Nên đi thép sàn phi 8 hay phi 10 là băn khoăn của nhiều gia chủ khi thi công nhà. Cùng Happynest so sánh thép sàn phi 8 và phi 10 theo các tiêu chí về khả năng chịu lực, quá trình thi công và chi phí cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.
Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. |
1. Thép phi là gì?
Thép phi ngày càng được sử dụng phổ biến, chủ yếu phục vụ cho mục đích gia công, đổ cột, thép cốt bê tông… Thép phi là yếu tố quyết định đến sự bền vững của công trình. Vật liệu này được tôi luyện dưới nhiệt độ cao, khả năng chịu nhiệt tốt.
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại phi thép để khách hàng có nhiều lựa chọn như thép phi 6, thép phi 8, thép phi 10, thép phi 12, thép phi 14...
Nên đi thép sàn phi 8 hay phi 10 là băn khoăn của nhiều chủ đầu tư xây dựng
>>> Xem thêm: Ý tưởng thiết kế lối đi bằng lưới thép trong sân vườn: Vừa lạ mắt, mà còn bền đẹp
2. So sánh thép sàn phi 8 và phi 10
Thép sàn phi 8 và phi 10 được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng. Điều này đặt ra thắc mắc cho chủ đầu từ không biết nên đi thép sàn phi 8 hay phi 10.
Trước khi lựa chọn, gia chủ có thể tham khảo những phân tích về thép sàn phi 8 và phi 10 như sau:
2.1 Thép sàn phi 8
Khả năng chịu lực: Thép phi 8 (thép D8) là thép cuộn có đường kính 8mm. Để đảm bảo khả năng chịu lực với thép phi 8, cần phải bố trí thép lớp dưới phi 8a150, thép lớp trên thép mũ phi 8a200. (a là khoảng cách 2 cây thép gần nhau a= 200)
Quá trình thi công: Việc thi công và lắp đặt của thép phi 8 thường khá lâu vì thép ở dạng cuộn, dẻo mềm, không thẳng tuyệt đối nên phải dùng máy để duỗi thẳng ra. Khoảng cách giữa 2 câu thép (a = 150) sẽ sai lệch với thiết kế nên giảm khả năng chịu lực kéo. Đây cũng là nguyên nhân làm cho sàn nứt võng.
Kinh phí: Đối với nhà có nhiều tầng, diện tích sàn lớn dùng thép phi 8a150 và phi 8a200 tiết kiệm hơn so với thép phi 10.
Thép sàn phi 8 có dạng cuộn, dẻo mềm nên cần có máy để duỗi thẳng
2.2 Thép sàn phi 10
Khả năng chịu lực: Thép phi 10 hay còn được gọi là thép D10, sắt phi 10 có đường kính cắt ngang 10mm. Đây là một trong các loại phi thép được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Thép phi 10 dư khả năng chịu lực, phù hợp với nhiều kết cầu từ nhà nhỏ đến cao tầng.
Quá trình thi công: Thép phi 10 dạng cây dài 11,7m, có gân nên thời gian thi công lắp đặt sẽ nhanh chóng hơn. Thép phi 10 luôn thẳng tuyệt đối và không có sự sai lệch giữa 2 cây thép. Thép nếu buộc neo thép kiên cố trong quá trình lắp đặt thì không bị tác động bởi ngoại lực trong khi đổ bê tông. Tuy nhiên, giữa các lớp thép nên đảm bảo khả năng chịu lực.
Kinh phí: Dùng thép phi 10a150 và phi 10a200 tốn kém chi phí hơn.
Thép sàn phi 10 được sử dụng phổ biến trên thị trường
>>> Xem thêm: Chi tiết cách tính chi phí xây nhà khung thép dân dụng
3. Nên đi thép sàn phi 8 hay phi 10?
Để lựa chọn nên đi thép sàn phi 8 hay phi 10 còn phụ thuộc vào quy mô nhà hay điều kiện kinh tế của bạn. Nếu công trình có bước cột không quá lớn, sàn không chịu nhiều tải trọng thì sử dụng phi 8.
Thép sàn phi 8 bán theo cuộn cắt sẽ không bị thừa, tiết kiệm chi phí hơn, trong khi đó thép phi 10 (một cây 11,7m) khi cắt ra bị vụn, nhiều đoạn không sử dụng được.
Trong các hạng mục xây dựng như, đổ cột, thép cốt bê tông… ưu tiên nên sử dụng thép sàn phi 10.
Tùy thuộc vào quy mô công trình và điều kiện của chủ đầu tư mà quyết định nên đi thép sàn phi 8 hay phi 10
4. Lưu ý khi thi công và nghiệm thu thép phi
Thông thường chiều dày của sàn nhà dân dụng sẽ trong khoảng 10 - 15cm. Nếu bố trí thép sàn lệch nhau 1cm cũng làm giảm khả năng chịu lực của sàn. Do đó, chủ đầu tư hoặc người giám sát xây dựng phải trao đổi trước khi thi công. Khi thi công và nghiệm thu thép sàn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Khoảng cách đan thép: Thép sàn cần đan một khoảng đều nhau theo thiết kế, thanh thép cần được nắn thẳng, không cong vẹo. Thép sàn có thể buộc với 50% mối nối để không bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông.
Nối thép sàn: Nhiều trường hợp thép sàn phải nối, cần phải tuân theo tiêu chuẩn nối thép đó là không nối tại vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong và không nối quá 50% diện tích cốt thép trên một mặt cắt.
Kê thép sàn: Thép sàn phải được kê cách khỏi mặt sàn bằng với chiều dày của lớp bê tông bảo vệ. Thép lớp bên trên hoặc lớp thép mũ không được đặt ở giữa chiều dày sàn hay bị bẹp xuống ván khuôn.
Mỗi cấu kiện đều có nguyên tắc làm việc khác nhau, việc nên đi thép sàn phi 8 hay phi 10 cần tính toán khoa học. Hy vọng bài viết giúp bạn tìm hiểu và lựa chọn được vật liệu phù hợp với công trình xây dựng của mình.
>>> Xem thêm: Nhà khung thép bảo dưỡng có khó không? Có nên làm nhà khung thép không?
Tổng hợp và viết bài: Thu Thương
Bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế - thi công? Hãy điền yêu cầu vào form Đăng ký tư vấn. Happynest sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với đơn vị phù hợp nhất nhé! |