

    Mặt khác, các loại chảo chống dính rẻ tiền, chất lượng kém còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc hơn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên sử dụng các loại xoong, nồi, chảo đến từ các thương hiệu chính hãng, uy tín.

    Bộ nồi chảo Inox 5 lớp Mutosi MC-D54 có lớp inox bọc bên ngoài, hạn chế bị oxy hóa, không tạo ra phản ứng hóa học mạnh mẽ hay nhiễm khuẩn vào thức ăn. Đặt mua Bộ nồi chảo Inox 5 lớp Mutosi MC-D54 với mức giá ưu đãi tại đây

    Bộ nồi chảo Inox 3 lớp Mutosi MC-347 gồm 3 nồi với các kích cỡ lần lượt 16 - 20 - 24cm và 1 chảo 26cm, đáp ứng mọi nhu cầu nấu nướng cùng lúc trong bữa ăn. Đặt mua Bộ nồi chảo Inox 3 lớp Mutosi MC-347 với mức giá ưu đãi tại đây

    Bộ nồi chảo cao cấp Kalite KL-336 làm từ chất liệu Inox sáng bóng, tô điểm thêm bằng một màu xanh dương mát dịu, đem đến sự trẻ trung, hiện đại nhưng không kém phần sang trọng. Đặt mua Bộ nồi chảo cao cấp Kalite KL-336 với mức giá ưu đãi tại đây

    3. Đồ dùng bằng gỗ

    Từ xưa đến nay, đũa, thớt, thìa,... bằng gỗ vẫn là những vật dụng quen thuộc trong căn bếp của gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng lưu ý đến việc bảo quản, vệ sinh các vật dụng bằng gỗ đúng cách, đôi khi vẫn sử dụng các vật dụng gỗ đã bị nấm mốc.

    Theo một số nghiên cứu, gỗ mốc chứa nhiều độc tố aflatoxin dễ gây ung thư cho người sử dụng. Vì vậy, các bà nội trợ nên lưu ý sau khi rửa sạch các đồ dùng bằng gỗ, hãy lựa chọn chỗ có ánh nắng để phơi khô các vật dụng. Sau khoảng thời gian sử dụng từ 6-12 tháng, nên thay thế vật dụng mới để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho gia đình.

    Vật dụng bằng gỗ nếu không được vệ sinh, bảo quản đúng cách dễ sinh nấm mốc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình

    4. Lò vi sóng

    Lò vi sóng cũng là nơi tiềm ẩn nhiều vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe gia đình. Chính bởi cơ chế làm nóng nhanh chóng, thức ăn không chỉ phân hủy thành các chất dễ tiêu hóa mà đôi khi còn có thể sinh ra một số chất lạ, làm suy giảm hệ miễn dịch.

    Trong một số trường hợp, thức ăn bám lại trong lò vi sóng không được xử lý và vệ sinh có thể tạo điều kiện vi khuẩn, nấm mốc độc hại phát triển, làm nhiễm độc vào các thức ăn trong những lần sử dụng về sau.

    Để sử dụng lò vi sóng an toàn, bạn chỉ nên dùng các vật dụng phù hợp cho lò vi sóng như sứ, nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng, thủy tinh,.. Sau khi sử dụng lò, bạn hãy vệ sinh lò sạch sẽ để thức ăn không bị ám mùi, đồng thời khi lò được sạch sẽ cũng sẽ hoạt động ổn định hơn.

    Bên cạnh việc vệ sinh, bạn cũng nên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cho lò vi sóng để tăng tuổi thọ và hiệu suất hoạt động của thiết bị

    >>> Xem thêm: Lò nướng có thay thế được lò vi sóng không?

    5. Khăn lau bếp

    Khăn lau bếp đặt ở môi trường ẩm ướt, không được giặt sạch và phơi khô sau khi dùng có thể trở thành “ổ” của vi khuẩn và các mầm bệnh gây hại. Bởi vậy, trong quá trình nấu ăn, sau khi dùng khăn dọn sạch căn bếp, bạn nên giặt sạch khăn cũ và phơi khô để đảm bảo an toàn vệ sinh.

    Khăn lau bếp nên được giặt sạch, phơi khô sau mỗi lần sử dụng và thay mới sau khoảng 1 tháng

    6. Miếng cọ rửa bát

    Miếng cọ rửa bát cũng là vật dụng được sử dụng hàng ngày trong nhà bếp. Với việc tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau lâu dài, miếng cọ rửa bát tiềm ẩn nhiều nguy cơ tạo vi khuẩn và nếu không xử lý đúng cách, vi khuẩn sẽ có cơ hội bám dính vào bát đĩa, nồi niêu và các vật dụng nhà bếp khác.

    Lời khuyên dành cho các bà nội trợ là nên định kỳ 1 tuần 2 lần giặt miếng cọ rửa bát trong nồi đun sôi từ 3-5 phút và đem phơi ở nơi khô ráo trước. Ngoài ra, nên đổi miếng rửa bát sau 1-3 tháng sử dụng.

    Việc tiếp xúc với thức ăn mỗi ngày khiến miếng cọ rửa bát trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, bởi vậy bạn càng phải chú ý vệ sinh sạch sẽ vật dụng nhà bếp này

    7. Tủ lạnh

    Là vật dụng nhà bếp đảm nhận vai trò bảo quản thực phẩm chính trong nhà nhưng tủ lạnh lại ít được quan tâm và vệ sinh thường xuyên, đúng cách.

    Theo nghiên cứu từ Đại học Arizona ở Mỹ, xác suất nấm mốc xuất hiện trong khoang và phần đệm tủ lạnh là khoảng 83%. Và sự thật là nấm mốc và vi khuẩn càng phát triển nhiều hơn sau mỗi lần mở tủ lạnh.

    Ngoài ra, nhiệt độ dưới -10 độ C không phải môi trường lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi, nhưng ở -50 độ C thì chúng vẫn có thể tồn tại. Khi trở lại nhiệt độ phòng, các loại vi khuẩn, nấm mốc có thể khôi phục sức sống và tiếp tục lây truyền bệnh.

    Bên cạnh đó, tủ lạnh còn tiềm ẩn nguy cơ chứa nhiều độc tố khác ngoài aflatoxin gây xơ gan, ung thư gan như vi khuẩn salmonella, escherichia coli, listeria cũng vô cùng độc hại. Chính vì thế, ngay từ bây giờ, hãy tập cho mình thói quen vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, ít nhất là mỗi tuần 1 lần.

    Sắp xếp tủ lạnh khoa học và vệ sinh đúng cách là thói quen tốt bảo vệ sức khỏe cho gia đình

    >>> Xem thêm: Nên mua tủ lạnh hãng nào tốt, bền đẹp và tiết kiệm điện?

    Ngoài ra, bạn nên học cách bảo quản và lưu trữ thức ăn đúng cách việc đóng hộp thực phẩm hoặc gói thức ăn cẩn thận, không để mùi ra tủ lạnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Hãy bỏ hết những thức ăn thừa, đã thối, dập nát hoặc quá lâu không sử dụng.

    Tủ lạnh nên được lau dọn mỗi tuần 1 lần để loại bỏ vi khuẩn tích tụ lâu ngày

    Nguồn: Tổng hợp

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0