Trong mỗi căn bếp, tủ bếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, chất liệu lõi làm tủ bếp là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu, nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu của tủ bếp. Hãy cùng Happynest tìm hiểu ưu - nhược điểm và giá thành của 5 loại chất liệu lõi làm tủ bếp phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây.
Thị trường gỗ công nghiệp Việt Nam hiện nay có 5 loại chất liệu lõi làm tủ bếp được sử dụng phổ biến là: Ván dăm (PB) chống ẩm, gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ Plywood và gỗ Composite.
Theo nghiên cứu của Flexfit - Thương hiệu may đo nội thất gỗ công nghiệp, có thể khái quát các đặc điểm của 5 loại chất liệu lõi làm tủ bếp này qua bảng so sánh dưới đây:
Bảng so sánh các chất liệu lõi làm tủ bếp gỗ công nghiệp
Theo đó, giá thành của 5 loại chất liệu lõi làm tủ bếp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao lần lượt là: Ván dăm PB, gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ Plywood, gỗ Composite. Ưu - Nhược điểm của từng loại chất liệu lõi cụ thể như sau:
1. Ván dăm (PB) chống ẩm
Ưu điểm:
- Độ bền khá cao, độ cứng cao.
- Ổn định và trơ ở dạng tấm.
- Có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian.
- Dễ dàng thi công nhờ khả năng bám ốc vít tốt.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu trọng tải kém.
- Dễ bị mẻ khi cắt, xẻ làm giảm tính thẩm mỹ.
- Tuổi thọ các đồ nội thất làm bằng ván dăm PB nhìn chung thấp hơn các loại gỗ công nghiệp khác.
Ván dăm PB có những nhược điểm không quá phù hợp để làm vật liệu tủ bếp
2. Gỗ MDF
-Gỗ MDF có độ ổn định cao, ít bị cong vênh, co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
- Bề mặt phẳng, nhẵn mịn.
- Dễ dàng sử dụng các chất liệu phủ bề mặt như laminate, melamine, veneer, acrylic...
- Độ bền cao.
- Thời gian gia công nhanh.
Nhược điểm:
- Ngoại trừ gỗ MDF chống ẩm, khả năng chịu nước của gỗ MDF thông thường không quá cao.
- Gỗ MDF có ưu điểm về độ cứng, nhưng không có ưu điểm về độ dẻo.
- Độ dày của gỗ MDF có giới hạn.
Gỗ MDF là một trong những chất liệu lõi làm tủ bếp được ưa chuộng nhất trong thị trường gỗ công nghiệp hiện nay nhờ đáp ứng đủ công năng, tính thẩm mỹ và giá thành hợp lý
3. Gỗ HDF
Ưu điểm:
- Khả năng chịu ẩm, mối mọt và cong vênh do thời tiết khá cao, hơn hẳn gỗ tự nhiên.
- Khả năng chống ẩm tốt hơn MDF, MFC.
- Ốc vít được bám rất chặt khi kết hợp với gỗ HDF.
- Có thể kết hợp với tất cả các vật liệu bề mặt như laminate, melamine, veneer…
- Thân thiện với sức khỏe con người cũng như môi trường.
Nhược điểm:
- Gỗ công nghiệp HDF là loại gỗ có giá thành đắt nhất trong các loại gỗ công nghiệp.
- Chỉ thi công được những sản phẩm nội thất ở dạng phẳng hoặc kết hợp thêm nẹp làm điểm nhấn.
- Rất khó để phân biệt được với MDF (tiêu chuẩn) bằng mắt thường.
Gỗ HDF cũng được ưa chuộng không kém trong thiết kế và thi công tủ bếp, nhưng giá thành cao hơn gỗ MDF
4. Gỗ Plywood
Ưu điểm:
- Độ cứng cao do được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ.
- Trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt, ít bị biến dạng, cong vênh, mối mọt.
- Khả năng bắt vít và bám dính tốt, dễ thi công
- Đối với loại chịu nước, khả năng kháng ẩm tốt, sử dụng được trong những môi trường có độ ẩm cao.
- Quy trình sản xuất của gỗ Plywood không sử dụng Formaldehyde và các hóa chất độc hại nên an toàn với sức khỏe.
Nhược điểm:
- Màu sắc không đồng đều như ván công nghiệp MDF hay MFC.
- Nếu quá trình tẩm sấy không đạt tiêu chuẩn thì ván rất dễ bị cong vênh, bề mặt gồ ghề không bằng phẳng và dễ bị tách lớp ở trong môi trường có độ ẩm cao.
Tùy từng trường hợp và chất liệu phủ bề mặt cụ thể, gia chủ mới nên lựa chọn gỗ Plywood để sử dụng làm chất liệu lõi cho khu vực tủ bếp
5. Gỗ Composite
Ưu điểm:
- Gỗ Composite thân thiện với môi trường và không gây hại cho con người.
- Khả năng chống chịu mưa, nắng, ẩm thấp, chống cháy rất tốt.
- Khả năng chống cong, vênh, hạn chế vỡ, nứt... ưu việt hơn nhiều so với gỗ cứng tự nhiên.
- Độ bền cao, mang lại giá trị sử dụng lâu dài.
Nhược điểm:
- Khả năng bắt vít kém, chịu lực kém.
- Không thể trạm trổ, điêu khắc như gỗ tự nhiên.
Tủ bếp là hạng mục quan trọng đối với một công trình nhà bếp đẹp, bền, hiện đại và phù hợp với nhu cầu của gia chủ. Hy vọng những kiến thức Happynest tổng hợp được về các loại chất liệu lõi làm tủ bếp sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các gia chủ trong việc thi công và hoàn thiện nội thất cho tổ ấm của mình.
Bài viết: Ngọc Mai (Tổng hợp)
Hình ảnh trong bài được cung cấp bởi Flexfit - Thương hiệu may đo nội thất gỗ công nghiệp
Thành lập từ 2016 với hơn 5,000 công trình, Flexfit là thương hiệu bán lẻ tiên phong trong lĩnh vực may đo nội thất gỗ công nghiệp, cùng những giải pháp sản xuất thi công tối ưu cho tủ bếp, không gian nội thất gia đình, văn phòng và khách sạn. Sản phẩm của Flexfit đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Sở hữu nhà máy tại Hà Nội và TP.HCM với hệ thống máy móc hiện đại cùng hệ thống đối tác chiến lược uy tín trên thế giới, chúng tôi cam kết tốc độ thi công nhanh chóng, đón đầu các xu hướng thiết kế trên thị trường cùng dịch vụ hậu mãi chu đáo. FLEXFIT - FLEXIBLE TO FIT YOUR HOME Website: https://flexfit.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/flexfitvn/ Hệ thống showroom: https://flexfit.vn/lien-he |